Chuột rút khi mang thai: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, hiện tượng chuột rút thường là kết quả của những thay đổi tự nhiên xảy ra trong quá trình phát triển của em bé trong bụng mẹ.

Chuột rút thường có biểu hiện là cảm giác co kéo trên một bên hoặc có thể cả hai bên bụng của mẹ bầu. Mặc dù nó không được coi là dấu hiệu để phát hiện thai kỳ sớm, nhưng đây lại là một triệu chứng thường xảy ra trong suốt thời gian mang thai.

Trong hầu hết các trường hợp, chuột rút là một hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, trong một vài tình huống chuột rút có thể lại là hiện tượng của một biến chứng thai kỳ nào đó.

Chính vì vậy khi gặp bất kì các triệu chứng bất thường nào, các mẹ bầu cần phải theo dõi và liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời trong suốt quá trình mang thai của mình.
chuột rút khi mang thai

Nguyên nhân gây ra chuột rút trong thai kỳ

Chuột rút thường xảy ra khi tử cung mở rộng, dẫn đến sự kéo căng các dây chằng và cơ bắp nhằm nâng đỡ tử cung. Chuột rút thường biểu hiện một cách rõ ràng khi mẹ bầu hắt hơi, ho hoặc thay đổi tư thế.

Trong tam cá nguyệt thứ hai, đau dây chằng tròn là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến chuột rút . Dây chằng tròn là một cơ hỗ trợ tử cung, và khi nó bị kéo căng, bạn có thể cảm thấy đau nhói, nhức mạnh ở vùng bụng dưới.

Hiện tượng chuột rút nhẹ thường xảy ra mọi lúc mọi nơi và thường không đáng phải bận tâm vì nó là một hiện tượng sinh lý bình thường của thai kỳ. Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây co thắt sinh lý bình thường trong thai kỳ bao gồm:

Điều trị chuột rút trong thời gian mang thai

Nếu bạn bị chuột rút nhẹ trong thời kỳ mang thai, có một vài mẹo sau đây có thể giúp mẹ bầu phòng ngừa cũng như làm giảm tình trạng khó chịu này:

  • Cố gắng ngồi, nằm xuống hoặc thay đổi vị trí.
  • Ngâm mình trong bồn tắm ấm.
  • Hãy thử làm các bài tập thể dục thư giãn.
  • Đặt một chai nước nóng được bọc trong một chiếc khăn lên vùng bị chuột rút.
  • Hãy chắc chắn rằng mẹ bầu nạp nhiều nước vào cơ thể.

Khi nào chuột rút trong thai kỳ trở nên nguy hiểm

Trong khi chuột rút có thể là hiện tượng bình thường của thai kỳ, nhưng trong một số trường hợp, chuột rút cũng có thể là dấu hiệu của một vài biến chứng nghiêm trọng gây đau bụng:

  • Thai ngoài tử cung – Đây là hiện tượng mang thai xảy ra khi trứng thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung cũng có thể gây chuột rút đau đớn và là một biến chứng nguy hiểm cần phải được bác sĩ điều trị.
  • Sẩy thai – Ra máu âm đạo kèm theo chuột rút nhẹ hoặc dữ dội có thể là dấu hiệu sẩy thai, mặc dù có một số phụ nữ mang thai bị ra máu kèm theo chuột rút nhưng vẫn có thể tiếp tục có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị chuột rút nặng kèm theo/ hoặc chảy máu nặng, hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ.
  • Tiền sản giật – Đây có thể được coi là một biến chứng trong thai kỳ, gây ra tình trạng huyết áp cao và tiểu đạm (hiện tượng protein xuất hiện trong nước tiểu). Tiền sản giật nặng có thể gây đau dữ dội ở vùng bụng trên của bạn.
  • Sinh non – Tăng áp lực, đau bụng và chuột rút có thể là dấu hiệu của chuyển dạ non nếu cổ tử cung của bạn bắt đầu giãn nở trước 37 tuần.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu – Đau bụng dưới và đi tiểu đau có thể là triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Chảy máu nhau thai – Tình trạng này xảy ra khi nhau thai tách ra khỏi tử cung trước khi em bé được sinh ra. Đây là một tình trạng nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng nó có thể được báo hiệu bởi một cơn đau chuột rút mạnh và không dứt. Nếu điều này xảy ra, mẹ bầu phải ngay lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và theo dõi.

Chuột rút khi mang thai: Khi nào cần gọi bác sĩ

Nếu gặp các biểu hiện chuột rút sau đây, mẹ bầu nên liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa:

  • Đau dữ dội mà không dứt
  • Đau bụng dưới, kèm theo co thắt
  • Chuột rút âm đạo, chảy máu, xuất huyết, các triệu chứng tiêu hóa và chóng mặt
  • Chuột rút, cùng với đau ở vai và / hoặc cổ

[adinserter block=”11″]

Dịch từ bài viết Cramping during pregnancy của American Pregnancy. Người dịch: Nguyễn Thị Minh Thu – Út Em Shop

Leave a Comment