Ngứa khi mang thai hoặc sau khi sinh em bé

rượu gừng nghệ hạ thổ của Út Em Shop

Ngứa da khi mang thai hoặc sau khi sinh có phải là điều bình thường?

Út Em chào các mẹ.

Rõ ràng ngứa KHÔNG phải là triệu chứng hiếm gặp, đặc biệt là khi vùng da xung quanh bụng và ngực của các mẹ bầu đang phải giãn ra từng ngày. Trong đó một phần nguyên nhân gây ra ngứa là do thay đổi nội tiết tố.

Tránh quá lo: Đa số trường hợp ngứa da khi mang thai không nguy hiểm, tuy nhiên nếu ngứa nặng hoặc lâu các mẹ nên đi khám bác sĩ cho an tâm nhé.

Một số phụ nữ khi mang thai bị ửng đỏ da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và thỉnh thoảng cảm thấy ngứa. Tình trạng này xuất hiện do sự gia tăng nồng độ estrogen và sẽ biến mất ngay sau khi sinh bé.

Ngứa da

Da khô và một vài bệnh về da gây ngứa thông thường sẽ trở nên ngứa hơn khi mang thai. Bệnh vảy nến và bệnh Eczema (viêm da cơ địa) lại có 2 chiều hướng đối lập:

Nhiều phụ nữ cho biết bệnh đã bớt nghiêm trọng hơn, trong khi một vài thấy người khác lại cho rằng việc mang thai làm cho bệnh của họ trở nên tồi tệ hơn.

Ngoài ra, có một vài trường hợp đặc biệt dưới đây gây ra cho các mẹ những nốt mẩn ngứa lớn hoặc ngứa toàn thân mà không nổi mẩn.

Các mẹ nên làm thế nào để bớt ngứa?

Để giảm ngứa còn phụ thuộc một phần vào nguyên nhân gây ngứa. Nếu các mẹ chỉ bị ngứa đơn giản do da bị căng giãn hoặc bị khô, các biện pháp dưới đây sẽ dễ dàng giúp giảm ngứa:

  • Tránh tắm dưới vòi sen hoặc tắm bồn bằng nước nóng, nó có thể làm các mẹ bị khô da và làm cho triệu chứng ngứa trở nên tồi tệ hơn. Sử dụng xà phòng dịu nhẹ, không mùi (do một số mùi hương có thể gây kích thích) và tắm thật sạch, sau đó lau khô bằng khăn bông mềm.
  • Tắm với cám gạo thường xuyên cũng là một biện pháp hữu hiệu các mẹ nhé.
  • Bôi kem dưỡng ẩm không mùi sau khi đã tắm rửa và lau khô sạch sẽ. Các mẹ nên sử dụng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như dầu dừa để tăng độ ẩm cho da.
  • Đặt những miếng gạc mát, ẩm vào vùng da bị ngứa.
  • Tránh đi ra ngoài đường vào giờ nắng nóng bởi nhiệt độ nóng nực ngoài trời sẽ dễ khiến cho da các mẹ ngứa hơn.
  • Mặc quần, quần áo bằng vải cotton mềm mịn, thông thoáng.

Nếu các mẹ đang bị nổi phát ban nghiêm trọng hoặc rất ngứa, các biện pháp trên có lẽ sẽ không hoàn toàn khắc phục được. Các mẹ sẽ phải cần đến lời khuyên tư vấn của bác sĩ để dùng kèm theo kem bôi hoặc thuốc uống.

(PS) - Có thể mẹ quan tâm:
ruou-gung-nghe

Sản Phẩm Chăm Sóc Mẹ Sau Sinh: Rượu gừng nghệ hạ thổ (180K / lít) và túi muối thảo dược (170K / túi) của Út Em Shop có tác dụng giảm mỡ bụng, cải thiện vòng eo sau khi sinh em bé. Ngoài ra, dùng lau người hoặc pha nước tắm sau sinh để chống lạnh, phòng bệnh hậu sản.

