Mang thai tăng bao nhiêu cân là đủ?

Từ mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của em bé cho đến việc chuẩn bị quá trình giảm cân sau khi sinh chính là lý do tại sao vấn đề tăng cân khi mang thai lại đáng được quan tâm.

Dù muốn hay không, ăn cho hai người không có nghĩa là bạn được phép ăn gấp đôi so với bình thường. Hãy tạo cho mình thói quen sống lành mạnh để điều chỉnh tăng cân khi mang thai, nuôi dưỡng sức khỏe cho bé và tạo điều kiện cho việc giảm cân sau khi sinh trở nên dễ dàng hơn.

tang-can-khi-mang-thai

Hướng dẫn tăng cân khi mang thai

Không có một phương pháp cụ thể nào cho riêng từng người trong việc tăng cân khi mang thai. Việc bạn muốn tăng lên bao nhiêu cân phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả cân nặng và chỉ số khối cơ thể (BMI) trước khi mang thai. Sức khỏe của bạn và bé cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Hãy làm việc với các bác sĩ chăm sóc sức khỏe để tìm hiểu những gì phù hợp với bản thân.

Cân nhắc những hướng dẫn chung dưới đây cho việc tăng cân khi mang thai:

Trọng lượng trước khi tăng cân Lượng tăng cân được khuyến nghị
Thiếu cân (BMI < 18.5) Khoảng 13 đến 18 kg
Bình thường (BMI từ 18.5 đến 24.9) Khoảng 11 đến 16 kg
Thừa cân (BMI từ 25 đến 29.9) Khoảng 7 đến 11 kg
Béo phì (BMI từ 30 trở lên) Khoảng 5 đến 9 kg

* BMI = Cân nặng/ (Chiều cao * Chiều cao)
* Cân nặng tính theo Kg, chiều cao tính theo mét. Ví dụ một phụ nữ có cân nặng 50Kg và chiều cao là 155cm thì chỉ số BMI của cô ấy là: 50 / (1.55 * 1.55 ) = 20.81. Khi có thai cô cần tăng từ 11 – 16kg.

Để tiện cho các mẹ, chúng tôi thiết kế một chương trình tự động tính toán hộ. Tuy nhiên để đảm bảo chính xác, chúng tôi khuyên khích mẹ tính thủ công lại một lần nữa.

[adinserter block=”11″]

Khi bạn đang mang thai đôi hoặc ba trở lên

Nếu bạn đang mang thai đôi hoặc hơn thế, bạn có thể cần phải tăng cân nhiều hơn nữa. Xin nhắc lại rằng bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chăm sóc sức khỏe để chọn cho mình những phương pháp phù hợp nhất.

Cân nhắc những hướng dẫn chung dưới đây cho việc tăng cân khi mang thai nếu bạn đang mang thai đôi:

Trọng lượng trước khi tăng cân Lượng tăng cân được khuyến nghị
Bình thường ( BMI từ 18.5 đến 24.9) Khoảng từ 17 đến 25 kg
Thừa cân (BMI từ 25 đến 29.9) Khoảng từ 14 đến 23 kg
Béo phì (BMI từ 30 trở lên) Khoảng từ 11 đến 19 kg

Cũng tương tự để tiện cho các mẹ, chúng tôi thiết kế một chương trình tự động tính toán hộ. Tuy nhiên để đảm bảo chính xác, chúng tôi khuyên khích mẹ tính thủ công lại một lần nữa.

Khi bạn thừa cân

Thừa cân trước khi mang thai làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng khác nhau trong thai kỳ, bao gồm cả tiểu đường thai kỳhuyết áp cao.

Mặc dù có một số lượng cân nặng nhất định được khuyến nghị trong phạm vi tăng cân cho phép đối với những phụ nữ thừa cân hoặc béo phì trước khi mang thai, nhưng một số nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ bị béo phì có thể tăng cân ít hơn một cách an toàn so với khuyến nghị.

Ở những phụ nữ có chỉ số BMI lớn hơn 35, việc giảm cân ít hơn 11 pounds (5 kg) dường như có nhiều lợi ích hơn là gặp phải rủi ro và có thể không làm tăng nguy cơ sinh non so với tuổi thai.

Hãy làm việc với bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn để xác định những gì tốt nhất và kiểm soát cân nặng trong suốt thai kỳ.

