Mang thai 3 tháng cuối, những điều quan trọng cần biết

Hãy sử dụng danh sách dưới đây để theo dõi những việc mẹ nên làm trong giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ (đặc biệt là tháng thứ 9), từ việc ghi lại chuyển động của thai nhi cho đến lên kế hoạch sinh nở và việc đặt cho bé yêu một cái tên.

Mẹ cũng không phải lo lắng về chuyện phải thực hiện hay tuân theo hết tất cả các mục dưới đây – hãy cứ coi nó như là một gợi ý hữu ích cho mẹ thôi.

Theo dõi các chuyển động của bé yêu

mang thai 3 tháng cuối

Mẹ hãy chú ý đến những chuyển động của thai nhi như đá, cử động co, giật hay cuộn lại và nếu nhận thấy con giảm chuyển động hơn bình thường thì hãy báo ngay cho bác sĩ hoặc nữ hộ sinh.

Việc thai nhi ít vận động hơn có thể báo hiệu một vấn đề nào đó, và mẹ cũng cần phải kiểm tra tình trạng sức khỏe của con mình nữa.

Các bác sĩ có thể khuyên mẹ nên dành chút thời gian mỗi ngày để đếm những chuyển động của bé yêu. Hãy tìm hiểu thêm về cách ghi lại những chuyển động của em bé nhé!

Mẹ có thể sẽ khám thai hai tuần 1 lần kể từ tuần thứ 28 – 36, sau đó chuyển sang một tuần 1 lần cho đến lúc sinh.

Một khi mẹ và bác sĩ đã biết rõ về nhau hơn và ngày sinh nở cũng sắp đến gần, mẹ có thể mong muốn kiểm tra sức khỏe thường xuyên hơn, tăng số lần khám thai ở giai đoạn cuối thai kỳ cũng như trao đổi về việc sinh nở sắp tới.

Đặt tên ở nhà và lên danh sách tên khai sinh cho bé

Văn hoá Việt Nam có tên ở nhà rất thú vị, ba mẹ được tự do đặt những cái tên ngộ nghĩnh cho con. Mẹ có thể thích tham khảo danh sách hơn 50 tên ở nhà hay cho con của chúng tôi.

Thế còn tên khai sinh thì sao? Hiện trên mạng có rất nhiều ứng dụng giúp ba mẹ. Với Út Em, dưới đây là một số tiêu chí quan trọng để có được tên hay:

  • Tên ít bị trùng lặp
  • Tên có ý nghĩa
  • Không mê tín dị đoan trong cách đặt tên
  • Tên không bị trúc trắc khi phát âm
  • Tên không gây nhầm lẫn
  • Không cần thiết có Thị trong tên đệm của con gái
  • Không bắt buộc có Văn trong tên đệm của con trai

Út Em có lập danh sách hàng trăm tên hay cho các bé ở liên kết sau:

Chọn bệnh viện để sinh em bé

Có lẽ ở thời điểm hiện tại mẹ đã chọn bệnh viện để sinh bé rồi. Tuy nhiên có thể mẹ vẫn muốn tham khảo danh sách các bệnh viên phụ sản / khoa sản tốt ở Hà Nội của Út Em.

Ngoài ra dưới đây là một số kinh nghiệm của mình:

  • Nếu mẹ khỏe, con khoẻ, hầu hết các mẹ có thể sinh bé ở bệnh viện tuyến huyện để tiết kiệm chi phí và tránh quá tải
  • Nên đóng bảo hiểm để đỡ tốn kém. Có bảo hiểm được giảm ít nhất 30%. Sinh đúng tuyến hoặc có giấy chuyển viện được giảm tới 80%
  • Đẻ mổ đắt hơn đẻ thường và Đẻ dịch vụ tốn hơn thông thường
  • Nếu sinh thường được các mẹ nên sinh thường, cái chính là tốt cho bé chứ không phải chỉ vì vấn đề kinh tế. Sinh thường hay sinh mổ nên theo chỉ định của bác sĩ
  • Chọn ngày giờ sinh không vì lý do y tế là không cần thiết. Tốt nhất là thuận theo tự nhiên

[adinserter block=”8″]

Lựa chọn bác sĩ cho con của mẹ

Nếu có điều kiện mẹ nên chủ động trong việc lựa chọn bác sĩ tốt để khám thai cũng như đỡ đẻ sau này.

