Nhiễm khuẩn Vaginosis, còn gọi là nhiễm khuẩn âm đạo là nguyên nhân chính gây viêm âm đạo. Còn có các nguyên nhân khác như nhiễm trùng nấm men Candida và viêm âm đạo trichomonias do ký sinh trùng gây ra.
Có ít nhất 3 triệu phụ nữ nhiễm khuẩn âm đạo và khoảng 60% trong số đó thường dễ nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục. Hiểu biết về những nguyên nhân, cách điều trị và ngăn chặn khuẩn âm đạo khi mang thai có thể giúp các mẹ chữa trị tốt hơn, thậm chí là không bị mắc phải.
Nguyên nhân nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai là gì?
Sự viêm nhiễm này xảy ra do mất cân bằng vi khuẩn trong âm đạo, đây là vấn đề mà phụ nữ mang thai thường gặp phải. Ít nhất cứ 5 phụ nữ thì có 1 người mắc phải. Lacobacilli cũng được biết đến như một loại vi khuẩn có lợi có số lượng nhiều hơn các loại khuẩn khác có tác dụng giữ cân bằng, nhưng khi lượng Lacobacilli giảm so với các vi khuẩn khác sẽ gây viêm nhiễm.
Các biện pháp ngăn chặn
- Bổ sung vitamin D: Khuẩn Vaginosis tăng khi mang thai có thể do thiếu vitamin D, bởi đây là loại vitamin rất cần thiết cho hệ miễn dịch. Nếu như các mẹ không bổ sung đủ vitamin D thì hãy trình bày cho bác sĩ biết. Cũng có thể thường xuyên bổ sung các loại thuốc vi sinh (probiotic) theo chỉ định của bác sĩ.
- Dùng xà phòng không mùi có độ pH trung tính để rửa vùng kín.
- Dùng bao cao su khi quan hệ để ngăn ngừa viêm nhiễm.
Triệu chứng nhiễm khuẩn vaginosis khi mang thai
Mặc dù loại khuẩn này gây nên sự mất cân bằng và viêm nhiễm, nhưng có một số bà mẹ không có biểu hiện của các triệu chứng. Với những bà mẹ có triệu chứng của nhiễm khuẩn có thể thấy ra khí hư màu xám và có mùi hôi. Ngoài ra, cũng có thể dễ nhận thấy mùi tanh của khí hư khi lẫn tinh dịch sau khi quan hệ. Một số mẹ còn có cảm giác rát khi đi tiểu nhưng triệu chứng này không phổ biến.
Nếu các mẹ gặp phải bất cứ biểu hiện nào như trên thì tốt nhất hãy đi khám bác sĩ ngay. Sau khi kiểm tra một vài mẫu của dịch tiết âm đạo, bác sĩ sẽ thông báo nếu như đúng là bị nhiễm khuẩn âm đạo hoặc bất kỳ các bệnh nhiễm trùng khác và kê đơn thuốc.
Phụ nữ mang thai có cần phải sàng lọc khuẩn Vanigosis?
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Central for disease control and prevention – CDC) khẳng định phụ nữ mang thai có các triệu chứng liên quan đến nhiễm khuẩn âm đạo cần phải được sàng lọc khuẩn và điều trị. CDC cũng kêu gọi các nhân viên y tế sàng lọc với những người phụ nữ đã từng sinh non.
Hầu hết việc sàng lọc khuẩn âm đạo sẽ không thực hiện ở những bà mẹ không có triệu chứng mắc bởi điều đó không cần thiết. Nhưng việc các mẹ thảo luận với bác sĩ và thắc mắc là điều cần thiết nếu các mẹ thấy lo lắng mắc loại khuẩn này.
Khuẩn Vaginosis có ảnh hưởng thế nào tới phụ nữ mang thai?