Khi bạn đang thiếu cân

Nếu bạn đang thiếu cân, điều cần thiết là phải tăng lên một lượng cân nặng hợp lý trong khi mang thai. Nếu không thể tăng cân, em bé của bạn có thể được sinh ra sớm hơn hoặc nhỏ hơn so với mong đợi.

Khi bạn tăng cân quá nhiều

Nếu bạn tăng cân nhiều hơn khối lượng đã được khuyến cáo trong thời gian mang thai và trọng lượng không giảm bớt sau khi sinh em bé thì số cân dư thừa này có thể làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.

Tăng cân quá nhiều trong khi mang thai cũng có thể làm tăng mức độ rủi ro về sức khỏe của em bé trong khi sinh và mắc bệnh béo phì ở trẻ nhỏ.

Việc tăng cân khi mang thai đến từ đâu?

Giả sử rằng em bé của bạn nặng từ 3 – 3,6 kg. Con số trên đã giải thích một vài phần trong vấn đề tăng cân khi mang thai. Vậy những cân nặng tăng thêm còn lại thì sao? Dưới đây là một mẫu đã được phân tích:

  • Em bé: khoảng 3-3,6 kg
  • Ngực lớn hơn: khoảng 1 kg
  • Tử cung lớn hơn: khoảng 1 kg
  • Nhau thai: khoảng 0,7 kg
  • Nước ối: khoảng 1 kg
  • Tăng thể tích máu: khoảng 1,4-1,8 kg
  • Tăng khối lượng chất lỏng: khoảng 1,4-1,8 kg
  • Chất béo tích trữ: khoảng 2,7-3,6 kg

Lên cân

Trong ba tháng mang thai đầu tiên, hầu hết phụ nữ không cần phải tăng cân quá nhiều – điều đó là tốt nếu bạn đang phải vật lộn với tình trạng ốm nghén.

Nếu bạn bắt đầu mang thai với tình trạng sức khỏe tốt và cân nặng bình thường, bạn chỉ cần tăng một vài cân (dưới 2 kg) trong mấy tháng đầu của thai kỳ. Bạn có thể đạt được điều này bằng cách bổ sung thêm 150-200 calo mỗi ngày, và khoàng 170 gram sữa chua hoa quả ít chất béo.

Tăng cân ổn định sẽ quan trọng hơn trong giai đoạn mang thai thứ hai và thứ ba – đặc biệt là nếu bạn bắt đầu mang thai ở mức cân nặng khỏe mạnh hoặc đang thiếu cân.

Điều này thường có nghĩa là tăng khoảng 1,4 – 1,8 kg mỗi tháng cho đến khi sinh. Thêm 300 calo mỗi ngày – tương đương với một nửa chiếc bánh sandwich và một ly sữa không béo đủ để giúp bạn đạt được mục tiêu.

Nếu bạn bắt đầu mang thai khi thiếu cân, bác sĩ chăm sóc sức khỏe có thể xem xét lại chế độ ăn uống của bạn và mức độ hoạt động thể thao để chắc chắn rằng bạn đáp ứng được những khuyến nghị trong vấn đề tăng cân.

Thực đơn

Sẽ dễ dàng để thêm lượng calo vào chế độ ăn uống với đồ ăn vặt, nhưng nó sẽ không cung cấp cho em bé đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Quan trọng hơn là phải tránh ăn quá nhiều và đưa ra được sự lựa chọn giàu dinh dưỡng. Hãy xem xét các đề xuất dưới đây:

  • Mua bánh mì trắng và mì ống được làm từ nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt.
  • Chọn một món rau trộn (salad) với nước xốt ít chất béo và đậu đen thay vì gọi hamburger hay khoai tây chiên.
  • Ăn các lát trái cây thay vì bánh quy.

Làm việc với bác sĩ chăm sóc sức khỏe

Các bác sĩ sẽ theo dõi cân nặng của bạn thường xuyên. Hãy thực hiện vai trò của mình bằng cách ăn uống lành mạnh và duy trì khám sức khỏe trước khi sinh. Để giúp cho việc tăng cân khi mang thai đạt được mục tiêu, các bác sĩ có thể đưa ra một số gợi ý cho việc tăng cường calo hoặc cân bằng lại khi cần thiết.

(Nguồn MayoClinic – Cộng tác viên Lê.T.K.Hà dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)

Leave a Comment