Hãy lựa chọn bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ gia đình từ bạn bè, đồng nghiệp hoặc những người chăm sóc cho mình trong thời kỳ mang thai. Hãy chắc chắn rằng bác sĩ đó có thể đảm bảo tình trạng sức khỏe cho mẹ, thời gian khám phù hợp với lịch trình, và địa điểm phòng khám thuận tiện cho mẹ.

Nếu có thể, hãy trực tiếp hẹn lịch khám với bác sĩ mà mẹ tin tưởng nhất. Nếu có vẻ quá sớm để nghĩ về điều này, hãy xem xét về việc con mẹ sẽ cần phải khám sức khỏe ngay sau khi sinh.

Mua đồ trước khi sinh / Chuẩn bị đồ mang đi sinh

Những đồ dùng quan trọng mẹ cần mang theo khi đi sinh bao gồm thẻ bảo hiểm y tế, đồ dùng vệ sinh, bộ quần áo mặc thoải mái, một bộ đồ mặc cho bé lúc về nhà, một chiếc máy ảnh hoặc máy quay (cùng với bộ sạc), đồ ăn nhẹ sau khi sinh. Mẹ cũng có thể mang theo một hộp sôcôla hoặc quà tặng cho các y tá (không bắt buộc, nhưng được đánh giá cao).

Hãy xem thêm bài viết kinh nghiệm mua đồ trước khi sinh nở của chúng tôi.

Chuẩn bị cho con bú

Nếu bạn dự định nuôi con bằng sữa mẹ, hãy tìm hiểu càng kỹ lưỡng càng tốt ngay từ bây giờ. Trò chuyện với các bà mẹ đang cho con bú, đọc những bài viết để làm quen, theo dõi các nhóm hội (như bé tí bú ti) hoặc tham gia một lớp học hướng dẫn cho con bú.

Mẹ càng hiểu biết nhiều về những bước khởi đầu khi làm mẹ hay những lợi ích từ việc cho con bú thì mẹ sẽ càng đạt được những lợi ích tốt hơn về lâu dài.

Thiết lập một nơi an toàn cho giấc ngủ của bé

Cho dù mẹ có ý định để bé ngủ trong nôi, giường cũi, hay ngủ cùng với bạn (một số nghiên cứu nói rằng trẻ nên ngủ với mẹ cho đến khi 3 tuổi), thì việc tuân theo các chỉ dẫn cơ bản sẽ giúp giảm nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là hết sức quan trọng.

Hãy tìm thêm về việc bảo đảm không gian ngủ an toàn cho bé.

Trò chuyện với con của mẹ

Ngay từ bây giờ em bé có thể nghe thấy giọng nói của mẹ rồi, và trò chuyện với bé yêu là một cách tuyệt vời để bắt đầu quá trình gắn kết tình cảm.

Nếu mẹ cảm thấy trò chuyện với cái bụng bầu của mình có vẻ kỳ cục, thì hãy thử kể lại các công việc diễn ra hàng ngày: đọc sách, tạp chí, báo to lên; hoặc chia sẻ những mong muốn thầm kín của mình cho con bạn.

Cách làm này cũng rất tốt kể cả sau khi sinh em bé. Trò chuyện với trẻ là một trong những cách tốt nhất để giúp phát triển khả năng ngôn ngữ.

Tham quan bệnh viện hoặc nơi sinh 

Mẹ càng thân thuộc với môi trường xung quanh bao nhiêu, thì việc sinh nở sẽ trở nên bớt đáng sợ bấy nhiêu.

