Cách tính ngày dự sinh đơn giản cho mẹ bầu

Út Em chào các mẹ.

Mặc dù các công thức tính ngày dự sinh hiếm khi đạt kết quả chính xác 100% nhưng dù gì nó cũng cho các mẹ biết khoảng thời gian tương đối và nhờ đó mẹ và gia đình có được sự chuẩn bị tốt nhất để đón chào bé yêu.

Trong bài viết này mình có gắn công cụ (tự động) giúp mẹ dự đoán ngày dự sinh.

Tính thời gian mang thai như thế nào?

Phần lớn chu kỳ mang thai diễn ra trong vòng 40 tuần (hoặc 38 tuần kể từ ngày thụ thai). Cách tốt nhất để tính ngày dự sinh là cộng thêm 40 tuần từ lúc có kinh lần cuối.

Đó cũng là cách đáng tin cậy mà bác sĩ thường dùng để ước tính ngày sinh. Nhưng nhớ rằng, nhiều em bé vẫn được sinh bình thường trước hoặc sau 1 – 2 tuần.

cach-tinh-ngay-du-sinh

Hỏi đáp về ngày dự sinh

1. Ngày dự sinh được tính như thế nào?

Thuật ngữ y học “ngày dự sinh” được các bác sĩ đưa ra cho phụ nữ khi mang thai cũng chỉ là ước tính trên cơ sở khoa học. Ngày đó được tính như sau:

Lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối trừ đi 3 tháng trước đó rồi cộng thêm 7 ngày – đó chính là ngày sinh tính sang năm tiếp theo.

Ví dụ, ngày 11 tháng 4 là ngày đầu tiên của chu kì cuối, trừ đi 3 tháng là ngày 11 tháng 1 và cộng thêm 7 ngày nữa là ngày 18 tháng 1. Như vậy ngày 18 tháng 1 năm sau chính là ngày bé chào đời.

Chúng tôi thiết kế một chương trình tính toán tự động để tiện hơn cho bạn ngay bên dưới đây:

2. Liệu có bao nhiêu đứa trẻ được sinh ra đúng ngày dự sinh?

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ 1 trong số 20 đứa trẻ được sinh ra đúng với ngày ước sinh. Bởi vì, một chu kỳ mang thai bình thường xảy ra trong vòng từ 38 đến 42 tuần.

Phần lớn trẻ sơ sinh sẽ ra đời trước hoặc sau 1-2 tuần theo ngày dự sinh của bạn – điều này cũng giúp các gia đình phán đoán đúng ngày bé chào đời.

3. Tại sao đôi lúc cơ chế ngày dự sinh lại không hoạt động?

Phỏng đoán ngày dự sinh hoạt động tốt đối với những người có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Nếu chu kỳ của bạn bất thường, cơ chế làm việc cũng khác.

Giả sử, chu kỳ của bạn diễn ra từ 6 tới 7 tuần một lần và một trong ba tháng không thấy xuất hiện thì chứng tỏ bạn đã mang bầu. Vậy bạn đã thụ thai khi nào? Vì việc dự tính được ngày sinh rất quan trọng cho cả bạn và bác sĩ để cùng chuẩn bị đón bé chào đời.

Nhưng nếu như bạn không nhớ chính xác mình thụ thai lúc nào hay không chắc chắn về thời điểm rụng trứng cuối cùng, hãy sử dụng những yếu tố khác để xác định ngày dự sinh.