Nhiễm khuẩn âm đạo không gây ảnh hưởng trong hầu hết các trường hợp, và nếu các mẹ không báo cho nhân viên y tế biết về các triệu chứng gặp phải thì có thể việc sàng lọc này không được thực hiện. Có ít nhất là một nửa trong số những phụ nữ nhiễm khuẩn âm đạo tự hồi phục được. Tuy nhiên các mẹ cũng không nên coi nhẹ vấn đề này, nếu không điều trị khi xuất hiện các triệu chứng mắc bệnh có thể gây biến chứng nặng hơn.
Các dấu hiệu này có liên quan đến việc chuyển dạ sớm hơn dự kiến, sinh non và trẻ phát triển trong một tử cung viêm nhiễm. Trong một số trường hợp, nhiễm khuẩn âm đạo có thể gây sẩy thai, do đó nếu các mẹ có các dấu hiệu này hoặc đã từng sinh non trước đó thì nên đi khám để chắc chắn hơn.
Vẫn chưa có lý giải rõ ràng vì sao một số phụ nữ mắc phải các biến chứng khi mang thai do nhiễm khuẩn âm đạo nhưng lại có những người tự khỏi. Có ít trường hợp những phụ nữ chưa từng quan hệ mắc phải nhiễm khuẩn âm đạo, khi đó nó không được coi là bệnh lây qua đường tình dục, nhưng việc mắc phải viêm nhiễm âm đạo sẽ khiến phụ nữ dễ mắc các bệnh qua đường tình dục hơn.
[adinserter block=”11″]
Điều trị khuẩn Vaginosis khi mang thai
Điều trị tại nhà
Có một số phương pháp tại nhà có thể áp dụng để làm dịu các triệu chứng nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai, như bổ sung các loại thực phẩm men vi sinh.
Điều trị y học
Nếu các mẹ được sàng lọc và xét nghiệm dương tính với khuẩn âm đạo trong thai kỳ, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc kháng sinh dạng viên hoặc dạng gel để đưa vào âm đạo. Tuy nhiên, việc điều trị còn tùy thuộc vào các triệu chứng gặp phải, vì nếu triệu chứng nhẹ có thể không cần phải điều trị. Tuy nhiên tốt nhất là hãy bổ sung kháng sinh nếu bác sĩ kê đơn để chữa bất kỳ loại nhiễm trùng nào trong âm đạo và giảm nhẹ các triệu chứng.
Thăm khám lại
Mặc dù có những phụ nữ giảm triệu chứng trong vòng 3 tháng sau khi sử dụng kháng sinh, tuy nhiên cũng có những phụ nữ không tăng được lượng lợi khuẩn và giảm vi khuẩn có hại. Do đó, bác sĩ sẽ kiểm tra lại trong vòng một tháng nhưng các mẹ cũng nên thông báo cho bác sĩ biết nếu các mẹ nhận thấy các triệu chứng đó tái diễn.
Làm cân bằng độ PH trong âm đạo
Bác sĩ sẽ chữa trị bằng cách đưa loại axit có tác động đến môi trường âm đạo, dạng viên có thể tan hoặc dạng gel vào âm đạo. Nồng độ axit này tăng lên sẽ làm giảm sự phát triển của vi khuẩn gây hại. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều bằng chứng chứng minh rằng phương pháp này hiệu quả hay không, do đó có thể sẽ không được áp dụng. Nhưng nó lại có hiệu quả với một số phụ nữ khi chữa trị các triệu chứng tái diễn. Các loại thuốc này có ở các hiệu thuốc.
Dược phẩm có thể có hiệu quả
Các loại thuốc dưới đây có thể làm giảm triệu chứng nhưng cần phải có chỉ định của bác sĩ trước khi dùng.
- Thuốc uống gồm Metronidazole 500 mg và Clindamycin 300mg, uống 2 lần/ ngày
- Thuốc bôi như Metronidazole và Clindamycin 5g dùng vào ban đêm trong 5 ngày. Tuy nhiên lưu ý rằng, mặc dù chúng có thể làm giảm triệu chứng nhưng không phải là loại thuốc để ngăn chặn các biến chứng khi mang thai.
(Theo newkidscenter – Tăng Minh Nga dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)