Khi tham quan bệnh viện hay nơi sinh, mẹ có thể ghé thăm các phòng sinh, phòng hồi sức, phòng chăm sóc trẻ, cũng như xem qua các chính sách cơ bản nơi đây.

Hãy hỏi xem liệu bạn có thể đăng ký trước trong những tuần trước khi sinh hay không để có thể tránh khỏi các thủ tục rườm rà về sau. Mẹ sẽ không muốn phải ký một loạt các biên bản và giấy phép trong khi sinh, cũng như phải nhờ chồng của mình làm hộ.

Học cách ứng phó với cơn đau đẻ

Không có một cách sinh nở chuẩn mực nào cả, bởi mỗi phụ nữ lại trải nghiệm cơn đau đẻ khác nhau và mỗi lần sinh lại có sự khác biệt.

Nhưng dù biết rằng bản thân mình rất muốn dùng thuốc giảm đau trong khi sinh hoặc để sinh nở tự nhiên, thì việc tìm hiểu về các lựa chọn ngay từ bây giờ là điều hết sức cần thiết.

Hiểu biết về các giai đoạn của quá trình sinh nở

Đối với các bà mẹ sinh con lần đầu, thì việc sinh nở chiếm trung bình khoảng 15 giờ đồng hồ, mặc dù không ít trường hợp còn kéo dài tới hơn 20 tiếng đồng hồ. (Đối với những phụ nữ đã từng sinh thường, thì trung bình mất khoảng 8 giờ đồng hồ).

Quá trình này được chia thành ba giai đoạn chính. Hãy tìm hiểu thêm về chúng, nhờ đó bạn sẽ cảm thấy sẵn sàng hơn cho việc sinh nở.

Lên kế hoạch sinh nở

Thời điểm sinh nở không thể đoán trước được, và rất có thể thời điểm đó sẽ không theo dự kiến sinh đã định trước.

Tuy nhiên, việc lựa chọn những gì thuận lợi, những kỹ năng ứng phó với cơn đau, lựa chọn người đỡ đầu cho con, hay tìm phòng nghỉ cho mẹ và bé sau khi sinh, và còn nhiều hơn nữa những chuần bị trước khi sinh là việc hết sức cần thiết đối với bản thân mẹ cũng như bé yêu của mình.

Giặt quần áo và bộ trải giường cho bé

Bạn biết không, giờ đây sẽ là lúc bạn nên giặt giũ tất cả các vật dụng đáng yêu, quần áo sơ sinh và những chiếc chăn của bé mà bạn mua hay được tặng. Bạn nên làm sạch bất cứ đồ dùng nào dễ tiếp xúc với da của trẻ để loại bỏ mọi chất gây kích ứng có trong vải. Bạn nên lựa chọn các loại nước giặt dịu nhẹ dành cho trẻ sơ sinh hoặc loại không gây dị ứng hay tốt cho làn da nhạy cảm.

Xem thêm: Cách giặt giũ quần áo an toàn cho làn da trẻ sơ sinh

Xem xét chi phí hàng đầu của trẻ nhỏ và cách thức tiết kiệm

Nuôi một đứa trẻ không hề rẻ chút nào. (Bạn có thể tham khảo bản tính toán các loại chi phí dành cho trẻ nhỏ của chúng tôi). Nhưng có rất nhiều cách để có thể tiết kiệm tiền ngay từ bây giờ.

Hãy xem các loại chi phí dành cho bé mà các bà mẹ đã thống kê cho chúng tôi, và chúng có thể giúp ích cho bạn đấy!

Đọc về cách chăm sóc em bé

Nếu bạn chưa thực hiện điều này, thì giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ là thời điểm tuyệt vời để chuyển từ việc đọc về vấn đề mang thai sang việc chăm sóc em bé đấy! Bạn sẽ không có nhiều thời gian để đọc sau khi em bé được sinh ra đâu, vì vậy ngay từ giờ hãy tìm hiểu tất cả những gì có thể về trẻ nhỏ trong khoảng vài tuần đầu sau sinh. Một địa chỉ tin cậy để bắt đầu đó là chuyên mục sau sinh của chúng tôi.

