Táo bón khi mang thai – mẹ nên làm gì?

Út Em chào các mẹ. Táo bón là một vấn đề phổ biến trong thai kỳ. Có đến một nửa số phụ nữ mang thai bị táo bón tại một thời điểm nào đó.

Nguyên nhân là sự gia tăng hormone progesterone làm giãn cơ trơn khắp cơ thể, bao gồm cả đường tiêu hóa. Điều này có nghĩa là thực phẩm đi qua ruột chậm hơn.

Và vấn đề ngày càng trở nên phức tạp trong suốt thời kỳ mang thai do sự gia tăng áp lực của tử cung phát triển lên trực tràng. Việc bổ sung sắt, đặc biệt là với liều lượng cao, có thể làm cho tình trạng táo bón nặng hơn.

táo bón khi mang thai

Tôi có thể làm gì khi bị táo bón?

Dưới đây là một số lời khuyên để ngăn ngừa và giảm bớt tình trạng táo bón:

  • Ăn thức ăn có hàm lượng chất xơ cao như ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, gạo lức, các loại đậu và trái cây tươi và rau quả mỗi ngày. Thêm một vài thìa cám lúa mì chưa qua chế biến (có sẵn tại các cửa hàng thực phẩm có lợi sức khỏe) vào bát ngũ cốc của bạn vào buổi sáng và uống một ly nước sau đó. Bạn có thể mất một vài ngày để nhận thấy sự khác biệt.
  • Uống nhiều nước – bạn nên uống ít nhất 6 – 8 ly nước mỗi ngày. Một ly nước ép trái cây mỗi ngày, đặc biệt là nước mận, cũng có thể hữu ích. Một số người thấy rằng nếu uống một ly nước ấm đúng cách vào mỗi sáng sau khi thức dậy giúp bạn khởi động một ngày mới
  • Tập thể dục thường xuyên. Đi bộ, bơi lội, đạp xe trong nhà với xe đạp tập, và yoga có thể làm giảm việc táo bón và tạo cho bạn cảm thấy khỏe mạnh và có vóc dáng cân đối hơn.
  • Ruột sẽ phải hoạt động nhiều sau khi ăn, do đó hãy dành thời gian để sử dụng phòng tắm sau khi ăn. Hãy chú ý cơ thể bạn. Đừng bao giờ trì hoãn nếu như thực sự cảm thấy cần đi vệ sinh.
  • Nếu viên vitamin tổng hợp bạn uống khi mang thai có chứa một lượng lớn chất sắt (và bạn không bị thiếu máu), hãy hỏi bác sĩ của bạn về việc chuyển sang một thực phẩm chức năng khác mà chứa ít sắt.
  • Nếu các biện pháp trên không giúp bạn thuyên giảm tình trạng táo bón, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về việc uống một sản phẩm bổ sung chất xơ không cần bán theo toa hoặc thuốc nhuận tràng.

Liệu táo bón có nghiêm trọng không?

Bệnh táo bón ít khi trở nên nghiêm trọng. Đôi khi nó có thể là một triệu chứng của một vấn đề khác. Nếu bạn bị táo bón nặng đi kèm với đau bụng và tiêu chảy xen kẽ, hoặc bạn bị ra máu hoặc niêm dịch, hãy gọi bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn ngay lập tức.

Ngoài ra, việc rặn trong quá trình đi tiêu hoặc bị táo bón có thể dẫn đến bệnh trĩ hoặc làm bệnh trĩ trở nên trầm trọng hơn – biểu hiện là sưng tĩnh mạch ở vùng trực tràng. Bệnh trĩ có thể cực kỳ khó chịu, mặc dù bệnh này hiếm khi gây ra vấn đề nghiêm trọng. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh sẽ chấm dứt ngay sau khi bạn sinh em bé. Tuy nhiên, nếu cơn đau nặng hoặc bạn bị chảy máu trực tràng, hãy gọi sự giúp đỡ từ người chăm sóc tại nhà của bạn.

(Út Em Shop dịch và tổng hợp từ BabyCenter)

Leave a Comment