Mang thai sinh đôi, sinh ba cần chú ý điều gì?

Các thai nhi đôi cần sự chăm sóc đặc biệt. Vì vậy bạn nên hiểu rõ về việc mang thai sinh đôi của bạn, từ dinh dưỡngtăng cân nặng đến các biến chứng có thể.

Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng bạn đang mang thai đôi hoặc thậm chí ba?
Mang thai sinh đôi chỉ thi thoảng xảy ra. Trong những trường hợp khác nhau, các yếu tố cụ thể đóng vai trò quyết định. Ví dụ, thai sinh đôi có nhiều khả năng gặp phải khi bạn già đi vì những thay đổi nội tiết tố có thể làm rụng nhiều hơn một quả trứng một lúc. Việc sử dụng công nghệ hỗ trợ sinh sản – chẳng hạn như trong thụ tinh ống nghiệm – cũng làm tăng tỷ lệ mang thai đôi hay đa thai.

sinh đôi

Nếu bạn được chẩn đoán mang thai đôi hoặc đa thai, thì dưới đây là những gì bạn cần biết để chăm sóc tốt cho bản thân – và em bé của bạn.

Thai đa được hình thành như thế nào?

Các cặp song sinh khác trứng – trường hợp phổ biến nhất – xảy ra khi hai trứng riêng biệt được thụ tinh bởi hai tinh trùng khác nhau. Mỗi thai nhi có nhau thai hoặc túi ối của riêng mình. Cặp song sinh có thể là hai cô gái, hai trai, hay một trai và một gái. Theo di truyền, họ không giống nhau hơn so với bất kỳ anh chị em khác.

Cặp song sinh cùng trứng xảy ra khi một trứng đã thụ tinh phân chia và phát triển thành hai bào thai. Cặp song sinh giống hệt nhau có thể chia sẻ chung một nhau thai, nhưng mỗi thai nhi thường có một túi ối riêng biệt. Theo di truyền, hai đứa trẻ giống hệt nhau. Chúng sẽ có cùng giới tính, đặc điểm thể chất và một số đặc tính khác. Hiếm khi cặp song sinh giống hệt nhau không hoàn toàn tách biệt thành hai cá nhân – những em bé được gọi là cặp song sinh dính liền.

Với những trường hợp sinh ba hoặc sinh tư, sinh năm.. có thể giống nhau hoàn toàn, có nét giống nhau hoặc kết hợp cả hai.
[adinserter block=”8″]

Chẩn đoán mang thai đôi

Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn có thể chẩn đoán mang thai sinh đôi nếu tử cung của bạn lớn hơn bình thường hoặc có vẻ là nhiều hơn một nhịp tim của thai nhi. Một trường hợp mang thai sinh đôi hay không thường được khẳng định bằng việc siêu âm. Lúc này, các sóng âm thanh được sử dụng để tạo ra hình ảnh của tử cung và em bé – hoặc các em bé.

Đôi khi một trường hợp mang thai sinh đôi dường như bình thường nhưng sau đó chỉ có một em bé. Điều này được gọi là hội chứng biến mất đôi. Trong trường hợp như vậy có thể làm đau lòng, bực bội và khó hiểu. Thông thường, không có lời giải thích rõ ràng cho việc biến mất đó.

Mang thai sinh đôi và những ý nghĩa đối với bà mẹ

Chăm sóc tốt cho bản thân là cách tốt nhất để chăm sóc em bé của bạn. Trong thời gian mang thai đôi, bạn nên:

