Chi phí ước tính khi mang thai các mẹ tham khảo nhé!

Út Em chào các mẹ, quá trình mang thai là một giai đoạn hạnh phúc đối với cả gia đình. Tuy nhiên việc sinh con không chỉ là việc mang thai 9 tháng 10 ngày là chúng ta đón được em bé chào đời mà cả là một thời kỳ với bao vất vả, kèm theo đó là những chi phí phát sinh mà ba mẹ cần tính tới để em bé chào đời một cách an toàn và chu đáo.

Ngoài việc chuẩn bị tinh thần khi mang thai thì các mẹ cũng nên chuẩn bị về tài chính một cách kĩ lưỡng nhất để có thể chuẩn bị mang thai và sinh con. Sau đây là một số kinh nghiệm mình có thể chia sẻ với các mẹ về chi phí trong lúc mang thai để các mẹ có thể hình dung được phần nào khoản tiền phải lo và lên kế hoạch cho việc có con của mình các mẹ nhé!

sinh-em-be-can-tien

1. Chi phí khám thai 

Để biết bé có khỏe mạnh và phát triển đúng trong từng thời kỳ, bé sinh ra được khỏe mạnh và an toàn thì việc khám thai định kỳ là việc không thể thiếu. Vậy là các mẹ phải tính đến chi phí khám thai trong chi phí ước tính mang thai.

Theo các bác sĩ sản khoa thì trong suốt quá trình thai nghén thì có 3 thời điểm các mẹ bắt buộc phải đi siêu âm: tuần 11 -14 (đo độ mờ da gáy), tuần 18 – 21 (siêu âm phát hiện bất thường), tuần 30 – 32 của thai kỳ. Tùy vào tình hình sức khỏe mà số lần khám thai có thể khác. Có nhiều phương pháp siêu âm như: siêu âm đen trắng, 3D, 4D. Chi phí mỗi lần cho việc khám thai là không hề nhỏ, tùy vào từng bệnh viện phụ sản mà chi phí có thể khác nhau (nếu mẹ ở Hà Nội có thể tham khảo 10 phòng khám thai uy tín tại đây).

Sau đây là chi phí khám thai tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội mà các mẹ có thể tham khảo.

  • Siêu âm thường: 150.000 đồng.
  • Siêu âm 3D – 4D: 300.000 đồng.
  • Siêu âm hình thái 4D: 300.000 đồng.
  • Siêu âm 3D – 4D thai đôi trở lên: 350.000 đồng.

Các tuần cuối, các mẹ sẽ được siêu âm nhiều hơn.

Nếu các mẹ sử dụng bảo hiểm hoặc khám tại các tuyến dưới thì chi phí cho việc khám thai tại bệnh viện sẽ đỡ tốn hơn. Ngoài ra muốn sử dụng dịch vụ tốt hơn thì các mẹ có thể đến các phòng khám tư nhân với chi phí đắt đỏ hơn.

2. Chi phí dinh dưỡng cho bà bầu

Trong suốt quá trình mang thai, các mẹ cần bổ sung dưỡng chất và vitamin cần thiết cho sự phát triển của em bé thông qua ăn uống – và đây là ưu tiên số một, vì dinh dưỡng qua ăn uống thực phẩm tươi vừa tốt hơn lại rẻ hơn các hình thức khác.

Ngoài ra cũng có thể bổ sung bằng sữa bà bầu và uống vitamin. Sữa cho các bà bầu ngày càng nhiều chủng loại với nhiều nhiều giá thành khác nhau, thông thường thì dao động trong khoảng 300.000 đồng/hộp đến 1 triệu/hộp.

Với các loại vitamin có giá thành từ vài chục nghìn đến trăm nghìn, tùy thuộc vào thuốc nội hay thuốc ngoại nhập.

Vậy tùy thuộc vào kinh tế gia đình mà các mẹ lựa chọn sản phẩm tốt mà vẫn phù hợp với kinh tế của gia đình mình.

3. Chi phi sắm đồ cho bà bầu

Như các mẹ cũng biết thì việc mang bầu sẽ làm trọng lượng các mẹ sẽ tăng lên nhanh chóng, bụng sẽ nhô lên sau tháng thứ 3 – 4, những bộ trang phục thường ngày các mẹ dùng sẽ không còn phù hợp nữa. Việc sắm các bộ đồ dành cho bà bầu để tốt cho thai nhi lúc này là cần thiết để tạo thoải mái cho mẹ và tốt cho thai nhi.

