Mẹ bầu đau dạ dày nên ăn gì?

Đau dạ dày (còn gọi là đau bao tử) là tình trạng đau có nguồn gốc tổn thương tại dạ dày như viêm hay loét dạ dày dẫn đến những cơn đau khó chịu, âm ỉ cho người bệnh. Có khoảng 5 – 10% dân số thế giới bị đau dạ dày, và con số này ở Việt Nam là 7%.

Dạ dày đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Dạ dày không chỉ dự trữ thức ăn đưa vào để tiêu hóa mà nó còn là cơ quan nghiền nhuyễn thức ăn, tạo thuận lợi cho tiêu hóa và hấp thu thức ăn ở ruột non. Do vậy nếu không chú ý đến ăn uống và sinh hoạt hợp lý sẽ dễ mắc các bệnh liên quan đến dạ dày. Một trong những nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày là do thói quen ăn uống không tốt như ăn quá nhanh, ăn trước khi đi ngủ hay ăn vặt bởi chính những thói quen này khiến tăng căng thẳng cho hoạt động của dạ dày. Vì một số lý do nào đó mà ăn không đúng bữa, việc này dẫn đến thời điểm ăn không trùng với thời điểm dạ dày tiết dịch vị và khi đó thành dạ dày phải co bóp trong tình trạng trống rỗng. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như stress, thức khuya, vi khuẩn HP (có thể khiến niêm mạc dạ dày teo, suy giảm khả năng tiết axit của dạ dày).

đau dạ dày

Phụ nữ mang thai cũng không phải là đối tượng ngoại trừ của bệnh đau dạ dày, thậm chí còn bị nặng hơn. Khi mang thai, cơ thể người mẹ đối mặt với nhiều vấn đề như thay đổi về tâm lý, sinh lý, nội tiết, và sẽ càng mệt mỏi hơn với những bà mẹ mắc bệnh dạ dày. Ba tháng đầu khi mang thai là thời điểm dạ dày rất đau do tình trạng nôn nhiều bởi khi đó dạ dày phải co bóp mạnh và ngược chiều để đẩy thức ăn ra. Việc mang thai nặng nề đi kèm với cảm giác đau tức dạ dày là cảm giác khó khăn với nhiều bà mẹ, nó gây khó chịu, kém ăn mất ngủ và căng thẳng. Tình trạng thường xuyên nôn mửa trong kỳ thai nghén khiến bệnh tiến triển nặng hơn; hơn nữa bà bầu muốn dùng thuốc chữa dạ dày thì phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa vì có thể ảnh hưởng tới em bé trong bụng. Vậy làm thế nào để vừa đảm bảo dinh dưỡng cho con phát triển vừa giảm bớt tình trạng đau dạ dày?

Chế độ ăn uống hợp lý là cách tốt nhất chống lại bệnh đau dạ dày khi mang thai.

Bà bầu nên ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn mỗi ngày, vì nếu ăn quá no có thể làm căng dạ dày và gây áp lực lên vùng ngực. Theo bác sĩ Lê Kim Dung, Phó viện trưởng Viện sức khỏe sinh sản và gia đình Việt Nam, bà bầu có thể chia nhỏ thành 7 – 8 bữa một ngày để tránh dạ dày phải hoạt động nhiều. Các mẹ nên nhai kỹ, nuốt chậm, nên nghỉ ngơi và tránh hoạt động sau mỗi bữa ăn để thức ăn được chuyển hóa tốt trong dạ dày.

Chọn ăn những thực phẩm gì?

  • Chọn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như cháo, mỳ, cơm mềm. Ngoài ra, có những thực phẩm được các bác sĩ khuyên dùng có thể hỗ trợ giảm tiết dịch vị là trứng và sữa, những thực phẩm này vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa trung hòa axit trong dạ dày
  • Nên chế biến món ăn bằng luộc, hấp, ninh
  • Những thức ăn chứa nhiều tinh bột cũng tốt cho dạ dày như nếp, bột gạo, dinh dưỡng từ sữa
  • Ăn hải sản để bổ sung nguyên tố vi lượng kẽm để làm lành vết loét
  • Gừng, nước ép cải, khoai tây là những món ăn để chữa bệnh dạ dày

[adinserter block=”11″]

Tránh ăn những thực phẩm gì?

  • Tránh những thực phẩm khô cứng vì chúng chỉ làm cho tình trạng đau dạ dày nghiêm trọng hơn, thậm chí vết loét càng bị loét thêm, như hoa quả sấy, lương khô, dưa muối…
  • Không nên ăn các loại quả như chuối, đu đủ, táo…
  • Những thức ăn chiên, nướng, hay món gỏi, món sống hay lạnh đều không nên ăn
  • Hạn chế thức ăn giàu gia vị. Tuyệt đối tránh xa rượu, thức ăn cay nóng, đồ uống chứa caffein…
  • Tránh các loại dưa cà muối; những thực phẩm có độ axit cao, các loại quả chua: chanh, cam, bưởi…

Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, mẹ bầu cần kết hợp dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn cân bằng năng lượng cơ thể, hít thở sâu. Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Mẹ bầu cũng nên cố gắng giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái; tránh căng thẳng, suy nghĩ nhiều và không thức khuya.

(Tăng Minh Nga tổng hợp từ các nguồn – Út Em Shop Hà Nội)

Leave a Comment