[adinserter block=”8″]

4. Còn yếu tố nào để tính ngày dự sinh?

Thực tế sẽ có thêm một vài yếu tố trong việc tính ngày em bé chào đời và kiểm tra thai kỳ:

  • Kích thước cổ tử cung: Việc này sẽ cần phải được chú ý ngay từ lần đầu đi khám thai.
  • Siêu âm sớm: Có thể tính toán ngày dự sinh chính xác hơn, tuy nhiên không phải tất cả phụ nữ đều phải siêu âm sớm. Nhiều bác sĩ điều trị khuyên nên thực hiện thường xuyên nhưng một số khác lại cho rằng chỉ khám khi chu kỳ kinh không đều, đã từng có tiền sử sảy thai hoặc không thể xác định được ngày dự sinh dựa trên kỳ kinh cuối và khám thực thể.
  • Mốc thời gian mang thai: Lần đầu nghe thấy nhịp tim thai nhi (khoảng 9 đến 12 tuần giai đoạn mang thai) cũng như sự chuyển động của thai nhi (khoảng 16 đến 22 tuần) là một manh mối để xác định ngày dự sinh chuẩn xác.
  • Chiều dài vòng bụng hoặc điểm trên cùng cổ tử cung: Được các bác sĩ đo trong mỗi lần khám cũng giúp xác nhận ngày dự sinh. Nếu điểm trên cùng cổ tử cung phát triển ngang rốn thì thai nhi cũng đã được 20 tuần.

5. Liệu có thể thay đổi ngày dự sinh?

Có, ngày dự sinh có thể thay đổi. Hiển nhiên, nếu không có lý do gì đáng quan ngại, bác sĩ có thể thay đổi ngày dự sinh vì một số nguyên nhân phát triển thai kỳ, kể cả trường hợp chu kỳ kinh nguyệt không đều và lần siêu âm đầu không thực hiện, siêu âm lần đầu vào kỳ tam cá nguyệt thứ 2, thậm chí chiều dài bụng hoặc nồng độ AFP bất thường.

6. Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Chăm sóc sức khỏe tiền sản là một trong những yếu tố quan trọng để có một em bé khỏe mạnh nên đừng trì hoãn việc này.

Ngay sau khi dự đoán mình đã mang thai hoặc thử thai dương tính, hãy lập tức hẹn bác sĩ sắp xếp lịch khám nhanh nhất có thể.

7. Mong chờ gì từ lần hẹn khám đầu tiên?

Các mẹ có thể mong chờ việc xét nghiệm lần đầu sẽ xác định được ngày dự sinh cũng như kiểm tra sức khỏe của mẹ và bé, bao gồm xét nghiệm nước tiểu, yếu tố Rh, tuần hoàn máu…Điều này có vẻ tẻ nhạt nhưng sẽ đảm sức khỏe tốt cho mẹ và sự phát triển thai nhi.

(Theo whattoexpect – Phạm Thị Thủy dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)

17 thoughts on “Cách tính ngày dự sinh đơn giản cho mẹ bầu”

  1. E ko nhớ chu kỳ kinh của mình nhưng dự sinh vào ngày 23/10/2018 thì được bo nhiêu tuần rồi ạ

    Reply
  2. mk co kì kinh cuoi la 6/5/17 chậm kinh 15ngay bac si dự đoán la thai dc 6 tuan tuoi.dự kien la 14/2/18 nhu vay theo cach tinh ben tren thi gan dung.lay ngay 6/5 trừ di 3 thang la 6/2 công them 7ngay la 13/2/18 .mk vân mong e be se ra doi cham hơn mot tuan dê mk con an tet va sang nam mơi luon tính tuoi cho dễ hì.cac ban cư tinh theo nhu vay la gan chinh xac nhé

    Reply
  3. Em co kinh vao ngay 20/8/2015 am lich vay ngay du sinh cua e la vao ngay thang bao nhieu vay chi

    Reply
  4. E co kinh tinh theo ngay am lich thi vao 20/8/2015.den thang 9am thi e mat.vay chi cho e hoi ngay du sinh cua e la vao ngay thang bao nhieu vay

    Reply
  5. E co kinh 6/7/2015 va den thang 8 thi mat kinh .cho e hoi ngay du sinh cua e la vao ngay nao v c

    Reply
    • Chào em, bài viết trên đây Shop dịch từ tài liệu nước ngoài mang tính chất tham khảo chung. Các vấn đề cụ thể, chuyên sâu hơn em nên hỏi ý kiến chuyên gia để có câu trả lời tốt nhất nhé.

      Reply

Leave a Comment