Mang thai tháng thứ 2 – mẹ cần lưu ý những gì?

Út Em chào các mẹ.

Như vậy là mẹ vừa trải qua tháng đầu tiên của thai kỳ rồi, chúc mừng mẹ đã bước sang tháng thứ hai.

Hôm nay chúng ta sẽ xem mẹ và em bé có điều gì thú vị nhé?

Những thay đổi về thể chất trong giai đoạn mang thai tháng thứ 2

Những triệu chứng ở mang thai tháng thứ 2 gần như tương tự với tháng đầu tiên, bao gồm buồn nôn, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, đi tiểu thường xuyên, thèm ăn hoặc rất ghét ăn một thứ gì đấy và nhạy cảm với mùi.

Các mẹ có thể không muốn ngửi thấy mùi rượu bia hay thuốc lá và điều này rất tốt vì những thứ đó làm hại đến sự phát triển của thai nhi.mang thai tháng thứ 2

Ngực của các mẹ trong giai đoạn mang thai tháng thứ 2 này sẽ to hơn, núm vú nhô lên và các nốt nhỏ có thể xuất hiện ở quầng vú – vùng thâm đen xung quanh núm vú.

Nhiều mẹ có thể phát triển một số dấu hiệu khác ở tháng này như:

  • Xuất hiện dịch âm đạo có màu trắng;
  • Nồng độ hooc-môn tăng lên có thể gây ra mụn. Mặt khác, một số mẹ lại có làn da mịn màng khi càng gần đến cuối tháng này và đây có thể coi là thời kỳ “huy hoàng” của thai kỳ;
  • Tóc trông như ít được chăm sóc;
  • Nướu sẽ trở nên mềm hơn vì tác động của các hooc-môn thai kỳ trong cơ thể nên các mẹ cần chú ý duy trì vệ sinh răng miệng tốt;
  • Hooc-môn thai kỳ có tác động không tốt đến đường ruột nên có khả năng gây táo bón. Để tránh tình trạng này, các mẹ nên bổ sung chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ và uống nhiều nước.

Trong tháng này, các tế bào của buồng trứng tiếp tục sản sinh hooc-môn progesterone có tác dụng duy trì thai kỳ. Lượng máu lưu thông trong cơ thể tăng lên để đáp ứng nhu cầu của thai nhi và chính lượng máu tăng cao sẽ khiến cơ thể mẹ bầu nóng hơn người bình thường (mùa hè sẽ càng nóng, có thể mẹ muốn tham khảo bài viết các cách giải nhiệt khi mang thai).

Bụng của các mẹ cũng hơi to ra một chút, tử cung hiện tại có kích thước như một quả cam và vẫn nằm gọn trong khung chậu.

Thai nhi có sự di chuyển nhẹ nhàng nhưng chưa đủ để các mẹ cảm nhận được. Để tránh những nguy hiểm xảy ra cho bé, các mẹ nên ngủ đủ giấc và tập những bài thể dục nhẹ nhàng thay vì mạnh bạo.

Thăm khám lần đầu

Ở tháng này, các mẹ có thể bắt đầu lịch khám lần đầu tiên. Từ lúc này cho đến tận cuối giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, các mẹ nên đến gặp bác sĩ hoặc người hộ sinh mỗi tháng một lần.

Riêng ở tháng mang thai thứ 2 này, người khám sức khỏe cho các mẹ sẽ hỏi những câu hỏi về tình trạng sức khỏe hiện tại và tiền sử bệnh lý của các mẹ, người thân trong gia đình và thậm chí có thể là hỏi về công việc để chẩn đoán bất cứ nguy cơ tiềm tàng nào trong cả quá trình mang thai. Bác sĩ sẽ thực hiện những công đoạn, gồm có:

  • Xét nghiệm nước tiểu và hoạt động của máu để xác nhận là có thai và kiểm tra những điều kiện nhất định có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai
  • Tiến hành kiểm tra khung chậu để xác nhận việc có thai, kiểm tra các u nang và vùng xương chậu, âm đạo, cổ tử cung…
  • Xét nghiệm Pap smear trong suốt quá trình kiểm tra khung chậu để chẩn đoán những biến chứng của tử cung và vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng
  • Đo cân nặng và chiều cao: Cân nặng cần tăng từ 0,5-1kg trong mỗi tháng của tam cá nguyệt thứ nhất nhưng có một số mẹ lại bi sút cân do ốm nghén
  • Ấn hoặc sờ nắn bụng của các mẹ để biết được điểm trên cùng của tử cung, đó gọi là đáy tử cung
  • Đo huyết áp

Những người khám thai cho các mẹ sẽ trả lời bất cứ câu hỏi nào mà các mẹ đưa ra. Đề phòng quên hỏi chuyện gì quan trọng, các mẹ nên viết vào một tờ giấy trước khi đi khám và cầm theo bên mình.

Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ bắt đầu ghi lại lịch trình khám thai của các mẹ để làm cơ sở cho những lần khám sau. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ đưa cho các mẹ một bản photo để sử dụng trong trường hợp các mẹ cũng muốn ghi nhớ quá trình khám của mình hoặc làm cơ sở khi các mẹ muốn chia sẻ thông tin khám giữa các nơi khám khác nhau.

Khám thai trong giai đoạn mang thai tháng thứ 2

Vì đây là lần khám đầu tiên nên các chuyên viên y tế sẽ thực hiện một số xét nghiệm nhất định. Nó thường bao gồm việc kiểm tra Pap smear để xác định biến chứng tử cung và diệt khuẩn để tránh nhiễm trùng và xét nghiệm máu, nước tiểu.

Xét nghiệm nước tiểu là việc kiểm tra sự hiện diện của những chất:

  • Protein để biết các mẹ có gặp phải những vấn đề về thận hoặc tăng huyết áp do mang thai không;
  • Đường để phát hiện dấu hiệu của tiểu đường.

Xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng:

  • Hemoglobin và nồng độ sắt để xem các mẹ có bị thiếu máu không
  • Các bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan B
  • Nhóm máu ABO và yếu tố Rh
  • Khả năng miễn dịch, đặc biệt là miễn dịch với rubella và cúm gia cầm
  • Những bệnh lý về gen như tế bào hồng cầu hình lưỡi liềm hoặc thiếu máu di truyền Thalassemina

Các mẹ cũng được đưa ra lựa chọn về việc kiểm tra độ mờ da gáy. Loại xét nghiệm này thông thường được thực hiện ở giai đoạn tuần 10-14 của thai kỳ bằng cách sử dụng sóng siêu âm và đo phần chất lỏng đằng sau phần cổ của bé.

Kết quả này sẽ được sử dụng cùng với tuổi của mẹ để xác định mức độ những nguy cơ bị bất thường về nhiễm sắc thể. Bởi vì, kết quả này chỉ ước tính được khả năng thai nhi bị nhiễm những bệnh đó nên để có một kết quả cụ thể hơn thì cần phải kết hợp với những biểu hiện bất thường khác, tức là các mẹ có thể được đề nghị kiểm tra thêm về chọc nước ối và sinh thiết nhau thai. Kiểm tra như vậy có thể hoàn toàn cho biết về tình trạng nhiễm sắc thể của bé.

[adinserter block=”11″]

Những vấn đề đáng lo ở giai đoạn mang thai tháng thứ 2

Chảy máu

Chảy máu âm đạo trong tam cá nguyệt thứ nhất xảy ra ở 20-30% các trường hợp mang thai. Hiện tượng này có thể được sắp xếp từ nhẹ đến nặng, tương đương với chảy một ít máu nhẹ hoặc bị nghiêm trọng là máu vón cục.

Ở giai đoạn mang thai tháng thứ 2, có một số nguyên nhân gây chảy máu âm đạo:

  • Việc ra một chút máu sau khi có thai vẫn có thể xảy ra xung quanh thời điểm trứng được thụ tinh bám vào tử cung, đây là hiện tượng bình thường;
  • Chảy máu sau quan hệ tình dục qua âm đạo cũng thường xuyên xảy ra trong thai kỳ vì cổ tử cung rất dễ bị chảy máu khi tiếp xúc;
  • Sảy thai là nguyên nhân nghiêm trọng nhất của việc chảy máu trong tam cá nguyệt thứ nhất nói chung và mang thai tháng thứ hai nói riêng. Cho đến nay, nguyên nhân phổ biến nhất của việc sảy thai là do gặp vấn đề về nhiễm sắc thể trong phôi thai và có thể là do có vấn đề về hooc-môn.

Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 2

Trong giai đoạn mang thai tháng thứ hai, các mẹ cần đảm bảo năng lượng dung nạp vào cơ thể khoảng 300 kalo mỗi ngày để đảm bảo cho cả mẹ và thai nhi tăng cân ổn định.

Các mẹ không cần ăn lượng thức ăn quá nhiều mà nên chú ý đến chất lượng món ăn của mình. Các mẹ nên lưu tâm đến nhóm thực phẩm thiết yếu gồm:

  • Ngũ cốc
  • Bánh mì
  • Rau, trái cây
  • Sữa, chế phẩm từ sữa (*)
  • Thịt
  • Các loại đậu
  • Thực phẩm chứa axit folic

(*): Mỗi ngày các mẹ nên uống 2 ly sữa ít béo để cung cấp lượng canxi cần thiết cho cơ thể một cách dễ dàng nhất.

Ngoài ra, các mẹ nên hạn chế ăn những thực phẩm giàu chất béo, đường hoặc chứa quá nhiều calo.

(Theo Aboutkidshealth – Phạm Thị Thủy dịch và tổng hợp – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)

Leave a Comment