Mang thai tháng thứ 8 – mẹ cần lưu ý những gì?

Út Em chào các mẹ.

Như vậy là mẹ vừa trải qua tháng thứ bảy của thai kỳ rồi, chúc mừng mẹ đã bước sang tháng thứ 8.

Hôm nay chúng ta sẽ xem mẹ và em bé có điều gì thú vị nhé?

P/S: Bài viết này khá dài mẹ có thể muốn xem mục lục để biết được nội dung tổng quan

Những thay đổi về thể chất

Bước vào tuần 32, thai nhi bắt đầu có nhiều năng lượng và quấy mẹ hơn. Những hoạt động của bé sẽ đạt đỉnh điểm trong tuần này. Điều đó thể hiện bằng việc các mẹ sẽ cảm nhận thấy bé xoay người.

Sang tuần 33, các cử động của thai nhi sẽ ít đi vì thai đã quá to để có thể nghịch ngợm trong tử cung.

Bé có thể nấc trong khoảng thời gian này, gây ra những tiếng động như tiếng va đập nhỏ, nhịp nhàng bên trong tử cung.

Thai nhi có thể xoay đầu xuống bên dưới (thai ngôi thuận) khi đang mang thai tháng thứ 8 và mọi người đều hi vọng bé sẽ ở vị trí này lúc đến ngày sinh.

mang thai tháng thứ 8 mẹ bầu cần cẩn thận hơn

Tuần 35, thai nhi đã chiếm trọn phần lớn không gian của tử cung và rất khó để dịch chuyển xung quanh không gian đó. Thai nhi sẽ ở trong tư thế cuộn tròn thay vì dang tay dang chân cử động như thời gian đầu.

Chứng ợ nóng vẫn tiếp diễn trong thời gian này do tử cung chèn ép vào dạ dày. Các mẹ cũng bị khó ngủ vào buổi tối vì có thể phải đi vệ sinh thường xuyên hơn. Cơ thể trở nên khó kiểm soát và có thể bị ra một chút nước tiểu khi ho hoặc hắt hơi.

Hooc-môn từ nhau thai bắt đầu kích thích ngực sản sinh sữa. Huyết áp cũng bị tăng một chút và các mẹ có thể bị phù tay, phù chân. Để mọi thứ ổn định thì cần nghỉ ngơi nhiều hơn và thông báo cho bác sĩ bất cứ biểu hiện sưng phù nào.

Khi mang thai tháng thứ 8, các mẹ sẽ gặp phải nhiều cơn gò tử cung Braxton Hicks hơn. Bên cạnh đó là triệu chứng đau lưng vì các cơ hỗ trợ những khớp nhỏ của lưng các mẹ đang dần mềm hơn và giãn ra.

Các mẹ còn cảm thấy đau nhức ở vùng kín hoặc phía trong của chân do đầu của thai nhi đè vào các dây thần kinh quanh đó và vùng xương chậu. Tử cung cũng chèn ép vào phần dưới của khung xương sườn nên gây đau.

Đến những ngày cuối của tháng này, hầu hết các bé đang ở vị trí thai ngôi thuận nhưng vẫn có một số ít bé (khoảng 4%) nằm ở vị trí ngôi ngược hay còn gọi là thai ngôi mông. Các bé đang dần di chuyển đầu xuống khu vực khung xương chậu làm cho các mẹ dễ thở hơn nhưng lại mót tiểu nhiều hơn. Thời gian này, thai nhi có thể di chuyển sâu xuống dưới khung chậu bất cứ lúc nào để chuẩn bị cho quá trình sinh nở.

Sự phát triển của thai nhi

Cho đến thời điểm này, thai nhi đã phát triển hoàn thiện và chỉ chờ một thời gian ngắn nữa là chuẩn bị được đón cuộc sống bên ngoài. Có thể thấy nhiều trường hợp các bé “đòi” ra sớm dẫn đến tình trạng sinh non ở tháng thứ 8 này.

Da của bé bắt đầu mịn hơn và cơ thể cũng mũm mĩm hơn. Các cú đạp của thai nhi cũng mạnh mẽ hơn và thường xuyên hơn.

Các mẹ có thể thấy rõ hình dạng của bàn chân hoặc khuỷu tay trên bụng mình. Cuối tháng mang thai thứ 8, thai nhi đã nặng khoảng 2-2,5 kg và dài 40-46cm.

Ngoài ra, lúc này, thai nhi cũng đang học cách tự thở và biết “ị” để thải những chất cơ thể không cần. Điều đó chứng tỏ hệ miễn dịch và tuần hoàn của bé đã sẵn sàng hoạt động.

Mặc dù ở tháng thứ 8 này, không gian của tử cung bị hẹp hơn so với thai nhi nhưng chúng vẫn có nhiều hành động như tháng trước như đá, đạp, xoay người, huých khuỷu tay…và trung bình các mẹ thường cảm thấy ít nhất 10 hành động trong vòng 2 tiếng đồng hồ.