Lắp đặt các đồ dùng, thiết bị cho bé yêu

Đây là công việc rất tuyệt vời dành cho chồng bạn hoặc ai đó muốn giúp đỡ bạn. Giường cũi, nôi có phần mui bằng mây đan, và xe đẩy thường khó lắp đặt, đặc biệt là khi bạn đang thiếu ngủ, vì vậy hãy bắt đầu lắp đặt chúng từ bây giờ. Những chiếc ghế nhún, điện thoại đồ chơi, và hay thiết bị có màn hình thường cần dùng đến pin, do đó hãy chắc chắn rằng bạn có đủ chúng trong tay. Để tiết kiệm tiền – và bảo vệ hành tinh của chúng ta – hãy chuẩn bị bộ sạc và sạc pin khi cần.

Chuẩn bị trước các đồ dùng trong gia đình

Để tránh phải đến các cửa hàng khi con bạn còn quá nhỏ, hãy chuẩn bị mua sắm đồ đạc ngay từ bây giờ như đồ đựng thức ăn, thực phẩm đông lạnh, đồ dùng vệ sinh các nhân, thuốc, giấy vệ sinh, dầu gội đầu – thậm chí cả đồ lót nữa! Và tất nhiên, hãy chắc chắn rằng có đầy đủ những đồ dùng có nhu cầu thiết yếu cho trẻ sơ sinh như tã lót, khăn lau, quần áo, bình sữa và sữa công thức, nếu bạn định sử dụng chúng.

Chuẩn bị thức ăn sau khi sinh em bé

Khi nấu, hãy bắt đầu tăng gấp đôi số lượng bình thường và bảo quản một nửa trong tủ lạnh. Bạn và chồng bạn sẽ thấy quá sức khi phải nấu ăn trong những tuần đầu tiên sau đón bé về nhà. Vì vậy, cách làm này sẽ khiến bạn cảm thấy vui mừng khi vừa có bữa ăn lành mạnh, mà lại hâm nóng lên rất nhanh. Để có được nhiều ý tưởng, hãy tìm hiểu thêm các công thức nấu ăn phù hợp để đông lạnh và hâm nóng trở lại nhé!

Lên kế hoạch cho quá trình bắt đầu chuyển dạ

Một thời gian dài trước khi các cơn co thắt đầu tiên tấn công bạn, bạn sẽ muốn lên kế hoạch chắc chắn tại nơi mình ở. Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn sẽ cung cấp cho bạn một hệ thống những hướng dẫn để gọi điện và đi đến các bệnh viện hoặc trung tâm sinh nở (trừ khi bạn có đủ điều kiện để sinh nở tại nhà).

Nên quyết định ai sẽ đưa bạn đến bệnh viện, và có danh sách một vài người giúp đỡ thay thế khác nếu bạn cần đến họ. Một điều quan trọng khác là bạn cần nắm rõ đường đi từ nhà bạn đến nơi sinh, đặc biệt bạn nên nắm rõ vài cách khác nhau để đi đến bệnh viện, phòng trường hợp tắc đường, cũng như ước chừng được khoảng thời gian đến đó.

Tìm hiểu thêm 10 dấu hiệu chuyển dạ.

Cảnh giác trước những biến chứng cuối giai đoạn mang thai

Thật không may là, các biến chứng trong khi mang thai cũng thường xuất hiện trong kì mang thai thứ 3 – bao gồm sinh nontiền sản giật. Luôn luôn phải cảnh giác đối với các triệu chứng và đảm bảo bạn có thể gọi ngay đến bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn trong trường hợp cần thiết.