  • Váy bầu hoặc quần áo bầu mặc tại nhà: 2 đến 3 bộ, mỗi bộ với giá trung bình khoảng 150.000 – 500.000 đồng/bộ.
  • Váy bầu hoặc quần áo bầu mặc đi làm:  2 đến 3 bộ, mỗi bộ với giá trung bình khoảng 150.000 – 500.000 đồng/bộ.
  • Áo khoác mùa đông: 1-2 cái, mỗi cái với giá trung bình khoảng 250.000 – 500.000 đồng/cái.
  • Quần tất mùa đông: 4-5 cái, mỗi cái với giá trung bình khoảng 50.000 – 150.000 đồng/cái.
  • Tất chân: 4-5 đôi, 10.000 – 50.000 đồng/đôi.
  • Giày dép đế thấp: 1-2 đôi, mỗi đôi với giá trung bình khoảng 150.000 – 300.000 đồng/đôi.
  • Quần áo con dành cho bà bầu: 4-5 bộ, mỗi bộ 150.000 – 400.000 đồng/bộ.

Có rất nhiều nhãn hiệu cho các vật dụng này, giá có thể giao động từ chục nghìn đến hàng triệu tùy vào từng sản phẩm. Vì thế các mẹ cần phải cân nhắc để mua cho phù hợp với kinh tế gia đình mình.

4. Chi phí chuẩn bị đồ cần thiết để đón bé yêu

Chí phí chuẩn bị đồ cần thiết để đón bè yêu chào đời rất lớn, các mẹ cần chuẩn bị kinh tế thật tốt để chuẩn bị đón bé yêu chào đời một cách tốt nhất. Sau đâu là một số vật dụng mà các mẹ dự tính phải mua.

  • Băng vệ sinh: 1 bịch. Các mẹ có thể dùng Diana Mama với giá khoảng 27.000 đồng/gói.
  • Băng vệ sinh thường: 3 bịch. Với rất nhiều nhãn hiệu loại giao động từ 15.000 đồng/gói tới 25.000 đồng/gói.
  • Quần lót giấy dùng 1 lần: 10 chiếc. Với rất nhiều nhãn hiệu giao động từ 15.000 đồng/chiếc tới 30.000 đồng/chiếc.
  • Tấm lót thấm sữa: 2 hộp. Với rất nhiều nhãn hiệu giao động từ 50.000 đồng/hộp đến 200.000 đồng/hộp.
  • Áo lót cho con bú: 3-5 chiếc. Với rất nhiều nhãn hiệu giao động từ 100.000 đồng/chiếc đến 400.000 đồng/chiếc.
  • Bộ quần áo sau sinh cho mẹ: 2-3 bộ. Với rất nhiều nhãn hiệu giao động từ 120.000 đồng/bộ đến 300.000 đồng/bộ.
  • Khăn sữa: 40-50 cái. Với rất nhiều nhãn hiệu giao động từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng.
  • Tã vải chéo cho bé: 30-40 chiếc. Với rất nhiều nhãn hiệu giao động từ 80.000 đồng/10 chiếc đến 150.000 đồng/10 chiếc.
  • Bỉm cho bé: 2 bịch. Với rất nhiều nhãn hiệu giao động từ 100.000 đồng/bịch đến 500.000 đồng/bịch.
  • Quần áo sơ sinh: 10 bộ. Với rất nhiều nhãn hiệu giao động từ 20.000 đồng/bộ đến 200.000 đồng/bộ.
  • Bao tay, bao chân, mũ thóp: 10 đôi bao tay, bao chân, 3 chiếc mũ thóp. Với rất nhiều nhãn hiệu giao động từ 50.000 đồng/bộ đến 200.000 đồng/bộ.
  • Khăn tắm cho bé: 3 chiếc. Với rất nhiều nhãn hiệu giao động từ 40.000 đồng/chiếc đến 200.000 đồng/chiếc.
  • Nước muối sinh lý 0,9%: với giá 8.000 đồng/chai.
  • Tăm bông đầu nhỏ: với giá giao động từ 15.000 đồng/gói đến 100.000 đồng/gói.
  • Cồn 70 độ: 25.000 đồng/lít.
  • Bông y tế: 200.000 đồng/1kg.
  • Băng rốn: 3- 5 hộp. 5.000 đồng/hộp.
  • Rơ lưỡi: nhiều nhãn hiệu giao động từ 4.000 đồng/ cái đến 10.000 đồng/cái.
  • Kem chống hăm: nhiều nhãn hiệu giao động từ 50.000 đồng/hộp đến 250.000 đồng/hộp.
  • Thuốc bôi côn trùng đốt: Với nhiều nhãn hiệu giao động 50.000 đồng/hộp đến 250.000 đồng/hộp.
  • Giấy ướt: 5 hộp. Với nhiều nhãn hiệu với giá từ 30.000 đồng/hộp đến 100.000 đồng/hộp.
  • Giấy khô: 2 bịch. Với giá giao động từ 40.000 đồng/túi đến 100.000 đồng/túi.
  • Chậu tắm cho bé: 1 chiếc. Tùy từng chất liệu to nhỏ, với giá 70.000 đồng/chiếc tới 400.000 đồng/chiếc.
  • Chậu đựng tã, quần áo bẩn cho bé: 2 cái to, 1 cái nhỏ. Với nhiều nhãn hiệu giao động từ 30.000 đồng/chiếc đến 70.000 đồng/chiếc.
  • Gối đầu, bộ gối chặn: 1 bộ gối chặn, 2 chiếc gối đầu. Với nhiều nhãn hiệu giao động từ 80.000 đồng/chiếc đến 200.000 đồng/chiếc.
  • Giỏ đựng đồ đi sinh: 1 chiếc. Với nhiều nhãn hiệu giao động từ 40.000 đồng/chiếc đến 100.000 đồng/chiếc.
  • Tấm lót chống đái cho bé: 2 ->3 chiếc. Gía dao động từ 10.000 đồng/chiếc đến 30.000 đồng/chiếc.
  • Nhiệt kế đo nước tắm cho bé: 1 chiếc. Với nhiều nhãn hiệu giao động từ 40.000 đồng/chiếc đến 300.000 đồng/chiếc.

