Đang mang thai có cho con bú được không?

Út Em chào các mẹ.

Các mẹ có thể cần phải điều chỉnh việc cho con bú sau khi phát hiện mình tiếp tục mang thai. Điều này có thể dẫn tới một loạt câu hỏi cũng như những thắc mắc.

Liệu rằng cho con bú khi mang thai có an toàn không? Điều đó có ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào? Mẹ bầu có thể cho 2 trẻ bú cùng thời điểm được không? Hãy cùng Út Em tìm hiểu vấn đề này nhé.

Tất cả những cảm xúc và thắc mắc trên của mẹ bầu rất dễ hiểu. Việc quyết định nên hay không nên cho con bú trong khi mang thai cũng chưa thật sự rõ ràng, sự hiểu biết về lợi ích hay mối nguy hại của việc này và cách cai sữa cho trẻ nhỏ sẽ giúp các mẹ xác định được điều gì là tốt nhất cho cả mẹ và con.

Cho con bú khi đang mang thai có tốt không?

Liệu có an toàn nếu cho con bú khi mang thai?

Nhiều mẹ bầu hay lo lắng về việc cho con bú khi mang thai cũng như việc cho con bú có gây co thắt tử cung nhẹ hay không? Tuy nhiên, trong sức khỏe sinh sản, những cơn co thắt này cũng không đáng lo ngại vì nó cũng không gây ra hiện tượng sinh non.

Đó là bởi vì loại hooc-môn oxytoxin – hooc-môn kích thích co thắt tử cung được sản sinh ra trong quá trình cho con bú chỉ là một lượng nhỏ, không đủ khả năng gây hiện tượng sinh non. Việc co bóp tử cung này cũng không gây hại đến thai nhi và khó có khả năng làm sảy thai.

Ngoài ra, mặc dù có một chút hooc-môn thai kỳ đi vào sữa mẹ nhưng chúng cũng không gây nguy hiểm cho trẻ đang bú mẹ.

Việc cho con bú khi mang thai được cho là an toàn nhưng vẫn có một số trường hợp được khuyên cần cai sữa như sau:

  • Nếu thai kỳ có mối nguy hiểm nào đó hoặc có nguy cơ sinh non
  • Mang thai đôi
  • Nếu các mẹ đã được khuyên tránh quan hệ trong khi mang thai
  • Trường hợp các mẹ bị chảy máu âm đạo hoặc đau tử cung

Nếu các mẹ gặp phải những hiện tượng trên, hãy nói với bác sĩ để xác định liệu việc cai sữa có phải là lựa chọn tốt nhất cho mẹ, cho bé đang bú sữa và thai nhi trong bụng hay không nhé.

Trẻ sẵn sàng chưa? Mẹ sẵn sàng chưa?

Một khía cạnh quan trọng khác đáng lưu ý là liệu trẻ đang bú mẹ sẵn sàng cai sữa chưa? Những yếu tố tác động đến điều này bao gồm tính cách, độ tuổi, phương pháp chăm sóc cũng như thể chất và tâm lý của trẻ phản ứng trong giai đoạn mang thai của các mẹ.

Thông thường nguồn cung sữa mẹ sẽ ít dần trong giai đoạn mang thai tháng thứ 4thứ 5. Điều này có thể gây ra những thay đổi về việc tiết sữa và làm cho cho sữa không còn vị thơm ngon với trẻ nữa. Chính do nguyên nhân này mà bé cũng sẵn sàng cai sữa sớm hơn so với các mẹ dự định. Ngược lại, sự thay đổi đó có thể lại làm cho bé thích ti hơn và không muốn cai sữa nữa.

Tương tự, các mẹ có thể thắc mắc liệu mình đã sẵn sàng để cai sữa cho con chưa. Hoặc cũng có thể tự hỏi không biết việc mang thai có ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ với trẻ đang bú mẹ.

Một vấn đề quan trọng khác là liệu trẻ phần lớn đang bú sữa mẹ thực chất để hấp thụ dinh dưỡng hay chỉ để làm cho trẻ thoải mái hơn thôi.

Điều cần thiết là theo dõi sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh khi chưa được 6 tháng tuổi và vẫn đang phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ.

Việc cho bé ăn bổ sung có thể là cần thiết để đảm bảo cho trẻ được nuôi dưỡng đúng cách. Một mặt, trẻ đã sẵn sàng ăn những thức ăn khác, mặt khác để trẻ phát triển thích nghi với những thức ăn đó ngoài sữa mẹ khi nguồn cung sữa mẹ giảm.

[adinserter block=”11″]

Những nguy cơ tiềm ẩn nếu cho con bú khi mang thai

Cho con bú khi mang thai có nhiều lợi ích nhưng cũng tồn tại một số mối nguy hiểm. Ví dụ một số vấn đề về thể chất như bị buồn nôn do giảm lượng sữa cũng như bị đau núm vú. Gần 75% các mẹ đều trải qua việc bị đau núm vú. Việc tập trung sự chú ý vào một số thứ khác hơn là sự không thoải mái này có thể giúp các mẹ cảm thấy đỡ đau hơn.

Nhiều phụ nữ lo ngại rằng việc cho con bú khi mang thai có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi. Đúng là thế, tình trạng mệt mỏi là một phần thông thường đối với thai kỳ. Do đó, dễ dàng nhận thấy rằng các mẹ do dự việc cho con bú sữa mẹ là do lo sợ điều này đòi hỏi nhiều năng lượng và làm gia tăng sự mệt mỏi cho các mẹ.

Tuy nhiên, bản chất của việc cho con bú không hề gây mệt mỏi thêm. Việc ngồi hoặc nằm để cho con bú thực thế còn có thể giúp các mẹ đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cần thiết cho bản thân mình nữa đấy.

Chế độ ăn uống tốt

Nếu các mẹ quyết định cho con bú khi mang thai, các mẹ cần thiết phải ăn uống thật tốt để đảm bảo sức khỏe cho cả bé đang bú mẹ và thai nhi trong bụng.

Lượng calo hấp thụ của các mẹ sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của bé đang bú mẹ. Các mẹ cần bổ sung thêm khoảng 500 calo mỗi ngày nếu trẻ đã ăn được thức ăn ngoài hoặc hơn 650 calo nếu trẻ còn chưa được 6 tháng tuổi.

Ngoài ra, các mẹ cần bổ sung thêm 350 calo trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 và khoảng 450 calo trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ 3. Nếu các mẹ đang ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất và cảm thấy khó ăn do hay buồn nôn, các mẹ cũng yên tâm rằng không cần bổ sung calo đúng như yêu cầu trong thời gian này.

Cuối cùng, khi việc cho con bú và mang thai đồng thời diễn ra, sự cân nhắc mà các mẹ cần ưu tiên chính là phải để ý vào những gì liên quan đến mối quan hệ và cảm xúc. Các mẹ nên lưu tâm đến nhu cầu của thai nhi và thêm cả trẻ đang bú mẹ với cảm xúc của bản thân. Ngay cả khi các mẹ muốn có sự lựa chọn mở theo tình huống và sự cần thiết cho các bé cũng như bản thân các mẹ thì quyết định vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào các mẹ.

(Dịch từ bài viết Breastfeeding while pregnant website Americanpregnancy – Phạm Thị Thuỷ dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)

Leave a Comment