Mệt mỏi khi mang thai – mẹ nên làm gì?

Bạn có thường xuyên bị kiệt sức khi bạn đang mang thai không?

Út Em chào các mẹ. Mệt mỏi là tình trạng đặc biệt phổ biến trong giai đoạn mang thai đầu tiên và có xu hướng quay trở lại ở cuối thai kỳ. Tuy nhiên một số phụ nữ lại cảm thấy mệt mỏi trong suốt thời gian mang thai, và số khác dường như khó có thể thuyên giảm tình trạng này.

Khá nhiều phụ nữ cảm thấy mệt mỏi liên tục vào đầu thai kì, thậm chí còn trước khi họ có dấu hiệu của việc tăng cân. Ngay cả những người thức khuya cũng cảm thấy cần phải đấu tranh với bản thân để thức xem chương trình yêu thích vào lúc 8h của họ.

mệt mỏi khi mang thai

Không ai biết chắc chắn nguyên nhân nào gây ra mệt mỏi khi mang thai sớm, nhưng có thể là do sự thay đổi nội tiết tố – sự gia tăng đáng kể của lượng progesterone ít nhất là một phần nguyên nhân của điều này. Để có được một giấc ngủ ngon cũng là điều khó khăn nếu bạn có cảm giác không thoải mái hoặc phải tỉnh dậy để vào nhà tắm đi vệ sinh nhiều lần.

Buồn nôn chắc chắn sẽ làm tiêu hao năng lượng của bạn. Bạn cũng có thể cảm thấy lo lắng về việc mang thai của bạn, điều này làm bạn mệt mỏi. Thêm tất cả những điều ấy và không có gì là lạ khi bạn cảm thấy như mình vừa tham gia vào cuộc chạy thi ma-ra-tông vào cuối ngày vậy.

Lưu ý rằng nếu bạn đang cảm thấy buồn hay thất vọng, trầm cảm có thể là một phần nguyên nhân chính cho sự mệt mỏi hay mất ngủ của bạn. Nếu bạn cảm thấy không thể xử lý những công việc cá nhân hàng ngày hoặc có những suy nghĩ làm hại chính mình, hãy gọi bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn ngay lập tức để được chuyển tiếp đến chuyên gia tư vấn.

Mệt mỏi cũng có thể là triệu chứng của việc thiếu sắt trong máu, nhưng không phổ biến trong thai kỳ (tuy nhiên bạn sẽ không thấy dấu hiệu biểu hiện nào xảy ra nếu bạn chỉ hơi thiếu máu). Bác sĩ sẽ kiểm tra máu của bạn trong trường hợp này ở lần khám tiền sản đầu tiên và một lần nữa vào cuối giai đoạn mang thai thứ hai hoặc đầu giai đoạn mang thai thứ ba.

Cảm giác này sẽ kéo dài bao lâu?

Với mỗi người là khác nhau, nhưng có thể bạn sẽ bắt đầu cảm thấy quay về tình trạng trước đây của mình trong giai đoạn mang thai thứ hai (tam cá nguyệt thứ hai). Sau đó, bạn lại thấy bị mất sức vào tháng mang thai thứ 7.

Vào thời điểm đó bạn sẽ tăng nhiều cân hơn và có thể bị rối loạn giấc ngủ bởi nhiều lý do, bao gồm đau lưng, ợ nóng, chuột rút ở chân hoặc hội chứng chân bồn chồn, em bé di chuyển xung quanh, và đặc biệt là sự cần thiết phải đi tiểu thường xuyên.

[adinserter block=”11″]

Tôi có thể làm gì để đối phó với nó?

Hãy để ý đến những tín hiệu của cơ thể. Nên bắt đầu bằng cách đi ngủ sớm hơn bình thường, chú ý đến tư thế ngủ của bạn. Tạo thói quen ngủ trưa trong ngày. Chỉ cần chợp mắt 15 phút cũng sẽ tạo nên sự khác biệt, vì vậy nếu bạn may mắn làm việc trong một văn phòng có cửa ra vào, hãy đóng cửa lại, đặt đầu xuống bàn làm việc và nghỉ ngơi. Hoặc sáng tạo hơn: tìm một phòng chờ hay phòng hội thảo trống để nghỉ và cũng có thể nằm ngủ ở ghế sau trong chiếc xe hơi của bạn.

Cố gắng điều chỉnh lịch trình của bạn. Hãy cắt giảm những công việc ràng buộc không cần thiết ngoài xã hội và bỏ qua việc nhà. Nếu bạn làm việc ở bên ngoài, hãy cân nhắc đến việc giảm bớt thời giờ hay sắp xếp công việc để mang về nhà làm vào cuối tuần, do đó thỉnh thoảng bạn sẽ kết thúc công việc sớm. Đôi khi nên có ngày nghỉ vào giữa tuần (hoặc nghỉ ốm khi bạn đang cảm thấy không được khỏe cho lắm). Nếu bạn đang là một bà nội trợ, hãy cho phép mình nghỉ ngơi ngay lúc này và sau đó giao những đứa trẻ cho người khác trông nom để ngủ một cách thoải mái.

Hãy chắc chắn rằng mình đang ăn uống hợp lý. Bạn cần bổ sung khoảng 300 calo mỗi ngày – và chúng tôi không phải đang nói tới khoai tây chiên và những thanh kẹo. Một chế độ ăn uống khỏe mạnh gồm các loại rau, trái cây, ngũ cốc, sữa tách kem, thịt nạc sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ năng lượng. Ngược lại, đồ ăn vặt thực sự có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tinh thần của bạn. Nên ăn nhẹ với các thực phẩm lành mạnh như trái cây và sữa chua.

Giữ cho cơ thể có đủ nước. Cắt giảm lượng cafein và bảo đảm rằng bạn đang uống nhiều nước. Nếu việc đi tiểu thường xuyên khiến bạn tỉnh giấc vào ban đêm, hãy uống ít nước đi khoảng vài tiếng trước khi ngủ và bù lại vào ban ngày (cũng có thể điều này không có hiệu quả – nhưng bạn cứ thử xem thế nào).

Tập thể dục đều đặn mỗi ngày. Bạn có thể cảm thấy mình hầu như không có đủ năng lượng để thực hiện các bài tập suốt cả ngày nên đã bỏ quên nó. Tuy nhiên, các hoạt động vừa phải như đi bộ ngắn sẽ làm cho bạn cảm thấy khá hơn. Vì vậy, trừ khi các bác sĩ chăm sóc sức khỏe tư vấn khác, hãy tập thể dục như một phần của thói quen hàng ngày. Ngoài ra, nên cố gắng nghỉ ngơi thường xuyên trong ngày để vận động thư giãn và hít thở thật sâu.

Hãy kiên trì. Nếu mệt mỏi trong ba tháng mang thai đầu tiên khiến bạn buồn phiền, hãy tự nhủ rằng mình sẽ sớm chuyển sang giai đoạn mang thai thứ hai – khi đó sự mệt mỏi hiếm khi quay trở lại. Bạn thậm chí có thể tham gia vào các chương trình kết thúc muộn hay kì nghỉ ngơi vào cuối tuần. Nếu bạn sắp sinh và chưa nghĩ tới việc trở thành một bà mẹ trẻ, bạn sẽ nhớ lại và cảm thấy tiếc nuối quãng thời gian mình có những giấc ngủ êm đềm về đêm. Vậy nên bạn hãy cân nhắc việc ngủ đủ giấc khi có thể.

(Út Em Shop dịch và tổng hợp từ babycenter)

Leave a Comment