Thăm khám sức khỏe khi mang thai tháng thứ 8

Từ tuần 32 đến tuần 35, cứ 2 tuần thì các mẹ nên đi khám 1 lần. Từ tuần 36 trở đi đến cuối thai kỳ, các mẹ cần lưu ý là nên đi khám 1 tuần một lần.

Mỗi lần khám dù chỉ kiểm tra những vấn đề đơn giản như mọi lần nhưng không được chủ quan vì đây là giai đoạn chuẩn bị đón bé đến với một môi trường mới. Khi mang thai tháng thứ 8, bác sĩ sẽ kiểm tra:

  • Cân nặng
  • Huyết áp
  • Nước tiểu
  • Nhịp tim thai nhi
  • Vị trí của đáy tử cung
  • Kích cỡ và trạng thái của thai nhi
  • Hiện tượng phù chân, mắt các chân, đặc biệt là nếu kèm theo các dấu hiệu đau đầu, thay đổi tầm nhìn, đau bụng, vì đấy có thể là những dấu hiệu của việc tăng huyết áp thai kỳ

Một số chuyên gia chăm sóc sức khỏe còn thực hiện việc siêu âm giữa giai đoạn tuần 32-34 của thai kỳ để chắc chắn thai nhi vẫn đang phát triển bình thường.

Những vấn đề cần quan tâm

Càng gần đến ngày sinh, các mẹ càng dễ phải đối mặt với những vấn đề như chảy máu âm đạo và sinh non. Nên đến viện hoặc nhờ sự trợ giúp của người có kinh nghiệm nếu có những dấu hiệu nguy cấp như:

  • Chảy máu đỏ từ âm đạo
  • Bị co thắt tử cung hơn 5 lần mỗi giờ
  • Phù mặt hoặc tay
  • Đi tiểu buốt
  • Nhói đau dạ dày hoặc đau kéo dài
  • Nôn mửa nhiều
  • Chảy nhiều dịch âm đạo
  • Đau lưng âm ỉ vùng lưng dưới
  • Thấy áp lực nặng nề lên vùng xương chậu

Nếu không gặp những vấn đề nguy hiểm như trên, các mẹ nên dành thời gian tìm hiểu các giai đoạn của quá trình vượt cạn để chuẩn bị tâm lý cho mình khi sắp đến ngày đó. Ngoài ra, có thể tham khảo những biện pháp can thiệp được cho việc sinh nở:

[adinserter block=”12″]

Lưu ý về dinh dưỡng

Đứng trước thời gian chuẩn bị đón bé chào đời, các mẹ có thể băn khoăn cả trăm vấn đề. Việc lựa chọn đồ sơ sinh, chuẩn bị tâm thế sinh nở có thể khiến các mẹ quên mất cảm giác đói hoặc việc bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Trong tháng 8 này, ngoài những dưỡng chất cần thiết, các mẹ nên tập trung vào những chất sau đây:

  • Vitamin và khoáng chất: Canxi và sắt vẫn là những thành phần quan trọng trong những tháng cuối thai kỳ vì vừa giúp xương của thai nhi vững chắc, vừa giúp các mẹ bổ sung lượng máu chuẩn bị mất trong quá trình sinh con. Lưu ý trong các vitamin và khoáng chất, các mẹ nên hạn chế dung nạp vào người lượng lớn natri để giảm sự tích nước, nhất là những mẹ bị cao huyết áp.
  • Chất đạm và chất béo: Đây là những chất giúp đảm bảo sự tăng trưởng đều đặn, nhanh chóng của thai nhi trong những tuần cuối. Thai nhi có thể tăng 200g mỗi tuần. Các axit béo omega-3 (có nhiều trong cá) là sự lựa chọn tuyệt vời cho việc phát triển não của thai nhi và các mẹ có thể bổ sung những thực phẩm giàu chất béo lành mạnh từ các loại hạt, quả óc chó, cá hồi, vân vân.

Để hấp thụ các dưỡng chất một cách tối đa và thích hợp, các mẹ nên chia nhỏ thành nhiều bữa, không nên ăn quá nhiều một lúc. Kết hợp thêm các bài thể dục nhẹ nhàng để có nhiều năng lượng cho cơ thể các mẹ nhé.

Một số câu hỏi thường gặp

1. Mang thai tháng thứ 8 có được quan hệ không?

Trả lời: Nói chung nếu sức khỏe của mẹ ổn định, thai kỳ phát triển bình thường việc quan hệ trong thời điểm tháng thứ 8 cũng không có gì nguy hiểm cả. Chỉ có một lưu ý nhỏ, là thời điểm này bụng mẹ đã to nên mẹ cần chọn tư thế quan hệ phù hợp (như úp thìa, người nữ ở trên hoặc kiểu loài chó).

