Mang thai tháng thứ 5 – mẹ cần lưu ý những gì?

Út Em chào các mẹ.

Như vậy là mẹ vừa trải qua tháng thứ tư của thai kỳ rồi, chúc mừng mẹ đã bước sang tháng thứ 5.

Hôm nay chúng ta sẽ xem mẹ và em bé có điều gì thú vị nhé?

A. Những thay đổi về thể chất khi mang thai tháng thứ 5

Thai nhi sẽ nghịch ngợm hơn ở giai đoạn mang thai tháng thứ 5, bé sẽ “quậy” thường xuyên hơn vào buổi tối.

Các mẹ có thể cảm nhận được những chuyển động của bé và những cú đạp ngay từ những ngày đầu tháng.

Đến cuối tháng, thai nhi sẽ ổn định lịch trình ngủ nghỉ và hoạt động hơn. Để ý một chút, các mẹ sẽ thấy bé hoạt động mạnh nhất khi các mẹ cố gắng nghỉ ngơi.mang thai tháng thứ 5

Những biểu hiện của cơ thể khi mang thai tháng thứ 5:

  • Mệt mỏi
  • Táo bón
  • Ợ nóng
  • Đầy hơi, ợ hơi
  • Nghẹt mũi hoặc chảy máu cam
  • Chảy máu nướu
  • Tăng sự thèm ăn
  • Sưng mắt cá chân
  • Chân đau nhức
  • Giãn tĩnh mạch
  • Chảy dịch âm đạo trắng
  • Rạn da
  • Khó thở
  • Đau lưng
  • Thay đổi sắc tố da
  • Hay quên

Những ngày đầu khi mang thai tháng thứ 5, nhịp tim bắt đầu tăng cao để cung cấp thêm máu, đáp ứng nhu cầu về oxy của thai nhi.

Cân nặng sẽ tập trung ở phần hông cũng như phần bụng. Hãy nhớ rằng cần tập thể dục nhẹ nhàng trong khi mang thai.

Tuần 20 là tuần các mẹ đã bước vào giai đoạn nửa thứ hai của thai kỳ. Rốn có thể bị lồi ra do tử cung chèn ra phía trước.

Tử cung phát triển cũng đẩy lên phía trên đối nghịch với phổi và tạo áp lực đẩy bụng hướng ra ngoài. Do đó, các mẹ cảm thấy khó thở hơn vì phổi ít không gian hoạt động hơn so với những cơ quan nội tạng khác.

Bụng to ra khi mang thai tháng thứ 5 có thể khiến các mẹ thấy bị khó chịu khi thắt dây an toàn khi đi xe nhưng vẫn cần phải đeo chúng khi đi lại bằng xe máy hoặc ô tô. Nên thắt chặt đai dưới bụng, vòng qua xương chậu và đùi trên.

Nếu có thêm dây đeo vai, hãy đeo thêm chúng lên vai, không để dưới cánh tay, kéo dài 2 bên bụng lên đến vai.Túi khí trong xe ô tô là một vật cần thiết nếu các mẹ ngồi ở ghế trước, còn bình thường tốt hơn mẹ nên ngồi ghế sau.

Ngực của các mẹ khi mang thai tháng thứ 5 cũng to ra. Núm vú trở nên mềm hơn và có thể có nhiều vết sần nhỏ xuất hiện xung quanh do tuyến bã nhờn tiết ra.

Hooc-môn trong cơ thể cũng có thể gây giãn tĩnh mạch và làm chân bị đau. Để giảm hiện tượng giãn tĩnh mạch, các mẹ hãy nâng chân lên bất cứ lúc nào và cố gắng tránh đứng lâu. Các mẹ hãy yên tâm vì việc giãn tĩnh mạch có thể biến mất ngay sau khi sinh.

Ở tháng này và phần còn lại của thai kỳ, các mẹ có khả năng bị mất ngủ vì những lần tắm thường xuyên và không thấy thoải mái vào ban đêm. Sự mệt mỏi có thể quay lại vì cơ thể bị tăng cân nhiều. Cần đi khám sức khỏe nếu thấy quá mệt mỏi vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu.

Bắt đầu ở khoảng giữa thời gian mang thai tháng thứ 5, các mẹ sẽ thấy ngứa quanh bụng nên hãy mặc những bộ đồ rộng làm từ sợi thiên nhiên.

