3 bất thường về nước ối mẹ bầu cần biết

Út Em chào các mẹ. Nưới ối là dung dịch bao quanh thai nhi, rất quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của thai nhi. Nước ối có vai trò:

– Tạo môi trường cho bé phát triển và cử động

– Giúp thai nhi tránh khỏi những va chạm bên ngoài

– Đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của phổi để bé thở được sau khi sinh ra

A. Nước ối sinh ra từ đâu?

nước ối

Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, nước ối được tạo ra chủ yếu do sự thẩm thấu huyết thanh mẹ qua nhau thai.

Trong 3 tháng tiếp theo, nước ối được hình thành chủ yếu do thai nhi. Hai nguồn nước ối chính do nước tiểu tiết ra từ thận và dịch từ phổi của thai nhi.

Khi thai nhi lớn hơn, nó sẽ sản sinh nhiều nước ối hơn và tăng đến khoảng tuần thứ 32. Lượng nước ối khi đó sẽ duy trì ổn định và đến khoảng tuần 37 – tuần 42 thì bắt đầu giảm.

Một số phụ nữ mang thai có thể có lượng nước ối quá nhiều (đa ối) hoặc quá ít (thiếu ối). Bất kỳ thay đổi nào của nước ối đều có thể gây nguy cơ cho mẹ và thai nhi, vì vậy việc hiểu được những vấn đề này là cách kiểm soát tốt nhất trong thai kỳ.

B. Đo chỉ số nước ối

Lượng nước ối được đo bằng cách siêu âm. Sau một số phép đo sẽ đưa ra chỉ số nước ối (AFI).

  • AFI từ 6 – 25cm là bình thường,
  • AFI <= 5cm là thiếu ối,
  • AFI >25 cm là đa ối.

C. Thiếu ối

Thiếu ối là tình trạng không đủ lượng nước ối bao quanh thai nhi ở trong tử cung.

1. Nguyên nhân gây thiếu ối

Các nguyên nhân chính:

Có nhiều trường hợp không thể xác định nguyên nhân nếu mẹ bị thiếu ối trong khoảng thời gian sớm hơn của tam cá nguyệt thứ ba.

2. Biến chứng của thiếu ối

Những biến chứng liên quan đến thiếu ối khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và giai đoạn mang thai. Thường thì nếu thiếu ối xảy ra càng sớm thì càng nguy hiểm.

Lượng ối giảm có thể đe dọa sự phát triển của thai nhi:

  • Phổi kém phát triển
  • Sinh non
  • Tật bàn chân
  • Thai ngôi mông (em bé không thể quay đầu xuống)
  • Nhiễm trùng nếu vỡ ối

3. Điều trị thiếu ối

Đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị thiếu ối thật sự hữu hiệu. Để cải thiện tình hình, có thể truyền dung dịch (truyền ối).

C. Rò rỉ hay vỡ ối

Rò rỉ hay vỡ ối là một trong những nguyên nhân chính gây nên thiếu ối dẫn đến các nguy cơ gây viêm nhiễm hay sinh non. Kiểm soát tình trạng này bằng cách:

  • Khám để chẩn đoán bệnh
  • Siêu âm
  • Nhập viện
  • Dùng kháng sinh
  • Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng như nhiệt độ tăng, tăng nhịp tim của mẹ hay thai nhi, những thay đổi trong âm đạo, đau bụng, các triệu chứng như cúm hoặc giảm các cử động của thai nhi.

D. Đa ối

Đa ối là tình trạng có quá nhiều dịch ối bao quanh em bé trong tử cung.

1. Nguyên nhân gây đa ối

Các nguyên nhân chính:

2. Biến chứng của đa ối

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà đa ối có thể làm tăng nguy cơ khi mang thai với những biến chứng sau:

  • Sinh non
  • Vỡ hay rò rỉ ối
  • Sa dây rốn
  • Nhau bong non (khi nhau thai tách ra khỏi tử cung)
  • Băng huyết sau sinh (chảy máu nghiêm trọng sau khi sinh em bé)
  • Chết yểu

3. Điều trị đa ối

Việc kiểm soát tình trạng đa ối còn tùy thuộc vào nguyên nhân. Ví dụ, tăng cường việc kiểm soát tiểu đường ở mẹ bầu có thể làm giảm đa ối.

Một số trường hợp đa ối có thể phải loại bỏ bớt lượng nước ối dư thừa để giảm nguy cơ vỡ ối và sinh non. Thủ thuật này có thế phải thực hiện lặp lại trong thời gian mang thai.

Kiểm soát lượng nước ối

Nếu có chẩn đoán thiếu ối hay đa ối sẽ được yêu cầu siêu âm để theo dõi lượng nước ối trong quá trình mang thai.

E. Bất thường về màu sắc nước ối

Són tiểu là sự rỉ nước tiểu ra ngoài không kiểm soát, trong y học gọi là tiểu không kiểm soát. Nhưng với những bà mẹ mang bầu, có những trường hợp nước ối rỉ ra khiến mẹ bầu bối rối không hiểu liệu là nước ối hay bị són tiểu.

Cách phân biệt dễ nhất là dựa vào màu sắc: Nước ối ban đầu có màu trắng trong và khi thai càng phát triển thì màu càng đục dần, còn nếu chất lỏng chảy ra có màu vàng thì có thể các mẹ bị són tiểu. Dựa vào màu sắc của nước ối có thể nhận thấy sự bất thường của thai nhi:

  • Nước ối xanh đục như lẫn mủ, mùi hôi: dấu hiệu của nhiễm trùng ối, bé có nguy cơ bị nhiễm trùng trong tử cung.
  • Nưới ối dơ hay màu xanh rêu sệt lẫn phân su: thai nhi suy yếu trầm trọng trong bụng mẹ, đe dọa tính mạng
  • Nước ối màu đỏ nâu: bé không còn sống trong bụng mẹ hay thai đã bị chết lưu.
  • Nước ối vàng xanh: thai nhi chậm phát triển hay tán huyết thai nhi.

(Theo brochures – Tăng Minh Nga dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)

9 thoughts on “3 bất thường về nước ối mẹ bầu cần biết”

  1. Các chị oi có ai bi nước ối có hồi âm chưa tư vấn e vs e lo quá e 40 tuần rồi nay ngay dư sinh cưa e bs bao ối e bẩn có nguy hiểm bé ko các mẹ

    Reply
  2. e đi siêu âm đã quá 40 tuần bs bảo lượng nc ối trung bình,dịch ối có nhiều phản âm có sao k ạ

    Reply
  3. Hôm nay mình đi khám thai 40 tuần bác sĩ bảo mình đa ối. Không biết mẹ nào giống mình không. Mình hỏi bs thì bảo không sao nhưng khi về nhà lên mạng đọc thấy lo lo

    Reply
  4. Em mang thai ở tuần 33 thỉnh thoảng em có ra ít nước màu trắng trong kèm theo ít dịch trắng giống đậu liệu có sao ko ạ

    Reply
    • Còn mình thì rỉ nước ối mình lo quá không biết làm thế nào mọi người tư vấn hộ mình với

      Reply

Leave a Comment