Tổng hợp kinh nghiệm bổ sung acid folic, vitamin, sắt, calcium cho bà bầu

Ăn uống đảm bảo sức khỏe với chế độ ăn đa dạng sẽ giúp mẹ bầu hấp thụ được phần lớn vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trong đó có một số vitamin và khoáng chất rất quan trọng cho quá trình mang thai.

Cách tốt nhất để tiếp nhận được vitamin và khoáng chất là từ những món ăn hàng ngày, nhưng khi mang thai các mẹ cần phải bổ sung nhiều hơn một số chất để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Có nhiều loại vitamin và khoáng chất các mẹ cần bổ sung nhưng thông thường vẫn là các loại vitamin A, B, C, D, E, canxi, sắt, axit folic… Tuy nhiên, các mẹ cũng lưu ý cẩn thận khi sử dụng vitamin A hoặc bất cứ loại nào có chứa thành phần vitamin A (retinol) vì nếu quá nhiều vitamin A này sẽ gây hại cho thai nhi sau này.

Nếu muốn tăng cường axit folic hoặc vitamin D bằng thuốc viên thì các mẹ nên chọn loại không có chứa thành phần vitamin A (retinol). Các mẹ phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi uống bất kỳ các loại thuốc bổ sung nào.

bổ sung vitamin khi mang thai

Những vitamin và khoáng chất cần bổ sung

Axit folic trước và trong khi mang thai

Axit folic có vai trò quan trọng trong thai kỳ vì nó giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh (còn được gọi là dị tật ống thần kinh), trong đó có tật nứt đốt cột sống. Các mẹ cần uống tăng cường axit folic mỗi ngày trước khi mang thai (giai đoạn vợ chồng chuẩn bị muốn có con) và cho đến tận khi thai nhi được 12 tuần tuổi. Nếu mẹ nào không uống axit folic trước khi thụ thai, các mẹ nên bắt đầu bổ sung ngay khi phát hiện mình mang bầu.

Các mẹ cũng nên ăn nhiều thực phẩm có chứa folate (dạng tự nhiên của axit folic) như rau lá xanh và gạo lứt. Một số loại ngũ cốc trong bữa sáng và những thức ăn giàu chất béo như bơ thực vật cũng có chứa axit folic. Rất khó để đạt được lượng folate theo khuyến cáo khoa học cho bà bầu chỉ bằng thực phẩm nên cần thiết phải uống bổ sung thêm.

Một số phụ nữ mang thai có nguy cơ thai nhi bị ảnh hưởng bởi dị tật ống thần kinh thì được khuyên bổ sung axit folic liều cao đến tận khi thai nhi được 12 tuần tuổi. Trường hợp mang thai có nguy cơ cao bị dị tật ống thần kinh:

  • Vợ hoặc chồng đã bị dị tật ống thần kinh
  • Đã từng có thai bị ảnh hưởng bởi dị tật ống thần kinh
  • Gia đình vợ hoặc chồng có tiền sử bị dị tật ống thần kinh
  • Phụ nữ mang thai bị bệnh tiểu đường

Ngoài ra, những phụ nữ mang thai dùng thuốc chống động kinh nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ để được tư vấn vì họ cũng có thể phải dùng liều cao axit folic.

Nếu mẹ bầu gặp bất kỳ tình huống nào ở trên, hãy nói chuyện với bác sĩ để họ kê đơn liều cao cho mẹ. Bác sĩ và người hộ sinh có thể đề nghị các mẹ xét nghiệm lâm sàng trong quá trình mang thai để hiểu rõ tình trạng của mẹ và thai nhi.

Vitamin D

Vitamin D có chức năng điều chỉnh lượng canxi và phosphate trong máu – yếu tố cần thiết giúp cho răng và xương được chắc khỏe.

Các mẹ cần bổ sung vitamin D trong suốt quá trình mang thai để cung cấp đủ vitamin D trong những tháng đầu tiên của thai kỳ. Các mẹ nên bổ sung từ 5-10 mcg (micrograms) vitamin D mỗi ngày khi mang thai hoặc cho con bú.

Ở trẻ nhỏ, bị thiếu vitamin D khiến xương không chắc và có thể dẫn đến tình trạng còi xương (bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển xương ở trẻ sau này).

