Liệu mang thai ngoài 35 tuổi có gây nguy hiểm cho thai nhi?

Là một người mẹ lớn tuổi có thể có vài lợi thế. Bạn có khả năng an toàn hơn về tài chính, và nhiều kinh nghiệm cuộc sống giúp cho việc làm cha mẹ. Hầu hết các bà mẹ lớn tuổi có thai khỏe mạnh và sinh con khỏe mạnh. Tuy nhiên, khả năng bạn gặp phải một số vấn đề lớn hơn khi bạn ngoài 35 tuổi.

Hãy coi đây là một lí do để bạn chăm sóc bản thân. Giữ tất cả các cuộc hẹn với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn, những người sẽ muốn theo dõi thai kỳ của bạn với sự chăm sóc đặc biệt. Họ sẽ giúp bạn hiểu được các bài kiểm tra bắt buộc và đưa ra những rủi ro mà bạn có thể gặp phải. Hãy đặt câu hỏi để biết thêm nhiều thông tin hơn. Việc chuẩn bị  giúp bạn ứng phó khi có bất cứ vấn đề gì xảy ra.

mang thai ngoài 35 tuổi nguy hiểm hơn thông thường

Những nguy hiểm của bạn là gì?

Hãy nhớ rằng, hầu hết các bà mẹ 35 tuổi trở lên sinh con khỏe mạnh và mang thai bình thường. Những nguy hiểm cho bạn và em bé của bạn cao hơn một chút so với trung bình, nhưng tỉ lệ rất thấp. Một vài nguy hiểm mà bạn có thể gặp phải như:

Dị tật bẩm sinh. Phụ nữ lớn tuổi có nhiều khả năng sinh em bé mắc chứng rối loạn nhiễm sắc thể như hội chứng Down. Nếu bạn đang 25 tuổi, nguy cơ mắc hội chứng Down là khoảng 1/1250. Nếu bạn 35 tuổi, khả năng rủi ro tăng lên là 1/400. Ở tuổi 45, khả năng là 1/30.

Sẩy thai. Hầu hết các trường hợp sẩy thai xảy ra trong 13 tuần đầu của thai kỳ. Theo tuổi tác, nguy cơ sẩy thai sớm tăng lên. Ở tuổi 35, tỉ lệ là khoảng 20%. Nhưng ở tuổi 45, tỉ lệ sẩy thai là 80%.

Huyết áp cao và tiểu đường. Bạn có thể có nhiều khả năng phát triển bệnh cao huyết áp hoặc tiểu đường khi mang thai. Những tình trạng này có thể gây ra các vấn đề, bao gồm sẩy thai, vấn đề tăng trưởng của bé, hoặc các biến chứng trong khi sinh.

Các vấn đề về nhau thai. Nhau (rau) tiền đạo xảy ra khi nhau thai bám vào gần lỗ cổ tử cung làm che phủ hoàn toàn hoặc một phần cổ tử cung của bạn. Điều này có thể dẫn đến chảy máu nhiều nguy hiểm cho quá trình sinh nở. Nếu bạn ở độ tuổi 40, khả năng bạn gặp phải vấn đề về nhau thai cao hơn 3 lần so với một người phụ nữ ở độ tuổi 20. Mặc dù vậy, vấn đề là hiếm.

Sinh non và nhẹ cân. Phụ nữ lớn tuổi có nhiều khả năng sinh non, trước 37 tuần. Kết quả là, các bà mẹ lớn tuổi có nguy cơ sinh con có trọng lượng dưới 5,5 £ (< 2,27 kg) khi sinh.

Mặc dù những rủi ro này là có thật, bạn vẫn có thể kiểm soát những rủi ro trên bằng việc chăm sóc tiền sản tốt. Qua việc sàng lọc trước khi sinh và thử nghiệm, bạn có thể biết nếu em bé của bạn có vấn đề – hoặc có nguy cơ cao gặp phải nguy hiểm trên – trước khi sinh. Với thông tin đó, bạn có thể sẵn sàng để chăm sóc cho một đứa trẻ khuyết tật, hoặc bạn có thể quyết định chấm dứt thai kỳ.

[adinserter block=”8″]

Các xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh

Phụ nữ mang thai phải thực hiện rất nhiều bài kiểm tra định kì trước khi sinh thường bao gồm: xét nghiệm máu, kiểm tra lượng đường trong máu (còn gọi là giám sát glucose), và siêu âm.