Trong trường hợp mẹ gặp các vấn đề sau thì việc quan hệ vào tháng thứ 8 có thể gây nguy hiểm:

2. Mang thai tháng thứ 8 bé nặng bao nhiêu kg?

Trả lời: Câu này đã được trả lời trong phần 1 về sự phát triển của thai nhi, nhưng ở đây mình sẽ trả lời lại cho các mẹ một lần nữa.

Vào tháng thứ 8, bé sẽ nặng khoảng 2 – 2,5 kg và dài từ 40 – 46 cm

Mẹ có thể ghé thăm liên kết này để biết được cân nặng và chiều dài ước chừng của bé theo từng tuần: utemshop.com/mang-thai-b/bang-can-nang-va-chieu-dai-cua-thai-nhi-theo-tung-tuan/

3. Phù chân khi mang thai tháng thứ 8 có nguy hiểm không?

Trả lời: Thông tin về chứng phù chân mình có nói qua ở phần 2 liên quan đến thăm khám sức khỏe. Phần này sẽ nói chi tiết hơn.

Phù chân có rất nhiều nguyên nhân, trong đó thường gặp nhất là suy tĩnh mạch do sự thay đổi nội tiết ở bà bầu làm ảnh hưởng đến độ bền của thành và van tĩnh mạch.

Tháng thứ 8 thuộc tam cá nguyệt thứ 3, theo quan sát cũng là thời điểm thường xảy ra hiện tượng phù.

Nói chung phù chân không nguy hiểm, tuy nhiên nếu mẹ bị phù kèm các biểu hiện sau thì nên đi thăm khám bác sĩ vì nó có thể là biểu hiện của các căn bệnh nguy hiểm hơn nhiều như viêm mô tế bào và tiền sản giật:

Triệu chứng của viêm mô tế bào:

  • Sưng một bên chân;
  • Ngứa, rát, đau, sờ vào thấy ấm;
  • Cảm giác đau rõ ràng tại vết đau;
  • Sốt (thỉnh thoảng).

Triệu chứng của tiền sản giật:

  • Sưng cả 2 chân, cũng có thể ở bàn tay và cánh tay. Thường là sưng đột ngột và nặng;
  • Huyết áp cao;
  • Nước tiểu có protein;
  • Buồn nôn và nôn mửa;
  • Hơi thở ngắn;
  • Đau đầu;
  • Chóng mặt;
  • Vàng da;
  • Mờ mắt.

Mẹ có thể tham khảo kỹ hơn về chứng phù chân qua bài viết này: utemshop.com/mang-thai-c/phu-chan-khi-mang-thai/

Những lưu ý nhỏ

Ngoài việc khám thai thường xuyên để biết rõ được tình trạng của thai nhi, các mẹ cần lưu ý những vấn đề tưởng chừng như đơn giản sau

Tránh đi xa hoặc những chuyến đi dài ngày

Trong thời gian mang thai tháng thứ 8, các mẹ có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào nên để tránh tình huống bất ngờ này, các mẹ nên ở nhà và theo dõi biến chuyển của thai nhi

Tránh những nơi ồn ào

Thứ nhất, thời gian này các mẹ thường hay bị mệt mỏi do lo lắng nhiều nên những nơi ồn ào sẽ chỉ khiến các mẹ khó chịu và dễ bực mình, sinh ra stress nặng hơn.

Thứ hai, những tiếng ồn ào có thể gây hại đến thính giác của thai nhi, làm bé mất đi độ nhạy cảm của tai khi sinh ra.

Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu

Nên đi bộ vận động nhẹ nhàng để lưu thông tuần hoàn máu, tránh bị tê chân hoặc chuột rút. Nếu ngồi hoặc đứng yên quá lâu cũng dễ khiến các mẹ bị đau lưng hơn đấy.

(Theo Aboutkidshealth – Phạm Thị Thủy dịch và tổng hợp – Út Em Shop sở hữu bài viết)

11 thoughts on “Mang thai tháng thứ 8 – mẹ cần lưu ý những gì?”

  1. E mang bau 8thang hien e dang bi dau dau va sot e xin hoi co anh huong j den em be kg ah. Cho e cach chua va dieu tri voi e cam on nhieu

    Reply
  2. chao chj e dag mag thaj tuan thu 33 ma e thay cang bung va kho chjeu va met nua.haj tuan truoc e moj dj kham bac sj noj thaj bjh thuog chj tjeu mau thoj ak.

    Reply
    • Chào em, bài viết trên đây Shop dịch từ tài liệu nước ngoài mang tính chất tham khảo chung. Các vấn đề cụ thể, chuyên sâu hơn bạn nên hỏi ý kiến chuyên gia để có câu trả lời tốt nhất nhé.

      Reply

Leave a Comment