11 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giảm ốm nghén

Út Em chào các mẹ, buồn nôn và nôn cùng cảm giác mệt mỏi có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên khi mang thai.

Ốm nghén thường bắt đầu vào tuần thứ 5 – 6, và với hầu hết các mẹ đến tuần thứ 12 các triệu chứng sẽ dần biến mất, chỉ có một phần nhỏ vẫn còn bị cho đến tận khi sinh. 

Buổi sáng các mẹ dễ có cảm giác nôn hơn nhưng trạng thái này có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Hơn một nửa phụ nữ mang thai từng trải qua ốm nghén. Cảm giác buồn nôn do ốm nghén thường xuất hiện trong 3 tháng đầu tiên.

Không phải ai bị ốm nghén cũng nôn, một số nghiên cứu nói rằng khoảng 28% phụ nữ có cảm giác buồn nôn nhưng không nôn mửa.

Tuy ốm nghén gây phiền toái nhưng nhiều bác sĩ cho rằng, ốm nghén là dấu hiệu tốt vì nó báo hiệu thai nhi đang phát triển bình thường.

ốm nghén không hẳn là dấu hiệu xấu

Ngoài phụ nữ mang thai, những người sử dụng biện pháp hóc-môn tránh thai hoặc HRT ( liệu pháp thay thế hóc-môn) cũng có thể có các triệu chứng giống với người ốm nghén.

Ốm nghén thông thường không gây hại cho mẹ và em bé, tuy nhiên nếu bạn nôn mửa quá mức, có thể bạn đã mắc chứng nôn nghén (hyperemesis gravidarum).

Chứng nôn nghén nặng có thể nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi do tình trạng thiếu chất dinh dưỡng và mất cân bằng điện giải – lúc này bạn nên tìm đến bác sĩ.

Lời khuyên và mẹo trị ốm nghén

Bạn tự hỏi điều gì nên và không nên làm khi bị ốm nghén, chúng tôi có sẵn những lời khuyên hữu ích sau để bạn giảm bớt các triệu chứng khó chịu:

  • Ăn nhiều bữa nhỏ, thay vì chỉ ăn ba bữa, bạn hãy ăn thành 5 – 6 bữa.
  • Uống nước trước hoặc sau bữa ăn khoảng 30 phút (không uống trong khi ăn).
  • Uống một lượng nhỏ nước nhiều lần trong ngày để tránh mất nước.
  • Khứu giác của bạn sẽ thay đổi, có thể bạn sẽ nhạy cảm hơn với mùi, do vậy hãy nhờ người khác nấu ăn (hoặc bạn chỉ nấu các món luộc thôi), tránh khói thuốc lá và các mùi khó chịu.
  • Ở nơi thoáng mát.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ nhiều giấc ngắn trong ngày. Bởi vì nếu cơ thể mệt mỏi bạn dễ nôn hơn nữa.
  • Trước khi rời khỏi giường 15 phút vào buổi sáng, ăn vài miếng bánh quy sẽ rất có ích cho bạn.
  • Ăn những thứ mà bạn thích vào lúc nào mà bạn muốn.
  • Các thực phẩm khô và mặn ví dụ như bánh quy giòn thường dễ ăn hơn các thực phẩm ngọt và cay. Các bữa ăn nhiều carbohydrate cũng tốt hơn.
  • Ngửi chanh hoặc gừng, uống nước chanh, ăn dưa hấu để giảm cảm giác buồn nôn.
  • Tránh những nơi ấm, nhiệt độ cao vì nó dễ gây ra cảm giác buồn nôn.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng.
  • Trạng thái tinh thần tốt làm giảm các triệu chứng ốm nghén.

[adinserter block=”11″]

Cẩn thận:

  • Bạn không nên nằm xuống ngay sau khi ăn.
  • Không ăn thức ăn cay, đồ rán, đồ béo.
  • Không uống nước ngọt có gas.
  • Không bỏ bữa, tránh để bụng trống rỗng.

Các yếu tố nguy cơ trong ốm nghén

Bất kỳ phụ nữ mang thai nào đều có nguy cơ ốm nghén nhưng các đối tượng sau có tỷ lệ cao hơn:

  • Trước khi mang thai đã có kinh nghiệm nôn và buồn nôn trong các trường hợp như: đi tàu xe (say xe), một số mùi hoặc vị gây khó chịu, đau nửa đầu.
  • Đã trải qua tình trạng ốm nghén trong lần mang thai trước.
  • Sinh đôi, sinh ba, sinh tư…

Nguyên nhân gây ốm nghén

Người ta hiện vẫn không biết rõ hoàn toàn đâu là nguyên nhân gây ra ốm nghén, nhưng đa số đều đồng ý sự thay đổi hóc-môn đột ngột là một phần nguyên do.