Các xét nghiệm sàng lọc là khác nhau. Đó là những bài kiểm tra không bắt buộc và ít nguy hại nhưng cũng không chẩn đoán bất cứ điều gì. Thay vào đó, chúng giúp bạn biết khả năng sinh nở của bạn trong điều kiện nhất định. Trong khi các xét nghiệm này rất hữu ích ở nhiều trường hợp thì chúng có thể cho nhiều kết quả dương tính giả. Điều đó có nghĩa, các thử nghiệm cho biết thai nhi của bạn có vấn đề trong khi bé thực sự không làm sao cả. Điều này có thể gây ra rất nhiều căng thẳng không cần thiết.

Trong khi các xét nghiệm sàng lọc được đề nghị cho tất cả phụ nữ, thì việc bạn thực hiện các xét nghiệm hay không là tùy thuộc vào bạn. Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn có thể đề nghị bạn nói chuyện với một nhân viên tư vấn di truyền trước khi bạn đưa ra bất kỳ quyết định nào. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc quan tâm, hãy chắc chắn nói cho cho họ trước khi làm bất kì bài kiểm tra nào.

Các xét nghiệm sàng lọc bao gồm:

Kiểm tra độ mờ gáy. Trong giai đoạn đầu thai kì, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn có thể thực hiện một loại siêu âm đặc biệt để kiểm tra độ dày của cổ của em bé của bạn cùng với xét nghiệm máu để tìm thấy bất kì dấu hiệu nào chắc chắn rằng có thể liên quan đến dị tật bẩm sinh. Kết quả kết hợp này có thể cho biết liệu em bé của bạn có nguy cơ cao mắc hội chứng Down, trisomy 18, và các rối loạn nhiễm sắc thể khác hay không.

Màn hình đánh dấu Quad. Trong giai đoạn thứ hai, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn có thể làm xét nghiệm máu này. Nó giúp cho thấy nguy cơ em bé bị hội chứng Down hoặc các vấn đề nhiễm sắc thể khác và các khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống và thiếu não.

Nếu xét nghiệm của bạn bình thường, bạn có thể quyết định dừng lại ở đó và tin tưởng rằng em bé của bạn không có một khiếm khuyết ống thần kinh hoặc rối loạn di truyền nào. Hãy nhớ rằng, một kết quả không tốt không có nghĩa là em bé có dị tật bẩm sinh. Nó có nghĩa là em bé của bạn có thể có nguy cơ cao hơn. Bạn có thể tiếp tục các thử nghiệm khác để tìm hiểu thêm.

Phụ nữ trên 35 tuổi có thể bỏ qua các xét nghiệm sàng lọc và chuyển trực tiếp đến xét nghiệm chẩn đoán trước khi sinh.

Xét nghiệm chẩn đoán trước khi sinh

Nếu kết quả xét nghiệm sàng lọc làm tăng mối lo ngại, hoặc nếu bạn muốn bảo đảm thêm rằng em bé của bạn không có vấn đề nhất định, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn có thể đề nghị các xét nghiệm chẩn đoán. Không giống như các xét nghiệm sàng lọc, các xét nghiệm này là cách chính xác để chẩn đoán các vấn đề. Tuy nhiên, phương pháp này có thể mang lại một số rủi ro, gồm tỷ lệ cao hơn một chút dẫn đến việc sẩy thai. Bạn cần phải cân nhắc những ưu và khuyết điểm của phương pháp này.

Chọc ối (gọi tắt là amnio). Khi thực hiện, bác sĩ dẫn một cây kim rất mỏng vào tử cung của bạn và lấy một mẫu nhỏ của nước ối và các tế bào để kiểm tra. Phương pháp chọc nước ối có thể phát hiện các vấn đề về nhiễm sắc thể như hội chứng Down và trisomy 18. Bạn thường làm xét nghiệm này sau 16 tuần.

Lấy mẫu lông nhung màng đệm (thường được gọi là CVS). Khi thực hiện CVS, bác sĩ lấy một mẫu nhỏ các tế bào từ nhau thai để kiểm tra rối loạn di truyền. Điều này thường được thực hiện sớm hơn trong thai kỳ so với việc chọc nước ối (amnio).

Cordocentesis (còn gọi là lấy mẫu máu thai nhi). Nếu kết quả của amnio hoặc CVS ​​không rõ ràng, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn có thể lấy một mẫu máu từ tĩnh mạch trong dây rốn để kiểm tra các vấn đề của bé.

