Mang thai tháng thứ 6 – mẹ cần lưu ý những gì?

Út Em chào các mẹ.

Như vậy là mẹ vừa trải qua tháng thứ năm của thai kỳ rồi, chúc mừng mẹ đã bước sang tháng thứ 6.

Hôm nay chúng ta sẽ xem mẹ và em bé có điều gì thú vị nhé?

A. Những thay đổi về thể chất khi mang thai tháng thứ 6

Những ngày đầu khi mang thai tháng thứ 6, các mẹ có thể phân biệt được những bộ phận khác nhau của thai nhi thông qua thành bụng.

Các mẹ cũng sẽ nhận thấy những chuyển động của thai nhi và có thể đánh giá được đâu là thời gian ngủ, thời gian thức của bé. Lịch trình này của thai nhi cũng nên được theo dõi tiếp vì có thể bé sẽ giữ thói quen đó sau khi sinh ra.

Những ngày cuối của giai đoạn mang thai tháng thứ 6 sẽ là khoảng thời gian tuyệt vời bởi vì cả chồng và nhiều người khác cũng đã cảm nhận được chuyển động của bé bên trong bụng mẹ.mang thai tháng thứ 6

Cân nặng của các mẹ bầu trong những tháng cuối này tương đối ổn định. Thực tế, bước vào giai đoạn nửa sau này là thời kỳ các mẹ đã đạt được sự tăng cân tối đa khi mang thai.

Mỗi mẹ chỉ cần tăng 0,5kg mỗi tuần trong tháng này. Đến cuối tháng mang thai thứ 6, các mẹ sẽ có cảm nhận rõ ràng hơn về cân nặng, đặc biệt là tiếp tục thấy nặng nề ở vùng xung quanh ngực cũng như bầu vú.

Lúc này, tử cung đủ nặng và tạo áp lực lên các mạch máu, khiến các mẹ bị đau lưng nếu nằm ngửa. Điểm đáy của tử cung đã phát triển lên phía trên, cao hơn rốn.

Những triệu chứng của bệnh trĩ, ngứa bụng, hay quên và nhiều biểu hiện khác vẫn tiếp tục xuất hiện và các mẹ sẽ cảm thấy vụng về hơn trong sinh hoạt hàng ngày của mình vì cơ thể đang quá to và cồng kềnh.

Khi mang thai tháng thứ 6, các mẹ bắt đầu thấy sự hiện diện của các cơn co thắt Braxton Hicks. Nó giống như tử cung bị căng ra một chút như lúc chuẩn bị sinh. Những cơn co thắt này sẽ thường xuyên hơn nhất là giai đoạn càng về cuối này. Các mẹ sẽ thấy đau giống như bị khâu và di chuyển dần dần hai bên bụng trong suốt cơn đau vì nó bị gây ra bởi sự co kéo của dây chằng gắn liền với tử cung. Những cơn đau này có thể biến mất trong khoảng thời gian sau nhưng cũng có thể tiếp diễn trong suốt thời gian mang thai đó.

Thời gian mang thai tháng thứ 6 và những tháng sau đó, các mẹ có thể thấy đau nhức ở chân và bàn chân do sự tăng trọng lượng của cơ thể. Hiện tượng chuột rút ở chân, ợ nóng, đau lưng sẽ phổ biến hơn. Tử cung ngày càng to ra chèn vào bàng quang khiến các mẹ đi tiểu nhiều hơn.

Tình trạng tăng lưu thông, tuần hoàn máu khiến cho khuôn mặt của các mẹ trông hồng hào và khỏe mạnh hơn. Những vết rạn da màu hồng sẽ hình thành trên da của các mẹ vì sự căng da từ bên trong. Nhưng các mẹ không nên lo lắng quá bởi vì những vết đó sẽ mất dần sau khi sinh.

B. Đếm những cú đạp của thai nhi

Việc theo dõi và đếm những cú đạp của thai nhi bắt đầu từ khi mang thai tháng thứ 6 luôn được mọi người khuyến khích các mẹ thực hiện vì đó là cách để chắc chắn thai nhi vẫn ổn định.

Mỗi ngày, hãy ghi lại khoảng thời gian thai nhi đạp, xoay mình hoặc tạo ra tiếng động được 10 lần. Thông thường, các mẹ sẽ cảm nhận thấy ít nhất 10 chuyển động trong vòng 2 tiếng đồng hồ nhưng cũng có thể thấy nhiều hành động của thai nhi hơn trong thời gian ngắn hơn. Một cách tính khác là theo dõi thời gian thai nhi được 3 chuyển động. Trung bình, các mẹ sẽ cảm nhận được ít nhất 3 lần máy thai trong nửa giờ đồng hồ.

Các mẹ sẽ dần nhận ra được biểu đồ thai máy bao gồm thời gian và số lần thai chuyển động. Nếu thấy những gì mình theo dõi bị lệch quá nhiều so với thông thường thì nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra.