- Hotline mua hàng:

hoặc bạn click icon bên dưới để gửi Inbox Facebook:


xem Fanpage:

Rượu Muối

Nếu không tiện gọi điện hoặc inbox Facebook bạn có thể đặt hàng qua form trực tuyến:

Đặt Mua Online

Khi nào thì nên gặp bác sĩ?

Hãy thông báo ngay cho bác sĩ của mình biết nếu các mẹ lên một lớp phát ban mới, tình trạng da trở nên xấu hơn hay ngứa ngáy toàn thân mặc dù cơ thể không nổi phát ban.

Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng, chẩn đoán chúng và có thể sẽ giới thiệu các mẹ đến một bác sĩ chuyên khoa về da liễu khác.

Trong một số trường hợp bệnh đi kèm các triệu chứng này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe em bé và các mẹ sẽ cần một chế độ theo dõi đặc biệt, do vậy các mẹ đừng chủ quan nhé!

Liệu có phải ngứa không đi kèm phát ban là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng nào đó?

Ngứa trầm trọng trong giai đoạn mang thai thứ hai và thứ ba có thể là một dấu hiệu của chứng ứ mật trong gan của thai kỳ (ICP). Đây là một bệnh có ảnh hưởng đến gan xảy ra ở mỗi 1% phụ nữ mang thai ở Mỹ.

Khi mật không chảy bình thường trong các ống nhỏ của gan, muối mật tích tụ trong da và khiến các mẹ bị ngứa. Ngứa có thể xuất hiện đầu tiên ở lòng bàn chân và lòng bàn tay, sau đó dễ lan ra nhiều vùng, một số mẹ còn cảm thấy ngứa toàn thân. Các cơn ngứa có thể rất dữ dội và thường nặng hơn vào ban đêm.

Ban đầu triệu chứng của bệnh chỉ là ngứa. Bệnh sẽ không tự nổi nốt phát ban, nhưng khi hết chúng sẽ để lại làn da trầy xước, sưng và đỏ tấy ở nơi gãi nhiều. Một số phụ nữ có các triệu chứng khác chẳng hạn như chán ăn, buồn nôn nhẹ, và mệt mỏi. Một số ít phụ nữ còn bị vàng da nhẹ.

Hãy gọi bác sĩ hoặc nữ hộ sinh nếu các mẹ nghĩ rằng mình đã mắc phải chứng ứ mật trong gan vì nó có thể gây ra rắc rối cho em bé. Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng và đưa ra những chẩn đoán phù hợp cho việc điều trị.

ICP làm tăng nguy cơ thai bị chết lưu, do đó các mẹ nên siêu âm định kỳ và theo dõi tim thai để kiểm tra sức khỏe em bé, đồng thời xét nghiệm máu để kiểm tra chứa năng hoạt động của gan. Các mẹ sẽ được điều trị với các loại thuốc làm tăng chức năng hoạt động của gan, giảm ngứa và không gây tổn hại đến sức khỏe của em bé.

Nếu siêu âm hoặc theo dõi tim thai chỉ ra vấn đề nghiêm trọng, bà bầu sẽ phải ngay lập tức sinh em bé. Hoặc cũng có thể còn tùy và mức độ trưởng thành của thai nhi và thời gian mang thai để chờ thêm cho đến lúc bé đủ điều kiện lọt lòng. Có khả năng mẹ bầu sẽ phải áp dụng biện pháp đẻ non trước ngày sinh nở.

Vấn đề này sẽ biến mất từ 1-2 ngày cho đến 1 tuần sau khi sinh em bé. ICP thường xảy ra một lần nữa trong lần mang thai tiếp theo của các mẹ, vì vậy các mẹ hãy thông báo trước điều này cho bác sĩ của mình. Một số phụ nữ khi sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố cũng mắc phải chứng ứ mật trong gan với các triệu chứng giống với các mẹ đang mang thai như ngứa và suy gan.