Hãy sáng tạo đối với “chuyện ấy” trong giai đoạn mang thai thứ 3

Nếu bạn đang có một sức khỏe dồi dào, và quá trình mang thai không xảy ra biến chứng, bạn vẫn có thể tiếp tục quan hệ tình dục trừ khi bạn đã bị vỡ nước ối hay bắt đầu chuyển dạ. Bạn có thể sáng tạo các tư thế mới khi bụng của bạn càng ngày càng to ra mà, phải không!

Tìm hiểu thêm về quan hệ tình dục trong giai đoạn thai kì thứ 3.

Đối phó với nỗi phiền muộn cuối giai đoạn mang thai

Vào cuối thời kỳ mang thai, có rất nhiều điều không tên mà có thể khiến bạn lo lắng – như khi nào bắt đầu chuyển dạ, nó sẽ được tiến hành như thế nào, em bé của bạn có an toàn khi chào đời không, và bạn sẽ phải điều chỉnh bản thân như thế nào để trở thành một người mẹ. Những nỗi sợ hãi như vậy là bình thường – nhưng có thể gây cho bạn căng thẳng. Dưới đây là một vài cách để xoa dịu chúng:

  • Sử dụng các kỹ thuật về thư giãn bạn đã được học trong các lớp học dành cho các bà mẹ sắp sinh. Các bài tập có thể giúp làm dịu các dây thần kinh của bạn ngay lúc ấy, thêm vào đó nó cũng là bài thực hành tốt chuẩn bị cho ngày sinh nở cận kề.
  • Hình dung ra em bé của bạn và tưởng tượng mình đang cưng nựng bé.
  • Đừng ngần ngại liên hệ với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ của bạn nếu bạn có bất kỳ mối lo ngại nào đang kéo dài.

Tìm hiểu hình dáng cơ thể của bạn sẽ như thế nào sau khi sinh

Nhiều phụ nữ mới mang thai lần đầu không hề biết rằng sau khi sinh, cơ thể của họ vẫn có thể trông giống như đang mang bầu trong một khoảng thời gian. Đây có thể là điều khó chấp nhận, nhưng hãy nhớ rằng bạn đã mất 9 tháng để có thân hình như vậy, do đó để trở về trạng thái ban đầu không phải là chuyện chỉ sau một đêm được. Tìm hiểu thêm những điều gì bạn mong đợi từ cơ thể của mình.

Thực hiện các bài giãn cơ nhẹ nhàng khi ngày sinh gần kề

Khi ngày bé chào đời sắp đến, việc bạn tập luyện các bài thể dục nặng là điều không thể, tuy nhiên nằm quá nhiều cũng có thể khiến cho bạn khó di chuyển hơn và gây ra đau nhức. Dưới đây là một cách tốt để giúp bạn giãn cơ và giải tỏa căng thẳng hiệu quả cho bạn:

  • Tìm một không gian yên tĩnh và nằm nghiêng sang một bên, lưng để thẳng. Bạn có thể nâng đỡ đầu và cổ bằng một cái gối.
  • Hơi gập cong chân lại, để phần bên hông của bạn hướng thẳng lên trên. Để tránh bị lăn ngược người trở lại, bạn có thể đặt một cánh tay dưới tì lên sàn phía trước mặt của bạn.
  • Ở vị trí này, hãy nhắm mắt lại và hít thở chậm rãi và tự nhiên. Cho phép bất kỳ suy nghĩ nào đến và trôi đi khỏi tâm trí của bạn.
  • Với mỗi lần thở ra bạn hãy thư giãn một bộ phận trên cơ thể một lần – khuôn mặt, vai, xương sườn, bụng, chân, ngón tay. Tận hưởng một vài khoảnh khắc đáng nhớ của sự hòa bình và yên tĩnh.

Đừng hoảng sợ nếu thai quá ngày sinh

Sau nhiều tháng chờ đợi, ngày dự tính bé chào đời đã đến, vậy mà… mẹ vẫn mang thai. Đó là một điều bực bội, nhưng trường hợp này cũng khá phổ biến (Trong một cuộc thăm dò của BabyCenter, có tới 34% các bà mẹ cho biết họ sinh bé chậm ngày).