Vitamin D có thể được tìm thấy trong tự nhiên như dầu cá (cá hồi, cá thu, cá mòi), trứng và thịt. Một số nhà sản xuất các sản phẩm dùng sẵn cũng cho thêm thành phần vitamin D như trong ngũ cốc ăn sáng, các sản phẩm đậu nành, các sản phẩm từ sữa, sữa bột, thực phẩm giàu chất béo (bơ thực vật..). Có thể các mẹ sẽ không bổ sung đủ vitamin D chỉ bằng thực phẩm hàng ngày.

Cơ thể của con người cũng tự tổng hợp nên vitamin D khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thời lượng mỗi người cần để hấp thụ đủ vitamin D rất khác nhau và phụ thuộc vào từng loại da, thời gian tiếp xúc trong ngày hoặc trong cả năm. Tuy nhiên, các mẹ cũng không cần tắm nắng quá nhiều vì số lần tắm nắng cần thực hiện để có đủ vitamin D không quan trọng bằng yếu tố của da và năng lượng từ mặt trời.

Những người có làn da sẫm màu hơn (ví dụ người gốc châu Phi, Caribbean, Nam Phi) hoặc những người luôn bảo vệ da mỗi khi ra ngoài sẽ có thể bị thiếu hụt vitamin D. Nên nói chuyện với bác sĩ hay người hộ sinh nếu mình ở trong tình trạng này nhé.

Sắt

Nếu mẹ bầu bị thiếu sắt, có lẽ các mẹ sẽ thấy rất mệt mỏi và có thể bị thiếu máu. Thịt nạc, rau lá xanh, hoa quả sấy khô và các loại hạt đều có chứa sắt. Nếu các mẹ muốn ăn đậu phộng hoặc thực phẩm có chứa đậu phộng (như bơ đậu phộng) trong khi mang thai, các mẹ có thể ăn như một phần chế độ cân bằng cho sức khỏe trừ khi bị dị ứng với chúng hoặc chuyên gia sức khỏe khuyên không nên ăn.

Nhiều loại ngũ cốc ăn sáng cũng được bổ sung thêm sắt. Nếu lượng sắt trong máu bị thấp, các mẹ cần bổ sung sắt luôn theo chỉ định của bác sĩ.

Vitamin C

Vitamin C giúp bảo vệ các tế bào khỏe hơn. Chế độ ăn uống cân bằng bao gồm trái cây và rau trong đó có súp lơ xanh, trái cây họ cam quýt, khoai tây, ớt chuông…có thể cung cấp vitamin C cần thiết cho mẹ bầu.

Canxi

Canxi là khoáng chất giúp cấu tạo nên răng và xương chắc khỏe. Những thực phẩm hàng ngày và cá có xương mềm (xương có thể ăn được) như cá mòi rất giàu canxi. Ngũ cốc ăn sáng, trái cây khô (quả vả hay còn gọi là quả sung, quả mơ), bánh mì, hạnh nhân, đậu hũ (dạng protein thực vật làm từ đậu nành) và các loại rau lá màu xanh như cải xoong, súp lơ xanh…là những nguồn cung cấp canxi cho mẹ bầu.

[adinserter block=”11″]

Ăn chay – chế độ ăn đặc biệt trong khi mang thai

Chế độ ăn chay đa dạng và cân bằng cũng có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho mẹ bầu và em bé trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, chế độ ăn này khó bổ sung đủ sắt và vitamin B12 hơn bình thường. Hãy nghe tư vấn từ bác sĩ hoặc nữ hộ sinh để biết cách bổ sung thêm những dưỡng chất cần thiết.

Nếu mẹ bầu ăn chay hoàn toàn (thường loại bỏ tất cả các sản phẩm từ động vật trong chế độ ăn) hoặc các mẹ đang theo một chế độ ăn hạn chế vì không được dung nạp thực phẩm đó (ví dụ chế độ ăn không có gluten vì bị loét dạ dày) hoặc vì lý do tôn giáo…thì cần nói với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh. Các mẹ có thể được giới thiệu đến chỗ các chuyên gia dinh dưỡng để tìm biện pháp hợp lý cho chế độ ăn chay mà vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi.