Bàn chân và mắt cá chân bị sưng lên vì cơ thể đang chứa nhiều chất lỏng hơn bình thường và có xu hướng tập trung ở bàn chân vào cuối ngày.

Do vậy mẹ cần chọn đi những loại giày bệt, thoải mái và nói với bác sĩ nếu thấy hiện tượng này đi kèm triệu chứng nhức đầu, thị giác kém hơn hoặc đau bụng vì đấy có thể là những dấu hiệu của tăng huyết áp trong thời gian mang thai.

Đến cuối tháng mang thai thứ 5, các mẹ có thể thấy thêm một vài cơn đau nhức. Thai nhi phát triển làm tử cung to ra, chèn ép đẩy những xương sườn bên dưới ra phía ngoài một chút nên gây đau. Việc mát-xa và thư giãn sẽ giúp ích trong việc làm giảm những cơn đau này.

Nhiều hooc-môn thai kỳ có thể là nguyên nhân làm cho tầm nhìn của các mẹ bị hạn chế, ít sắc nét hơn và tất nhiên khiến các mẹ không được thoải mái. Tầm nhìn sẽ quay trở lại bình thường sau khi các mẹ sinh em bé. Do đó, tốt nhất là các mẹ không cần mua kính hay thay lens mắt mới khi mang thai.

B. Thăm khám khi mang thai tháng thứ 5

Giai đoạn mang thai tháng thứ 5, khi đi khám thai, các mẹ vẫn được kiểm tra những vấn đề tương tự như những tháng trước. Bác sĩ sẽ kiểm tra:

  • Cân nặng
  • Huyết áp
  • Nước tiểu
  • Nhịp tim thai nhi
  • Kích cỡ và hình dạng tử cung
  • Chiều cao của tử cung hay là điểm đáy tử cung
  • Độ sưng lên của chân hoặc mắt cá chân, đặc biệt nếu có biểu hiện kèm theo như đau đầu, sự thay đổi về tầm nhìn, đau bụng

[adinserter block=”11″]

C. Những xét nghiệm trong tháng mang thai thứ 5

Một số chị em phụ nữ gặp phải vấn đề gì bất thường có thể được khuyến nghị xét nghiệm cordocentesis – lấy mẫu máu rốn qua da (chọc dây rốn) để xác định chẩn đoán về bất thường nhiễm sắc thể hoặc theo dõi sự phát triển của thai nhi nếu có bất cứ vấn đề đặc biệt nào.

Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ chọc một cây kim rỗng thông qua thành bụng của người mẹ để vào tĩnh mạch của dây rốn, gần với nhau thai và lấy một chút máu của thai nhi. Xét nghiệm này chỉ được thực hiện sau tuần 18 của thai kỳ để chắc chắn rằng những mạch máu đã đủ lớn để lấy được máu.

D. Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 5

Mặc dù khi thai nhi đã được 5 tháng, cơ thể có nặng nề hơn do thai nhi phát triển và cơ thể bị tích nhiều nước nhưng mọi thứ đã tương đối ổn định vì mẹ bầu đã quá quen với việc mang thai. Tuy nhiên, không phải vì ổn định mà quên mất việc bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và thai nhi.

Thực hiện chế độ ăn hợp lý là một trong những cách tốt nhất để bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho mẹ và thai nhi như axit folic, vitamin, khoáng chất…

Tuy nhiên, ở giai đoạn mang thai tháng thứ 5, các mẹ nên lưu ý bổ sung canxi là chủ yếu vì lúc này thai nhi đang phát triển mạnh mẽ các bộ phận cơ thể, phát triển khung xương làm tăng chiều cao của thai nhi.

Chính vì vậy, ngoài bổ sung dưỡng chất bằng thuốc do bác sĩ chỉ định, các mẹ nên chọn ăn những thực phẩm giàu canxi mà chủ yếu dễ hấp thụ nhất là sữa và các chế phẩm từ sữa.

Ngoài ra mẹ cần hạn chế ăn mặn, giảm lượng muối trong lúc nấu ăn hoặc không ăn những thực phẩm nhiều muối như khoai tây chiên, dưa chua, các loại thịt xông khói…

(Theo Aboutkidshealth – Phạm Thị Thủy dịch và tổng hợp – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)

Leave a Comment