Nếu ngày dự tính sinh bé đã quá 1 -2 tuần, người hộ sinh / bác sĩ có thể sẽ sử dụng thuốc hoặc những kĩ thuật đặc biệt để tác động lên quá trình chuyển dạ của mẹ.

Làm chậm lại

Đến những bước cuối của thai kỳ, mẹ hãy làm mọi việc chậm lại và tiết kiệm năng lượng của mình cho ngày sinh bé (và cả sau đó nữa).

Nếu mẹ đang ngồi hoặc nằm trong một thời gian dài, mẹ không nên đứng lên quá nhanh. Máu có thể tụ lai ở chân và bàn chân của bạn, gây ra tụt huyết áp tạm thời lúc đứng dậy và khiến mẹ cảm thấy chóng mặt.

Suy nghĩ kỹ về những quyết định quan trọng

Mẹ muốn dành trọn thời gian hay một phần thời gian để ở nhà với bé?

Nếu có bé trai, bạn có muốn cắt bao quy đầu cho con mình không?

Mẹ có muốn tổ chức tiệc kỷ niệm ngày con mình chào đời hay không?

Việc lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn thì sao?

Đó là một số những quyết định quan trọng mẹ cần phải suy nghĩ và trao đổi từ bây giờ.

Nhà cửa đã được dọn dẹp sạch sẽ

Trong một cuộc khảo sát, 1/3 các bà mẹ cho biết họ mong muốn nhà cửa đã được dọn dẹp sạch sẽ trước khi đưa con từ bệnh viện trở về.

Hãy xem xét việc thuê người lau dọn nhà cửa hoặc nhờ một thành viên trong gia đình lo việc này, có thể là trong khi mẹ đang ở bệnh viện.

Mẹ sẽ cảm thấy tuyệt vời khi trở lại ngôi nhà gọn gàng tươm tất của mình, và sẽ không phải tốn thời gian hay công sức để dọn dẹp trong khi con bạn còn quá nhỏ.

Chọn những trò tiêu khiển mang tính giải trí nhẹ nhàng

Bây giờ không phải là thời gian mẹ bắt đầu chơi các trò game gây căng thẳng. Thay vào đó, mẹ hãy chọn cho mình một vài quyển tạp chí hay những cuốn tiểu thuyết không quá đồ sộ, mua đĩa DVD của các chương trình truyền hình yêu thích hoặc theo dõi vô tuyến, đầu ghi hình DVR của mẹ.

Khi em bé của mẹ chào đời, mẹ sẽ quá bận rộn để được ngủ một giấc trọn vẹn hay xem toàn bộ những phim truyện mình mê thích như trước – bởi vậy mẹ hãy biết tận hưởng và thưởng thức chúng khi cơ hội giải trí đang còn dễ dàng!

Cân nhắc tham gia nhiều lớp học tiền sản hơn

Ngoài lớp học thông thường dành cho bà bầu, mẹ có thể muốn cân nhắc tham gia thêm các lớp học khác về chăm sóc em bé, cách cho con bú hay kỹ thuật hồi sức tim phổi cho trẻ sơ sinh.

Nhiều bệnh viện hiện nay có mở các lớp học này, và mẹ có thể tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn cũng như các bác sĩ.

Kỷ niệm chiếc bụng bầu ngộ nghĩnh của mẹ

Hãy kỷ niệm lên chiếc bụng bầu của mẹ bằng cách trang trí với các mẫu thiết kế đẹp (mẹ có thể sử dụng họa tiết thường vẽ lên mặt), xăm henna (tìm đến họa sĩ sử dụng nguyên liệu vẽ tự nhiên, tinh khiết). Mẹ cũng có thể chụp những bức hình nghệ thuật trong giai đoạn mang bầu của mình.

