Út Em chào các mẹ, những tuần đầu tiên của thai kỳ là thời điểm quan trọng vì đó là lúc thai nhi được hình thành.
Trong khi mẹ quen với việc có thai thì cơ thể mẹ đang trong quá trình hình thành em bé.
Bây giờ mẹ có thể thực hiện từng bước để chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như thai nhi bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh.
Mang thai 7-8 tuần: thai nhi
Thai nhi được 7 tuần
Thời điểm này thai nhi đang phát triển có kích thước bằng quả nho. Bé bắt đầu có những đặc điểm hơi giống với người ngoài hành tinh vì đầu của bé phát triển nhanh hơn các bộ phận khác trên cơ thể. Sở dĩ như vậy là để tạo không gian cho não của bé được phát triển nhanh.
Sụn đã bắt đầu hình thành ở các chi trông như những lộc chồi non của trẻ. Cánh tay của trẻ dài hơn và trải phẳng đến hai đầu. Đây là thời điểm bắt đầu hình thành bàn tay.
Tim bé đang đập khoảng 140 – 150 lần một phút – nhanh hơn nhiều nhịp tim của mẹ.
Một mạng lưới các dây thần kinh đang tỏa đi khắp cơ thể của bé. Bé sắp sửa bắt đầu có những cử động nhẹ thường xuyên khi não và dây cột sống gửi tín hiệu đến các cơ trong cơ thể trẻ. Trẻ sẽ sớm cảm nhận được các cảm giác chẳng hạn như nhiệt độ và mùi vị.
Thai nhi được 8 tuần
Đây là thời điểm phát triển mạnh mẽ của thai nhi: trong tuần này kích thước của trẻ sẽ dài gấp đôi.
Bé cũng sẽ bắt đầu trông giống một con người tí hon hơn (và ít giống sinh vật từ hành tinh khác).
Đầu bé duỗi thằng ra so với cơ thể một chút. Tay bé dài hơn chân bởi vì đầu và phần trên của bé đang phát triển nhanh hơn các bộ phận còn lại.
Bé được ở nơi ấm cúng và được che chở trong túi ối của mình.
Nhau thai đã sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ chăm sóc thai nhi, nó đang tạo ra lớp “lông nhung bám chặt” vào thành bụng. Hiện tại bé vẫn đang nhận dinh dưỡng từ túi noãn hoàng.
Đến tuần 8, bé của bạn được gọi là ‘bào thai’ chứ không phải là một phôi thai nữa.
[adinserter block=”11″]
Mang thai 7-8 tuần: mẹ
Mặc dù chưa có nhiều dấu hiệu thể hiện cho người khác biết mẹ đang mang thai, nhưng cơ thể mẹ đang có một số thay đổi chính.
Điều gì đang diễn ra với cơ thể của mẹ
Cơ thể mẹ đang tự điều chỉnh để nâng đỡ trẻ.
Lượng máu được bơm qua tim tăng lên, làm nhịp tim của mẹ cũng tăng lên. Điều này sẽ làm mẹ cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường.
Những sự thay đổi về hóc-môn có thể làm mẹ cảm thấy ốm hoặc bị ốm. Mặc dù đây được gọi là ốm nghén (thường xảy ra vào buổi sáng), nhưng nó có thể xảy ra ở bất kì thời điểm nào trong ngày.
Mẹ có thể nhận thấy rằng bản thân muốn đi tiểu thường xuyên hơn. Hiện tượng này thường diễn ra trong những tuần đầu của thai kì do hóc-môn và sẽ tiếp tục khi bụng của mẹ ngày càng lớn đè lên bàng quang.
Mẹ có thể cảm thấy khát hơn bình thường trong giai đoạn đầu của thai kỳ vì lượng máu trong cơ thể tăng lên.
Mẹ cảm thấy như thế nào
Bé đang phát triển với tốc độ đáng ngạc nhiên.
Ngay bây giờ mẹ có thể cảm thấy như không thể chịu đựng được sự mệt mỏi này trong bẩy tháng tiếp theo! Đừng lo lắng, cơn mệt mỏi này sẽ sớm qua đi trong kì tam cá nguyệt thứ 2.
Thậm chí nếu mẹ cảm thấy mệt mỏi, hãy cố gắng hoạt động tích cực hoặc luyện tập với mức độ bình thường. Việc luyện tập và hoạt động nhiều sẽ giúp mẹ thấy khỏe hơn cũng như giúp ngủ ngon hơn.
Trong những ngày đầu thai kỳ mẹ có thể cảm thấy nó giống như một chặng đường dài từ khi nói với bác sĩ kết quả kiểm tra có thai đến khi có lịch hẹn khám thai lần đầu tiên.