C. Thăm khám sức khỏe trong khi mang thai tháng thứ 6

Khám thai tháng thứ 6 cũng không có gì khác so với tháng trước. Các bác sĩ sẽ vẫn kiểm tra những vấn đề sau đây:

  • Cân nặng
  • Huyết áp
  • Nước tiểu
  • Nhịp tim thai nhi
  • Kích cỡ và hình dạng của tử cung
  • Vị trí của thai nhi
  • Sưng chân hoặc mắt cá chân, đặc biệt nếu kèm theo các triệu chứng đau đầu, thay đổi tầm nhìn, đau bụng vì đó có thể là dấu hiệu của tăng huyết áp thai kỳ

[adinserter block=”11″]

D. Xét nghiệm trong khi mang thai tháng thứ 6

Theo khuyến cáo từ các bác sĩ, những mẹ mang thai trong giai đoạn 24-28 tuần thì nên làm xét nghiệm về chứng tiểu đường thai kỳ. Nếu bác sĩ theo dõi các mẹ thấy có nguy cơ bị tiểu đường khi mang thai, họ sẽ yêu cầu các mẹ xét nghiệm từ sớm khi thai nhi mới được 13 tuần.

Trong xét nghiệm này, các mẹ buộc phải uống một cốc nước có nhiều đường glucozơ và sau đó một tiếng, bác sĩ sẽ lấy một ít máu làm mẫu để kiểm tra. Nếu kết quả cho thấy có xu hướng bị tiểu đường, các mẹ sẽ phải làm xét nghiệm sàng lọc lần thứ 2.

E. Những điều đáng lo ngại trong thời gian mang thai tháng thứ 6

Tháng này, các mẹ nên chú ý đến những dấu hiệu của việc sinh non để tìm sự giúp đỡ nếu cần thiết. Những triệu chứng đó là:

  • Xuất hiện nhiều hơn 5 cơn co thắt trong một giờ
  • Chảy máu âm đạo
  • Sưng phần mặt hoặc tay
  • Đi tiểu buốt
  • Nhói đau trong dạ dày hoặc đau dai dẳng
  • Nôn liên tục hoặc nguy cấp
  • Đau lưng dưới âm ỉ
  • Dịch âm đạo ra nhiều, đột ngột
  • Có áp lực tác động lên khung chậu

F. Sức khỏe và làm đẹp cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 6

Đến tháng thứ 6, thai nhi đã dần hoàn thiện tương tự bé sơ sinh, các bộ phận thêm cứng cáp hơn và thực hiện được những động tác thai máy như các mẹ đã biết. Vì vậy, việc bổ sung dưỡng chất luôn là điều cần thiết. Bên cạnh đó, các mẹ được khuyên là nên bắt đầu những bài tập cơ chậu như bài tập Kegel để chuẩn bị dần cho giai đoạn sinh nở đón bé chào đời.

Về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mang thai tháng thứ 6, ngoài những dưỡng chất chung cần thiết trong cả quá trình mang thai gồm axit folic, sắt, vitamin, canxi…các mẹ cần chú ý nhiều hơn đến vitamin A. Vì ở tháng mang thai thứ 6, mắt các mẹ thường bị khô và suy giảm thị lực nên việc tăng cường những thực phẩm hoặc viên uống giàu vitamin A là điều vô cùng quan trọng. Hơn nữa, nó cũng giúp bé giảm tình trạng bị hen suyễn sau khi sinh.

Những vết rạn da bắt đầu làm cho các mẹ trở nên tự ti, lo lắng. Mặc dù không thể xóa bỏ hoàn toàn những vết này do thai nhi ngày càng phát triển lớn hơn, làm da bị căng hơn nhưng các mẹ có thể lựa chọn những sản phẩm làm tăng độ đàn hồi cho da và làm mềm da hơn như dầu dừa, dầu oliu…

(Theo Aboutkidshealth – Phạm Thị Thủy dịch và tổng hơp – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)

4 thoughts on “Mang thai tháng thứ 6 – mẹ cần lưu ý những gì?”

  1. e đang mang thai tháng thứ 6 mà bỗng dưng bị đau buốt lưng nơi thắt lưng và bụng bên trái ngang rốn bị đau nhói có sao k ạ?

    Reply
  2. E đang thai ở tuần thứ 25 mà thỉnh thoảng e đau dâm2 ở bụng .e đi khám bác sĩ bảo không sao.vậy cho e hỏi đấy là hiện tượng gì ak.? E cảm ơn

    Reply
  3. E đang mang thai ở tháng thứ 6tuần trước e vừa xuất viện,bsĩ chẩn đoán la e bị rỉ ối,2ngày sau e lại thấy xuất hiện dịch màu nâu ,e quay lại bv họ bảo k vấn đề j,co cho e thuốc đặt âm đạo.đến bây giờ e vẫn thấy xuất hiện dịch màu nâu,e muốn hỏi như vậy có sao k ạ,e cảm ơn

    Reply

Leave a Comment