Lên danh sách những người cần được thông báo tin vui

Tìm ra những người mẹ sẽ muốn thông báo tin vui ngay sau khi em bé chào đời (hoặc khi mẹ bắt đầu chuyển dạ) và làm thế nào để mẹ có thể diễn giải cảm xúc của mình bằng ngôn ngữ.

Một số người sắp được làm mẹ lại đăng thông tin cập nhật trên các trang mạng xã hội của họ, trong khi những người khác sẽ thích hợp hơn để gọi, nhắn tin, hoặc gửi email đối với những tin quan trọng như thế này.

Nếu mẹ muốn chồng mình hoặc một người bạn giải quyết việc này giúp bạn, hãy lên một danh sách các số điện thoại hoặc địa chỉ email của người mà bạn muốn nói ngay lập tức và đưa nó cho chồng hoặc bạn của mẹ thực hiện giúp nhé.

Bắt đầu sắp xếp người giúp đỡ

Bạn bè và gia đình sẽ muốn góp phần giúp đỡ bạn sau khi sinh, nhưng nhiều người mới làm mẹ lại thấy quá ngợp với những giúp đỡ của họ. Dưới đây là cách thức chuẩn bị ngay từ bây giờ: hãy đưa ra một danh sách những bạn bè có thể giúp đỡ bạn. Sau đó nhờ một người bạn liên hệ với những người này và thiết lập một lịch trình để mỗi người có thể giúp đỡ một việc cụ thể và đưa ra thời gian để thực hiện điều đó.

Các công việc có thể bao gồm nấu ăn, đi chợ (đối với việc này hãy đưa cho họ bản liệt kê các loại thực phẩm mà gia đình bạn thích ăn), chăm sóc đứa con lớn, dọn dẹp, đổ rác, dắt chó cưng đi dạo, hoặc cho thú nuôi ăn.

Việc cần làm đối với mỗi một giai đoạn mang thai

Uống nước

Trong thời gian mang thai, bạn cần 6 – 8 ly nước (240ml) mỗi ngày (vậy tổng cộng khoảng 1.5l – 2l và hãy cộng thêm 1 ly nước cho mỗi giờ hoạt động ban ngày.

Tìm hiểu lý do tại sao luôn cần phải giữ nước cho cơ thể là điều vô cùng quan trọng.

Thực hiện một số động tác giãn cơ

Giãn cơ giúp tăng cường sự linh hoạt cho bạn, ngăn ngừa cơ bắp của bạn khỏi các cơn co rút, và làm cho bạn cảm thấy dễ chịu thoải mái hơn.

Xem thêm về các bài tập giãn chơ nhẹ nhàng khi mang thai.

Tận hưởng giấc ngủ ngắn

Khi sự mệt mỏi làm bạn cảm thấy khó khăn để vượt qua mỗi ngày, hãy hồi sinh bản thân mình với một giấc ngủ ngắn 15 phút. Nếu bạn đang làm việc, hãy tìm một nơi bạn có thể thoát ra (đóng cửa văn phòng của bạn, sử dụng phòng hội nghị, hoặc thậm chí là ngồi trong xe của bạn) và cài đặt báo thức để hẹn giờ trên điện thoại di động.

Ăn snack nhẹ lành mạnh

Khi cơn đói đến, việc dự trữ sẵn đồ ăn nhẹ đóng gói trên bàn, trong túi xách hoặc trên xe hơi của bạn sẽ rất có tác dụng. Và nếu bạn đang bị ốm nghén, ăn một đồ ăn nhẹ như bánh trong ngày hoặc trước khi bước ra khỏi giường có thể giúp bạn giảm bớt buồn nôn.

Tham khảo thêm ý tưởng cho bữa ăn nhẹ giúp bạn mang thai khỏe mạnh.

Thử một kỹ thuật thư giãn

Hít thở sâu, ngồi thiền, tập yoga trước khi sinh, và thư giãn Thư giãn động, căng – chùng cơ (Progressive Muscle Relaxation) sẽ giúp cơ thể bạn vững chắc hơn – và đồng thời đem lại giấc ngủ tốt hơn.