Bảng tổng hợp chế độ bổ sung vitamin và khoáng chất phù hợp khi mang thai

Bổ sung liều lượng vitamin và khoáng chất phù hợp với cơ thể bà bầu là cách tốt nhất để duy trì sức khỏe toàn diện cho cả mẹ và bé. Bất kể sự thiếu hụt hoặc bổ sung thừa đều có ảnh hưởng tới thai kỳ. Sau đây, Út Em Shop sẽ giúp các mẹ tổng hợp chi tiết các loại vitamin và khoáng chất cần thiết khi mang thai theo những thông tin mới nhất từ Hiệp hội Sản khoa – Phụ khoa Hoa Kỳ:

      Vitamin và khoáng chất cần thiết        Công dụng                           Nguồn cung cấp
 Vitamin A và Beta Carotene (770 mcg)  Giúp xương và răng phát triển  Gan, trứng, sữa, cà rốt, rau bina, rau màu xanh lá cây hoặc màu vàng, súp lơ xanh, khoai tây, bí ngô, hoa quả màu vàng, dưa đỏ
Vitamin D (5mcg)  Giúp cơ thể hấp thụ canxi và phosphate, thúc đẩy răng và xương chắc khỏe  Sữa, cá béo, ánh nắng mặt trời
 Vitamin E (15mg)  Giúp cơ thể hình thành các tế bào hồng cầu, cơ bắp và duy trì chức năng của nó Dầu thực vật, mầm lúa mì, các loại hạt, rau bina, ngũ cốc
 Vitamin C (80-85 mg)  Là một chất chống oxy hóa, bảo vệ các mô khỏi bị hư hại và giúp cơ thể hấp thụ sắt; xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh Trái cây họ cam quýt, ớt chuông, đậu xanh, dâu tây, đu đủ, khoai tây, súp lơ xanh, cà chua
 Thiamin/Vitamin B1 (1,4mg)  Tăng năng lượng cho cơ thể và điều hòa hệ thần kinh  Các loại hạt, ngũ cốc, mầm lúa mì, nội tạng động vật, trứng, gạo, mì, hoa quả, các loại đậu, thịt lợn
 Riboflavin/Vitamin B2 (1,4mg)  Duy trì năng lượng cơ thể, tăng thị lực và giúp làn da thêm khỏe mạnh  Thịt, gia cầm, cá, các sản phẩm từ sữa, trứng, ngũ cốc
Niacin/Vitamin B3 (18mg)  Thúc đẩy làn da, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa khỏe mạnh Thức ăn giàu protein, bánh mì và ngũ cốc giàu dinh dưỡng, thịt, cá, sữa, trứng, đậu phộng
Pyridoxine/Vitamin B6 (1,9mg) Giúp hình thành tế bào hồng cầu, giảm ốm nghén Thịt gà, cá, gan, thịt lợn, trứng, đậu nành, cà rốt, bắp cải, dưa đỏ, đậu Hà Lan, rau bina, mầm lúa mì, hạt hướng dương, chuối, đậu, súp lơ xanh, gạo nâu, yến mạch, cám, đậu phộng, quả óc chó
 Axit Folic/Folate (600mg)  Hỗ trợ nhau thai, ngăn ngừa dị tật cột sống và dị tật ống thần kinh  Cam, nước cam, dâu tây, các loại rau lá xanh, rau bina, củ cải, súp lơ xanh, súp lơ trắng, ngũ cốc, đậu, mì, các loại hạt
Canxi (1000-1300mg)  Cấu tạo xương và răng, giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông, cải thiện chức năng thần kinh và cơ bắp  Sữa chua, sữa, phô mai, các loại thực phẩm giàu canxi như sữa đậu nành, nước trái cây, bánh mì, ngũ cốc, các loại rau lá xanh, cá có xương đóng hộp
 Sắt (27mg) Giúp sản sinh hemoglobin, ngăn ngừa bệnh thiếu máu, trẻ sơ sinh nhẹ cân và đẻ non  Thịt bò, thịt lợn, đậu khô, rau bina, trái cây sấy khô, mầm lúa mì, bột yến mạch hoặc ngũ cốc có bổ sung sắt
 Protein (71g)  Giúp sản sinh các axit amin, tế bào sửa chữa ADN Hầu hết các thức ăn từ động vật, thịt, gia cầm, trứng, sản phẩm từ sữa, bánh mì kẹp thịt, các loại đậu, các loại hạt
 Kẽm (11-12mg)  Hỗ trợ sản sinh insulin và enzim  Các loại thịt màu đỏ, thịt gia cầm, đậu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc, hàu, các sản phẩm từ sữa

(Theo NHS & Americanpregnancy – Phạm Thị Thủy dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)

Leave a Comment