Những nguyên nhân gây ngứa khi mang thai là gì?

Khi mang thai có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau gây hiện tượng nổi mẩn ngứa ở các mẹ bầu. Các triệu chứng đó do nhiều nguyên nhân xen lẫn nhau, và việc xác định nguyên nhân cụ thể sẽ khó mà chính xác được. Vì vậy, các mẹ không nên tự chẩn đoán nguyên bệnh cho mình. Dưới đây sẽ đề cập tới một số khả năng gây ngứa khi mang thai:

Bệnh sẩn ngứa mề đay và phát ban thai kỳ (PUPPP)

Có tới 1 % phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này, biểu hiện đặc trưng là các nốt mẩn ngứa, mụn đỏ và mảng mề đay nổi sần như tổ ong trên bụng. Hiện tượng này được gọi là bệnh sẩn ngứa mề đay (PUPPP), hay còn được gọi là phát ban đa dạng.

PUPPP thường xuất hiện ở giai đoạn mang thai thứ ba, hoặc có thể xuất hiện sớm hơn, đôi khi là trong hai tuần đầu sau khi sinh con. Những phụ nữ mang thai đôi và mang thai con đầu lòng sẽ dễ gặp phải hiện tượng này hơn. Nhưng nguyên nhân gây ra PUPPP vẫn chưa được xác định.

Chứng phát ban, có thể gây ra cảm giác rất ngứa, lúc đầu thường xuất hiện trên vùng bụng, xung quanh hoặc trên các vết rạn da (nếu có). Nó có thể lan ra đùi, mông, lưng, và hiếm hơn là ở phần cánh tay và chân. Vùng cổ, mặt, tay, chân thường ít khi xuất hiện.

Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh có thể sẽ kê toa thuốc mỡ bôi để giảm ngứa. Đôi khi phải dùng kháng histamine. Trong trường hợp nghiêm trọng, các mẹ có thể phải sử dụng steroid uống.

Các mẹ hãy yên tâm bởi PUPPP sẽ không gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé đâu. Hiện tượng này thường biến mất trong vòng vài ngày sau khi sinh, mặc dù đôi khi có thể là trong vài tuần. Hơn nữa, chứng bệnh này hiếm khi xuất hiện trở lại trong lần mang bầu tiếp theo.

Bệnh ngứa sần khi mang thai

Bệnh này tương đối hiếm (đôi khi được gọi là sần ngứa phát ban thai kỳ), biểu hiện bệnh đặc trưng bởi nhiều nốt mẩn nhỏ xíu, ban đầu trông giống như vết bọ cắn. (về sau, do gãi mà lan ra, hình thành các vết cắt, vảy sần).

Bệnh ngứa sần khi mang thai thường xuất hiện vào cuối giai đoạn mang thai thứ hai hoặc đầu giai đoạn mang thai thứ hai. Chứng phát ban, có thể rất ngứa và khó chịu, thường xuất hiện trên chân tay hoặc phần thân của cơ thể. Để điều trị, có thể sử dụng thuốc bôi và thuốc kháng histamine. Trong một số trường hợp, có thể cần dùng đến steroid uống.

Ngứa khi mang thai thường sẽ hết ngay sau khi sinh con, mặc dù có thể kéo dài đến ba tháng sau khi sinh, và hiện tượng này có thể tiếp diễn ở thai kỳ sau. Tuy nhiên, bệnh không gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Các bệnh da bọng nước (Gestationis Pemphigoid)

Trong những trường hợp rất hiếm, một số phụ nữ mang thai sẽ phát triển hiện tượng bệnh, ban đầu gây ra nốt phát ban rất ngứa rồi sau đó tạo thành các nốt phồng rộp lớn, bọng nước. Hiện tượng này được gọi là bệnh da bọng nước (gestationis pemphigoid hoặc gestationis herpes vì biểu hiện bề ngoài tương đối giống nhau, mặc dù bệnh không hề liên quan tới loại virus herpes).