Tìm hiểu cách thực hiện những kỹ thuật thư giãn.

Đi bộ nhanh

Mỗi 15 – 20 phút đi bộ có thể giúp bạn tăng mức năng lượng khi bạn đang mệt mỏi.

Tìm hiểu lý do tại sao đi bộ lại là một bài tập mang thai tuyệt vời.

Ăn siêu thực phẩm (Superfood) dành cho người mang thai

Để cung cấp và tăng cường dinh dưỡng khi đang mang thai, hãy tập trung vào những loại trái cây đầy màu sắc và thực phẩm như rau, trứng, cá hồi, khoai tây ngọt, sữa chua, quả óc chó, đậu, và hơn nữa.

Xem xét các loại siêu thực phẩm khác cho người mang thai.

Viết nhật ký mang thai

Cho dù nó là một cuốn nhật ký chính thức hoặc hay chỉ là việc ghi dấu lại một vài lưu ý mỗi khi tinh thần bạn thay đổi đi chăng nữa, bạn vẫn sẽ cảm thấy thích chia sẻ câu chuyện mang thai của mình cho con bạn biết vào một ngày nào đó.

Tham khảo những lời khuyên về cách viết một cuốn nhật ký mang thai.

Theo dõi sự tăng cân của bạn

Người chăm sóc của bạn sẽ kiểm soát cân nặng thai để chắc chắn rằng bạn đang ở trong một giới hạn khỏe mạnh và với tốc độ tăng cân thích hợp. Bạn cũng có thể sử dụng công cụ kiểm tra cân nặng khi mang thai của chúng tôi để tiện theo dõi.

Sử dụng ứng dụng Pregnancy Weight Tracker (Máy theo dõi cân nặng khi mang thai) của chúng tôi.

Làm điều gì đó tốt đẹp cho chính mình

Nếu bạn còn đang cảm thấy sung sức, hãy đi xem phim, ra ngoài ăn tối, hay làm những cái gì khác mà bạn thích. Bạn xứng đáng với điều đó mà – bởi mang thai là việc rất khó khăn!

Tham khảo ý tưởng để tìm kiếm cảm giác tuyệt vời khi mang thai.

Chia sẻ với một người bạn

Mang thai luôn ẩn chứa những cảm xúc lên xuống bất định. Làm dịu tâm trí của bạn bằng cách chia sẻ những nỗi sợ hãi, hy vọng và hứng thú của mình với một người bạn hoặc những người sắp làm mẹ giống bạn trong cộng đồng của Út Em Shop.

Bạn cũng có thể tham khảo thêm danh sách những điều không nên đáng lo ngại khi mang thai của chúng tôi.

Biết những dấu hiệu của các vấn đề khi mang thai

Đây là bản tóm tắt các triệu chứng có thể báo hiệu vấn đề khi bạn mang thai. Nếu bạn có bất kì khiếu nại gì, hãy gọi bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn ngay lập tức.

Chụp ảnh bụng bầu

Đó là một cách tuyệt vời để ghi lại khoảnh khắc bụng bầu của bạn đang lớn dần. Để có được nguồn cảm hứng, hãy cùng xem kho ảnh chụp bụng bầu của các bà mẹ sắp sinh của chúng tôi.

Quan hệ tình dục nếu mẹ cảm thấy hứng thú

Nếu mẹ đang cảm thấy có ham muốn (và mẹ không có bất kỳ biến chứng nào có thể khiến việc quan hệ tình dục trở nên nguy hiểm), hãy cứ tiếp tục – mẹ sẽ không làm tổn thương em bé đâu.

Tìm hiểu thêm về quan hệ tình dục trong khi mang thai.

(Út Em Shop dịch và tổng hợp từ Baby Center – Khánh Hà thực hiện)

Leave a Comment