Mẹ có thể cảm thấy một chút không chắc chắn về mọi việc. Hãy nói với bác sĩ nếu mẹ lo lắng cho sức khỏe của mình hoặc của thai nhi. Hãy nhìn vào bảng sau để tìm hiểu xem mẹ có thể làm gì để chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi trước khi bắt đầu chăm sóc thai sản.
Tìm hiểu thêm những thay đổi về tình cảm khi mang thai.
Mang thai 7-8 tuần: những việc mẹ nên làm
Chăm sóc thai sản
Nếu mẹ chưa làm việc đó hãy hẹn gặp bác sĩ của mẹ hoặc bà đỡ. Mẹ có thể tìm được một bà đỡ bằng cách liên hệ với trung tâm y tế ở địa phương hoặc trung tâm trẻ em ở đó.
Hiện nhiều bệnh viện có cơ sở y tế của mình phục vụ chăm sóc thai sản. Mẹ có thể liên hệ trực tiếp với bệnh viện hoặc điền vào một mẫu online để đăng kí sử dụng các dịch vụ thai sản của địa phương.
Mẹ nên hẹn lịch khám trước để dịch vụ chăm sóc thai sản được sắp xếp.
Hãy chắc chắn rằng mẹ đến các buổi hẹn khám thai đầy đủ trong quá trình mang thai – như vậy những thắc mắc hoặc lo lắng của mẹ sẽ được giải quyết ngay khi nó xuất hiện.
Đây cũng là thời điểm thích hợp để mẹ tìm hiểu về chế độ thai sản của nhà nước cũng như nơi bạn công tác. Mẹ có thể được bổ sung vitamin miễn phí và các vouchers thức ăn trong quá trình mang thai.
Hãy nói với bác sĩ hoặc bà đỡ nếu bạn từng hoặc đang điều trị các vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như tiểu đường, huyết áp cao hoặc các vấn đề về tuyến giáp. Mẹ cũng nên nói cho bác sĩ biết nếu mẹ gặp những vấn đề phức tạp chẳng hạn như tiền sản giật trong lần mang thai trước đó.
Hãy nói cho bác sĩ biết nếu mẹ từng điều trị bất kì vấn đề gì về sức khỏe tinh thần chẳng hạn như mệt mỏi hoặc lo lắng trong những lần mang thai trước đó. Điều này sẽ giúp mẹ nhận được sự giúp đỡ thích hợp vào thời điểm thích hợp nếu điều đó tái diễn.
Trong hoặc sau lần khám đầu tiên, mẹ sẽ được yêu cầu đặt lịch khám, cho thời gian từ tuần 8 đến tuần 12. Trong lần khám thai này, mẹ sẽ được hỏi nhiều câu hỏi để bác sĩ có thể giúp mẹ có được sự chăm sóc tốt nhất trong quá trình mang thai.
Mang thai và công việc
Nếu mẹ đang đi làm và bạn nghĩ công việc có thể nguy hại cho sức khỏe của mẹ khi mang thai, hãy nói với với ông chủ để họ biết điều đó. Họ sẽ có những điều chỉnh cần thiết để giúp mẹ giảm thiểu và loại bỏ các nguy hại này.
Những việc có thể chứa nguy hiểm cho mẹ gồm có:
- Mang vác nặng
- Ngồi hoặc đứng quá lâu mà không có thời gian nghỉ giải lao hợp lí
- Tiếp xúc với các hóa chất độc hại
- Thời gian làm việc lâu
Công ty có thể điều chuyển mẹ sang công việc khác hoặc thay đổi giờ làm để giúp mẹ.
Nếu ông chủ của mẹ không thể loại bỏ các mối nguy hiểm họ nên cho mẹ tạm nghỉ với đủ lương.
Mẹ có thể đọc nhiều hơn về những mối nguy hiểm ở nơi làm việc đối với phụ nữ mang thai trên trang web này của chính phủ (bằng tiếng Anh nên mình không dẫn link ở đây, sẽ dịch bài đó khi đủ duyên mẹ nhé).
Nói cho mọi người biết mẹ đang mang thai
Có thể mẹ không muốn nói cho người khác biết mình đang mang thai vì lý do nào đó, nhưng sự thực là sẽ có ích hơn nếu mẹ thông báo cho mọi người biết, ít nhất là những người bạn thân thiết. Khi người xung quanh biết mẹ mang thai họ sẽ giúp đỡ, hiểu và thông cảm cho mẹ nhiều hơn.
(Nguồn Tommys – Đoàn Thị Giang dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)
Cho m hỏi m có bầu được 7 tuần thì dính cúm thấy hắt hơi, sổ mũi mất 1 ngày sau m mới uống thuốc . Uống 2 ngày thì đỡ sổ mũi m rất lo lắng. Cho m hỏi có ảnh hưởng j tới thai nhi k?