Bệnh thường bắt đầu ở giai đoạn mang thai thứ hai hoặc thứ ba, nhưng nó vẫn có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, kể cả ở những tuần đầu hoặc tuần thứ hai sau khi sinh. Chứng phát ban thường xuất hiện ở xung quanh rốn và cũng có thể lan sang các bộ phận khác trên cơ thể, cũng như ở cánh tay và chân, kể cả lòng bàn tay và lòng bàn chân nữa. Bệnh này thường được điều trị bằng Steroid uống.

Tình trạng bệnh có thể xuất hiện và biến mất trong suốt thai kỳ, và nó thường tái phát trong thời kỳ hậu sản. Trên thực tế, có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để bệnh giảm nhẹ sau khi sinh con. Có một số bằng chứng cho thấy việc cho con bú cũng có thể giải quyết tình trạng bệnh nhanh chóng hơn.

Các bệnh da bọng nước thường nghiêm trọng hơn chứng PUPPP hoặc bệnh ngứa sần khi mang thai vì nó liên quan tới tăng nguy cơ sinh non, các vấn đề phát triển thai nhi, và có thể gây thai chết lưu. Vì vậy, nếu các mẹ phát triển tình trạng bệnh, thì quá trình mang thai cần phải theo dõi chặt chẽ. Trong số ít trường hợp, các bé sơ sinh cũng sẽ phát triển hiện tượng phát ban, mặc dù bệnh thường nhẹ và biến mất trong vòng một vài tuần.

Các bệnh da bọng nước thường sẽ diễn ra trong lần mang thai tiếp theo và có xu hướng nghiêm trọng hơn. Một số báo cáo nghiên cứu cho rằng thuốc tránh thai có thể gây tái phát bệnh ở phụ nữ.

Chốc lở dạng herpes

Đây là một loại bệnh hiếm gặp. Mặc dù có tên là “Chốc lở dang Herpes”, nhưng nó không liên quan đến loại virus herpes hoặc hay hiện tượng nhiễm khuẩn gây chốc lở da. Thay vào đó, nó là một dạng của bệnh vẩy nến thai kỳ.

Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn mang thai thứ ba (mặc dù có thể xuất hiện sớm hơn) và biểu hiện đặc trưng là các vùng ra nổi mẩn đỏ lan rộng với nhiều mụn mủ nhỏ, có thể tạo thành mảng da có mụn mủ màu trắng lớn. Hiện tượng bệnh có thể xuất hiện trên đùi, bẹn, nách, quanh rốn, dưới ngực và những nơi khác. Bệnh có thể gây đau nhưng thường không ngứa.

Chốc lở dạng herpes cũng có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, sốt và ớn lạnh. Các biến chứng khác cũng có thể xảy ra. Vì vậy, sức khỏe của các mẹ và bé cần được theo dõi chặt chẽ.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh để được điều trị bằng thuốc và các phương pháp khác nhau. Bệnh sẽ biến mất sau khi sinh con nhưng có thể tái phát ở lần mang thai tiếp theo.

(Út Em Shop dịch và tổng hợp từ BabyCenter)

Túi muối thảo dược chăm sóc mẹ sau sinh

4 thoughts on “Ngứa khi mang thai hoặc sau khi sinh em bé”

  1. bac si cho e hoi e mag bau va bi ngua vao thag cuoi cua thai ky va den sau khi sinh e be tinh trag ngua van k het bac di cho e hoi tinh trag ngua nhu vay co nguy hiem khong ak

    Reply
  2. Chào bác sĩ ạ. Em bị vài vết xước nhỏ màu đỏ trên mặt và hơi ngứa. Em mới sinh em bé được một tháng rưỡi rồi. Bác sĩ cho em biết là em bị bệnh gì vậy. Và cách điều trị bệnh đó như thế nào vậy ạ. Em cảm ơn bác sĩ nhiều lắm

    Reply

Leave a Comment