Một vài lời khuyên cho việc chăm sóc bản thân

Trong thai kì, bạn đặt ra những yêu cầu nhiều hơn cho bản thân. Khi bạn già đi, những yêu cầu này có thể tăng hơn nữa. Để duy trì sức khỏe của bạn và em bé của bạn, hãy tăng cường những liệu pháp chăm sóc đặc biệt cho bản thân dù bạn bao nhiêu tuổi.

  • Đi khám thai sớm và thường xuyên.
  • Dùng vitamin trước khi sinh hàng ngày có chứa 0,4 mg axit folic, có thể giúp ngăn ngừa nhất định dị tật bẩm sinh.
  • Ăn một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh bao gồm nhiều loại thức ăn. Một người phụ nữ có trọng lượng trung bình chỉ cần thêm 300 calo mỗi ngày trong thai kỳ. Tương đương khoảng một cốc sữa chua ít chất béo, một quả táo trung bình, và 10 hạt hạnh nhân.
  • Duy trì trọng lượng khỏe mạnh trong suốt thai kỳ của bạn bằng cách tăng số lượng cân nặng được khuyến cáo. Dù bạn đang ở một trọng lượng khỏe mạnh, nhẹ cân, hay đang thừa cân trước khi mang thai. Tất nhiên, đây chỉ là ước tính. Hãy kiểm tra với bác sĩ về trọng lượng bạn nên đạt được.

Đơn vị : 1 pound ~ 0,454 kg

Tình trạng cân nặng trước khi mang thai  Trọng lượng tăng lên được khuyến nghị
Nhẹ cân 12,7 – 18,14 kg
Trọng lượng khỏe mạnh 11,34 – 15,87 kg
Thừa cân 6,8 – 11,34 kg
Béo phì 4,99 – 9,07 kg

Tình trạng cân nặng của bạn trước khi mang thai được dựa trên trọng lượng và chiều cao của bạn. Bác sĩ có thể giúp bạn xác định.

  • Tập thể dục thường xuyên. Hãy thường xuyên bàn bạc với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn.
  • Giảm thiểu căng thẳng. Cắt giảm các hoạt động không cần thiết và yêu cầu giúp đỡ khi bạn cần. Nói chuyện với một người bạn hoặc chồng bạn về những gì bạn quan tâm. Thực hành kỹ thuật thư giãn như thiền hoặc các bài tập thở.
  • Hãy chắc chắn rằng bạn ngủ đủ giấc, bà bầu ngủ đúng tư thế giúp giấc ngủ tốt hơn. Cơ thể bạn đang trải qua nhiều thay đổi khi em bé của bạn phát triển, vì vậy bạn cần nghỉ ngơi. Mục tiêu trong khoảng 7-9 giờ ngủ một đêm.
  • Không hút thuốc, và tránh khói thuốc lá. Nó không tốt cho bạn và em bé của bạn. Nếu bạn đã cố gắng để bỏ thuốc lá nhưng không thể, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn về việc nhận giúp đỡ. Bạn càng sớm bỏ thuốc lá, càng tốt cho em bé. Nhưng dù bạn bỏ thuốc bất cứ lúc nào trong quá trình mang thai của bạn vẫn sẽ tạo sự khác biệt.
  • Chỉ uống thuốc không cần kê đơn hay thuốc theo toa khi bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn đã đồng ý. Không dùng bất kỳ biện pháp nào mà không kiểm tra với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn.
  • Nếu bạn sử dụng ma túy bất hợp pháp hoặc không thể ngừng uống rượu, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn về nơi để có được sự giúp đỡ đặc biệt cho phụ nữ mang thai. Bạn càng yêu cầu sự giúp đỡ sớm bao nhiêu, thì càng tốt hơn cho bạn và em bé của bạn bấy nhiêu.

(Nguồn: WebMD – Cộng tác viên Hà.T.D.Linh dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)

1 thought on “Liệu mang thai ngoài 35 tuổi có gây nguy hiểm cho thai nhi?”

  1. Thua bác Sỹ. Năm nay tôi 39tuổi. Cách đây 5năm tôi có sinh 1bé mà cháu bị bệnh xương thủy tinh. Cháu đã qua đời. Giờ tôi lại đang mang thai. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi. Tuổi tôi có quá nhiều không và lần này tôi sinh Con Con toi có bị bệnh như đứa con tôi đã Sinh Cách đây năm năm không. Cảm ơn Bác sĩ

    Reply

Leave a Comment