Giải đáp thắc mắc về hiện tượng thai nhi nấc cụt

Hiện tượng nấc cụt của thai nhi có thể xảy ra sớm từ tam cá nguyệt thứ nhất nhưng thông thường nó xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ haithứ ba. Khi thai nhi nấc, mẹ bầu cảm thấy có những tiếng giật “póc póc” đều đặn gần như tiếng kim đồng hồ quay và có sự khác biệt với những chuyển động khác (thai máy) của bé trong bụng. Hầu hết các mẹ sẽ cảm thấy bé nhà mình nấc cụt ít nhất một lần trong suốt thời gian mang thai, nếu không có thể là hơn. Một số bé còn nấc hàng ngày hoặc thậm chí nhiều lần trong ngày.

Thời gian thai nhi bị nấc thường kéo dài từ 3-5 phút mỗi lần. Nếu là thai máy thì nó không được đều đặn và kéo dài như nấc.

thai nhi nấc cụt

Nguyên nhân khiến thai nhi nấc cụt

Cơ hoành co thắt

Cơ hoành co thắt có thể gây nên tình trạng nấc cho thai nhi. Khi thai nhi bị nấc chứng tỏ hệ thống thần kinh trung ương đang được hình thành bởi vì hệ thần kinh trung ương làm cho thai nhi có khả năng hít phải nước ối. Hiện tượng nấc cụt xảy ra khi dịch ối bị hít vào trong phổi của thai nhi khiến cơ hoành co lại nhanh chóng và gây nấc.

Tình trạng này là do bản thân thai nhi tạo nên và không gây cho bé sự khó chịu. Hơn thế nữa, nó còn là bước đệm cho chức năng hô hấp của phổi được tốt hơn sau khi sinh và giúp ổn định nhịp tim của bé trong tam cá nguyệt thứ ba.

Dây rốn quấn quá chặt

Nếu dây rốn quấn quá chặt sẽ làm cho thai nhi không nhận đủ không khí và gây nấc. Trường hợp này có thể xảy ra nhưng thường rất hiếm. Khi mẹ nhận thấy sự gia tăng đột biến về tần suất, mức độ và thời gian nấc thì cũng cần đi đến cơ sở y tế để kiểm tra ngay tình trạng của dây rốn. Bởi vì có thể nó quấn chặt quanh cổ của thai nhi nên làm giảm lượng không khí bé nhận được.

Khi dây rốn quấn chặt quanh cổ của bé, nhịp tim tăng lên làm tuần hoàn máu tăng nhưng lượng máu truyền từ dây rốn sang cho thai nhi bị giảm. Trường hợp này hiếm xảy ra nhưng có tính nguy hiểm cao nên các mẹ cần chú ý nhé.

Nấc cụt có đáng lo ngại

Có thể việc nấc của thai nhi xảy ra do những cơn co thắt không bình thường nhưng điều đó hoàn toàn không đáng lo ngại. Nó vô hại và cho thấy thai nhi đang phát triển những phản xạ bình thường của mình.

Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, các mẹ cũng cần theo dõi tần suất, mức độ và thời gian nấc vì có thể lúc này bé bị nấc là do dây rốn quấn quá chặt và gây nguy hiểm, cần phải để bác sĩ sử dụng những biện pháp y tế để can thiệp.

[adinserter block=”11″]

Mẹ bầu nên làm gì khi thai nhi bị nấc

  • Khi nhận thấy thai nhi có dấu hiệu nấc, các mẹ hãy cứ giữ tinh thần thoải mái, không cần lo lắng gì để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi
  • Nhiều mẹ cho rằng con bị nấc là do thiếu nước hoặc chất dinh dưỡng nên cố ăn uống thật nhiều để bổ sung. Tuy nhiên, các mẹ chỉ cần duy trì chế độ ăn uống bình thường vì bé nấc không phải do nguyên nhân đó đâu nhé
  • Nếu tần suất nấc của thai nhi tăng lên, các mẹ hãy thử thay đổi tư thế của bản thân, ví dụ đang nằm hoặc ngồi thì có thể đứng dậy đi lại hoặc đổi kiểu nằm, ngồi khác… Khi tình trạng của thai nhi trở lại bình thường, các mẹ hãy an tâm nhưng nếu không có gì cải thiện kèm theo những dấu hiệu khác thì nên đi kiểm tra mẹ nhé

(Phạm Thị Thủy tổng hợp từ các nguồn – Út Em Shop sở hữu bài viết)

Leave a Comment