Thực tế nồng độ estrogen ở phụ nữ có bầu có thể tăng tới hơn 100 lần so với phụ nữ không mang thai. Hàm lượng progesterone – một loại hóc môn khác cũng tăng lên đáng kể. Mức độ cao của progesterone giúp thư giãn tử cung – ngăn tình trạng sinh con sớm, tuy nhiên điều này có thể tác động đến dạ dày và ruột dẫn tới dư thừa axit trong dạ dày và gia tăng nguy cơ trào ngược dạ dày (GERD).

Một số chuyên gia khác lại cho rằng ốm nghén có thể là sự thích nghi tiến hóa để bảo vệ bà bầu và thai nhi khỏi ngộ độc thực phẩm.

Trong những tháng đầu của thai kỳ, hệ thống miễn dịch của bà mẹ yếu hơn so với thông thường, còn với đứa trẻ hệ thống miễn dịch của nó thậm chí còn yếu hơn nữa. Do vậy nếu bị nhiễm độc, tổn hại gây ra sẽ rất nghiêm trọng.

Nếu người phụ nữ ốm nghén không muốn ăn thực phẩm có nhiều khả năng ôi hỏng, ví dụ như thịt gia cầm, trứng; và thích thực phẩm có nguy cơ thấp như gạo, bánh mỳ, bánh quy thì cơ hội sống sót của cô ấy và đứa trẻ tăng lên.

Chứng nôn nghén

Ở trên có nhắc đến chứng nôn nghén, đây là tình trạng đặc trưng bởi buồn nôn nặng, nôn mửa, sụt cân, rối loạn điện giải. Khoảng 1% phụ nữ mang thai bị chứng nôn nghén. Trong trường hợp nhẹ được điều trị bằng các biện pháp ăn uống, nghỉ ngơi và kháng a-xít.

Trường hợp nặng phải đưa đến bệnh viện truyền dịch qua tĩnh mạch đế tránh thiếu dinh dưỡng và nước. KHÔNG ĐƯỢC sử dụng bất cứ loại thuốc nào mà không được sự cho phép của bác sĩ.

18 thoughts on “11 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giảm ốm nghén”

  1. Chị ơi e mang thai đc khoảng 1 tháng rôic. Cứ ăn vào là nôn nhưng lại không nôn hết ra đx. Còn bị đau nữa đầu phía trước rất khó chịu ạ chị. Có cách nào giúp e k ạ

    Reply
  2. Em mang thai được hai thăng rồi nhưng không an vi được cu nôn hoài an chi giúp e cách do om nghen voi chi

    Reply
  3. Chị ơi e bầu dk hơn thg r. Nhưng cứ ăn vào là nôn. Bụng đói lắm nhưng lại sợ. Chị giúp e cải thiện tình trạng này dk k ạ

    Reply
  4. C oi em chac dc 1t nhung e non nhieu lam k an dc ji ca,con non ra chat ji mau do sam nhu mau va co mui tanh nua co em lai dau va nhu sap no tung vay chi giup em voi

    Reply
  5. Em chào chị!
    Em mang thai chắc được khoảng một tháng. Em k ăn được, uống nước lọc cũng thấy buồn nôn. Sợ tất cả các mùi, tiếng động. Đói lắm nhưng mỗi lần ăn chỉ được một chút và lại sợ. Chỉ giúp em cách cải thiện ăn uống với a. Em cảm ơn chị.

    Reply
  6. Chj oi e dc gan 2 thang roi nhug om nghen cu kam thay buon ngu thui ,chag an dc gj ka suat ngay chj uong sua thoi nhu vay co anh huong gj den epe k ạ.e om nghen ngu dc ka ngay luon so qua

    Reply
  7. em thai đựợc 7 tuần rồi em bị nghén nặng không ăn uống đk gì ằn vào là nôn da hết giờ em phải làm gì

    Reply
  8. Chị ơi . E được sang tuần thứ 7 rồi. E nghén nặng không ăn uống được gì. Nôn toàn ra nước vàng là sao

    Reply
  9. C oi e chua dc thang ruoi roi k them an gi ma cu an gi thi lai lôn het bung thi doi lm muon an nhung cu an vao lai lon lm cach nao de k bi lon va so cac mui k a e cham su nho bs giup e voi a

    Reply
  10. E ốm ngén thág đầu k ăn uống đk j thỉnh thoảg e toàn bỏ bữa vi k ăn uốg dk j e chỉ uốg sữa tươi thôi ngửi mùi j cũg sợ và hay buồn lôn liệu có ảh hưởng j đến epe k ạ

    Reply
  11. chị à.e bị ốm ngén rất buồn nôn nhưng k nôn đk.cả ngày k muốn ăn gì cứ nhìn thấy đồ ăn là sợ…e rất sợ e bé thiếu chất…2 tháng r mà e chẳng thấy bụng bầu đâu.e chẳng biết làm sao.mệt mỏi và lo quá c ạ.

    Reply

Leave a Comment