Các mẹ có thể tham khảo thêm thông tin: Kinh nghiệm mua đổ trước khi sinh nở.

5. Chi phí sinh con tại bệnh viện

Trước khi sinh con bố và mẹ cần dự tính xem nên sinh tại đâu để dự trù chi phí. Có mẹ sẽ sinh thường, có mẹ sẽ sinh mổ. Chi phí cho mỗi ca sinh sẽ khác nhau.

Bạn có thể tham khảo chi phí sinh con tại Bệnh viện phụ sản Hà nội.

  • Đẻ thường: 8 triệu.
  • Đẻ mổ phụ khoa: 11 triệu.
  • Đẻ thường, đẻ mổ từ thai đôi trở lên: 15 triệu.
  • Đẻ mổ yêu cầu: 11 triệu.

Nếu mẹ có bảo hiểm thì chi phí sinh em bé sẽ giảm đi. Sinh tại các bệnh viện tuyến dưới sẽ rẻ hơn một chút. Nếu thai khỏe mạnh các mẹ có thể chọn sinh con tại bệnh viện gần nhà, thuận tiện lại đỡ tốn chi phí hơn.

Ngoài ra các mẹ cũng có thể lựa chọn sinh tại các bệnh viện với dịch vụ chất lượng cao, với chi phí đắt hơn như Bệnh viện Việt pháp…

Các mẹ cũng nên tính đến chi phí nằm viện, nếu mẹ sinh thường thì sẽ nằm lại viện 2 – 3 ngày, sinh mổ 5 – 7 ngày. Tùy thuộc vào dịch vụ mà bạn lựa chọn loại giường nằm khác nhau với giá dịch vụ giường nằm khác nhau.

Sau đây là giá dich vụ giường nằm tại Bện viện phụ sản trung ương các mẹ có thể tham khảo:

  • Giường dịch vụ loại 1: 1.250.000 đồng.
  • Giường dịch vụ loại 2: 750.000 đồng.
  • Giường dịch vụ loại 3: 600.000 đồng.
  • Giường dịch vụ loại 4: 500.000 đồng.
  • Giường dịch vụ loại 5: 450.000 đồng.
  • Giường dịch vụ loai 6: 400.000 đồng.
  • Giường dịch vụ loại 7: 300.000 đồng.

Như vậy trong suốt quá trình từ lúc mang bầu tới lúc em bé ra đời tốn rất nhiều chi phí tài chính với số tiền bỏ ra không hề nhỏ, vì thế bạn cần phải chuẩn bị rất tốt mặt tài chính trước khi nghĩ đến việc mang thai em bé. Để bé được ra đời trong sự chuẩn bị tốt và kỹ nhất.

Với những chia sẻ trên hy vọng các mẹ sẽ có kế hoạch tiết kiệm ngay bây giờ, chủ động tài chính trong chi tiêu để chào đón bé ra đời.

Leave a Comment