Giấm táo với sức khỏe con người

Có lẽ giấm táo là một gia vị đã quá quen thuộc với mỗi chúng ta. Giấm không thể thiểu trong công thức làm các món dưa chua, các loại xốt hay món salad. Vậy giấm táo có tác động thế nào đến sức khỏe của con người?

Như một phương thuốc dân gian, từ lâu giấm táo đã được sử dụng để chữa rất nhiều bệnh từ cảm cúm đến mụn cóc. Thực tế thì nhiều lợi ích của giấm táo vẫn chưa được chứng minh, nhưng một số chuyên gia cho rằng việc bổ sung một chút giấm táo sẽ mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích về mặt sức khỏe.

Giấm táo hỗ trợ giảm cân

Bạn đã từng nghe đến công dụng hỗ trợ giảm cân của giấm táo chưa?

Nghiên cứu duy nhất nghiên cứu về tác dụng giảm cân của giấm táo được thực hiện tại Nhật Bản. Tham gia vào nghiên cứu này là 175 tình nguyện viên có cân nặng hơn bình thường nhưng khỏe mạnh. Những tình nguyện viên này sẽ được chia ra 2 nhóm: trong vòng 12 tuần, một nhóm sẽ sử dụng thêm một ít giấm mỗi ngày, nhóm còn lại chỉ sử dụng thêm nước mỗi ngày. Ngoài ra, chế độ ăn của hai nhóm hoàn toàn giống nhau.

Ghi nhận cuối cùng cho thấy, nhóm sử dụng giấm táo mỗi ngày giảm được nhiều cân nặng hơn một chút so với nhóm còn lại. Tính trung bình, nhóm này giảm được 0.4-0.9 kg trong khoảng thời gian 3 tháng. Sau khi nghiên cứu kết thúc, cân nặng của nhóm này lại trở về mức bình thường.

Các nhà nghiên cứu cho rằng giấm có thể “khởi động” các gen có khả năng phá vỡ chất béo, nhờ đó hỗ trợ quá trình giảm cân.

Như chúng ta có thể thấy, kết quả giảm cân mà giấm táo mang lại không phải quá lớn. Chuyên gia dinh dưỡng người Chicago Debbie Davis cho rằng:

Giấm táo có những lợi ích nhất định trong việc giảm cân và duy trì cân nặng, tuy nhiên đây không phải là sự lựa chọn giúp bạn nhanh chóng giảm cân.

Nếu bạn muốn giảm cân, phương pháp đúng đắn nhất là kiên trì tập luyện và nỗ lực kiểm soát khẩu phần ăn của mình. Giấm táo chỉ nên được xem như sản phẩm hỗ trợ mà thôi.

[adinserter block=”19″]

Giấm táo và đường huyết

Chỉ với một mình giấm táo đúng là không thể giúp bạn trở nên thon thả được, nhưng giấm táo lại có những tác dụng tích cực với người bị tiểu đường và với việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Tiến sĩ Carol Jonhston – Giám đốc Chương trình dinh dưỡng của đại học bang Arizona đã nghiên cứu về giấm táo trong hơn 10 năm. Bà tin rằng những tác động của giấm táo lên đường huyết cũng tương tự như tác động của các loại thuốc điều trị hiện nay.

Bà cho biết:

Tác dụng làm giảm đường huyết của giấm táo đã được ghi nhận rất rõ ràng.

Bà giải thích giấm táo có thể “khóa” quá trình tiêu hóa tinh bột của cơ thể.

Giấm táo không thể ngăn chặn 100% quá trình tiêu hóa tinh bột, nhưng chắc chắn rằng giấm táo có thể ngăn chặn một vài loại tinh bột có trong thức ăn bị tiêu hóa – nguyên nhân gây tăng lượng đường trong máu.

Tuy nhiên, cũng có nhiều chuyên gia còn hoài nghi về sức mạnh mà giấm táo mang lại.

Bác sĩ Michael Dansinger, giám đốc Chương trình huấn luyện lối sống cho bệnh nhân tiểu đường của trường đại học Tufts cho rằng:

Cố gắng sử dụng giấm táo để điều trị bệnh tiểu đường chẳng khác nào việc dùng thìa café múc từng thìa nước một để cứu lấy tầng ngầm đang bị ngập nước.

Thay vào đó, ông cho rằng bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tốt hơn hết nên tập trung vào chế độ ăn uống hằng ngày của bản thân – đây là một chiến lược đã được nhiều nghiên cứu công nhận.

Nếu bạn bị liệt dạ dày – một biến chứng hay gặp khi bị tiểu đường – khiến tốc độ làm rỗng dạ dày bị chậm lại thì bạn nên cẩn thận. Những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng giấm táo có thể khiến tình trạng liệt dạ dày trở nên tồi tệ hơn.

Bác sĩ Dansinger quan ngại:

Tôi cho rằng việc uống giấm táo, thậm chí là giấm đã được pha loãng với nước đi chăng nữa, sẽ làm tăng axit trong dạ dày, tạo áp lực cho thận và xương

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường và muốn thử sử dụng giấm táo, hãy hỏi ý kiến bác sĩ và nên chú ý theo dõi lượng đường huyết thường xuyên.

Tiến sĩ Johnston nhấn mạnh: Nếu bạn đang uống thuốc điều trị bệnh tiểu đường, bạn không nên bỏ ngang và dùng giấm táo để thay thế. Nếu bạn vẫn cho rằng giấm táo có thể giúp bạn kiểm soát đường huyết, nên xin tư vấn của bác sĩ điều trị trước.

Giấm táo với hệ tiêu hóa

Tiến sĩ Johnston nói:

Nếu bạn uống giấm táo với một bữa ăn giàu tinh bột, thì tinh bột mà bạn không tiêu hóa được sẽ là nguồn dinh dưỡng cho những vi khuẩn tốt có trong đường ruột của bạn, giúp chúng gia tăng về số lượng.

Chuyên gia dinh dưỡng Davis khuyến khích sử dụng giấm táo hữu cơ không lọc:

Chính là loại giấm có màu đùng đục, vẫn còn chứa những mảng trông giống mạng nhện trong chai

Mảng trông giống mạng nhện ấy chính là “giấm mẹ”, chứa vô vàn các lợi khuẩn và những vi khuẩn có lợi khác.

Ông Davis cho biết:

Loại giấm táo này có thể cải thiện chức năng miễn dịch và nó còn có tác dụng với bệnh táo bón ở một số người.

Những lưu ý khi sử dụng giấm táo

  • Không nên uống giấm táo nguyên chất, bạn phải pha loãng ra

Nguyên nhân là tính axit của giấm táo rất cao, có thể làm hỏng men răng và gây hại cho thực quản.

  • Không nên dùng quá nhiều

Tốt nhất bạn nên “pha loãng 1 đến 2 thìa canh giấm táo với 1 cốc nước lớn và nhâm nhi trong suốt bữa ăn một hoặc hai lần trong ngày”, Tiến sĩ Johnston khuyến nghị.

Dịch từ bài viết Apple Cider Vinegar and Health – Tác giả Joy Manning – Website Webmd – Dương Thị Giang dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung Tiếng Việt

Leave a Comment