  • Kiểm tra thường xuyên hơn. Người chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ thường xuyên theo dõi sự lớn lên và phát triển của thai nhi, theo dõi sức khỏe của bạn, và xem các dấu hiệu chuyển dạ sinh non. Bạn có thể cần siêu âm thường xuyên hoặc làm các xét nghiệm khác, đặc biệt là khi quá trình mang thai của bạn tiến triển.
  • Nhấn mạnh hơn về lượng chất dinh dưỡng cần thiết. Bạn sẽ cần nhiều hơn axit folic, canxi, sắt, protein và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Nếu bạn đang thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, hãy duy trì nó với một tỉ lệ cao hơn – và chắc chắn bạn luôn uống 1 viên vitamin bổ sung hàng ngày trong suốt thai kì. Người chăm sóc sức khỏe của bạn có thể khuyên bạn nên bổ sung sắt.
  • Tăng cân nhiều hơn. Việc tăng đúng trọng lượng cần thiết hỗ trợ cho sức khỏe em bé của bạn. Nó cũng làm việc giảm cân sau khi sinh dễ dàng hơn. Đối với cặp song sinh, thường được khuyến cáo tăng 37-54 pounds (khoảng 17-25 kg) với những phụ nữ có cân nặng bình thường trước khi mang thai – điều này cần thêm khoảng 600 calo một ngày, tùy thuộc vào mức độ hoạt động của bạn. Làm việc với người chăm sóc sức khỏe của bạn để xác định những gì phù hợp.
  • Tăng các biện pháp phòng ngừa. Người chăm sóc sức khỏe của bạn có thể yêu cầu bạn hạn chế một số hoạt động – ví dụ như làm việc, đi lại, hoạt động thể chất – khi bạn trong thai kì. Mặc dù việc nằm nghỉ ngơi không được chứng minh là một cách hiệu quả để ngăn ngừa sinh non, nhưng đôi khi biện pháp này được đề nghị như là một biện pháp phòng ngừa để khuyến khích sự phát triển của thai nhi và giảm nguy cơ biến chứng.

Hãy xem xét các biến chứng

Các em bé sinh sinh đa (sinh đôi hoặc sinh ba…) khỏe mạnh được sinh ra mỗi ngày. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhận thức được các biến chứng có thể xảy ra. Ví dụ:

  • Huyết áp cao. Các bà mẹ sinh đa có nhiều khả năng phát triển bệnh cao huyết áp trong thai kỳ. Khi huyết áp cao được kết hợp với protein trong nước tiểu, tình trạng này được gọi là tiền sản giật. Việc quản lý chặt chẽ là cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé.
  • Sinh non. Bạn càng mang thai nhiều em bé bao nhiêu thì bạn càng khó có thể giữ cho thai nhi phát triển đủ thời gian bấy nhiêu. Nếu bạn có dấu hiệu chuyển dạ sinh non, bạn có thể được tiêm thuốc steroid để tăng tốc độ phát triển phổi trẻ sơ sinh. Tuy vậy, em bé thiếu tháng nhỏ nhất phải chiến đấu để tồn tại. Các biến chứng có thể bao gồm sinh con gầy yếu, hô hấp và tiêu hóa khó khăn, và các cơ quan chưa phát triển đầy đủ. Rất ít trường hợp, một em bé được sinh sớm, và em bé khác có thể vẫn tiếp tục phát triển trong tử cung. Điều này được biết đến như sự trì hoãn sinh.
  • Dính liền hai thai. Với cặp song sinh giống hệt nhau, nó có thể cho một mạch máu trong nhau thai để kết nối các hệ thống tuần hoàn của trẻ sơ sinh. Điều này gây ra tình trạng một thai nhi nhận được quá nhiều máu và thai nhi còn lại nhận quá ít. Đây là một biến chứng nghiêm trọng cho cả hai thai nhi mà có thể yêu cầu sự can thiệp tích cực trong quá trình mang thai.
  • Đẻ mổ. Đối với anh em sinh đôi, việc sinh bình thường là có thể nếu em bé đầu tiên có đầu ở vị trí phía dưới. Nếu không, việc đẻ mổ có thể được khuyến khích. Trong một số trường hợp, các biến chứng sau khi sinh bình thường của đứa trẻ sinh trước có thể yêu cầu một ca mổ cho đứa trẻ sinh thứ hai. Đối với trường hợp sinh ba, việc sinh thường không nhất thiết bị loại bỏ – mặc dù việc mổ đẻ thường được đề nghị với trường hợp sinh ba và sinh đa.

Chăm sóc cho các em bé sinh đa

Các em bé sinh đa khỏe mạnh có nhu cầu tương tự như trẻ sơ sinh khác. Tuy nhiên, với anh em sinh đôi, bạn sẽ vất vả gấp đôi. Bạn có thể cần nghỉ ngơi nhiều hơn và hỗ trợ nhiều hơn bạn tưởng tượng, đặc biệt là nếu em bé của bạn được sinh ra sớm hoặc cần chăm sóc y tế đặc biệt sau khi sinh. Hãy dành thời gian để chăm sóc em bé của bạn – và hỏi bạn bè, người thân và những người khác giúp đỡ khi bạn cần.

(Nguồn: Mayoclinic – Diễm Linh dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)

Leave a Comment