Hiểu về khoa học: 9 câu hỏi giúp bạn hiểu rõ về nghiên cứu sức khỏe

Giới thiệu

Hầu như ngày nào cũng có những phát hiện mới trong lĩnh vực nghiên cứu y tế được công bố, trong đó có một số phát hiện có thể bao gồm các phương pháp tiếp cận sức khỏe bổ sung.

Các nghiên cứu về phương pháp điều trị và thực hành y tế được công bố trên tạp chí khoa học thường là những nguồn tin tức, và đồng thời còn có thể là công cụ quan trọng giúp bạn quản lý sức khỏe của mình.

chịu khó phân tích

Nhưng việc tìm những bài báo trên tạp chí khoa học để rồi hiểu rõ những nghiên cứu mà chúng mô tả và giải thích kết quả của những nghiên cứu đó có thể là một thách thức khó khăn.

Một cách giúp bạn hiểu dễ hơn thông tin mà bạn tìm được trên tạp chí khoa học là chia sẻ thông tin đó với người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mình và hỏi ý kiến của họ. Khi đã hiểu được những điều cơ bản và các thuật ngữ trong nghiên cứu khoa học, bạn sẽ có thêm một công cụ giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt và hiểu biết hơn về sức khỏe của mình.

Dưới đây là 9 câu hỏi có thể giúp bạn hiểu rõ về những bài báo nghiên cứu khoa học.

1. Một bài báo khoa học có những phần nào?

các phần trong báo cáo

Hầu hết các bài báo trong tạp chí khoa học có một cấu trúc cơ bản hay định dạng tương tự. Có năm phần quan trọng trong một bài báo nghiên cứu mà hầu hết các bài báo đều chứa đựng.

Tóm tắt sơ lược (Abstract). Phần tóm lược các điểm chính của bài báo khoa học.

Phương pháp (Methods). Thông tin chi tiết về cách cuộc nghiên cứu được tiến hành.

Kết quả (Results). Những gì cuộc nghiên cứu thu được và chỉ ra. Phần này không nhằm mục đích đánh giá ý nghĩa của kết quả. Nó chỉ trình bày dữ liệu, bản tóm tắt và phân tích các dữ liệu thu thập được từ cuộc nghiên cứu. Ngoài ra, phần này cũng thường bao gồm các bảng, biểu đồ, và đồ thị hiển thị kết quả.

Thảo luận và kết luận (Discussion and Conclusion). Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu. Đây thường là phần mà bạn có thể tìm hiểu cách cuộc nghiên cứu liên quan đến sức khỏe của chính bạn như thế nào. Phần này thường bao gồm lời giải thích cũng như ý kiến của tác giả về ý nghĩa của kết quả. Vì kết luận là của riêng tác giả, nên những người khác có thể đồng tình hoặc bất đồng với lời giải thích kết quả của họ.

Tham khảo (References). Các bài báo được công bố từ trước mà tác giả dùng để đánh giá xem các nghiên cứu liên quan đã giải quyết vấn đề gì trước đó, để giúp thiết kế cuộc nghiên cứu và giải thích kết quả của nó.

2. Mục tiêu của cuộc nghiên cứu là gì?

Nghiên cứu cơ bản (Basic research) hướng tới việc hiểu các quá trình hoặc cơ chế sinh học cơ bản mà qua đó một phương pháp điều trị có thể tác động đến cơ thể.

Nghiên cứu giải thích (Translational research) nhằm mục đích tạo ra “các khối xây dựng” của thông tin cần thiết cho việc điều tra nghiêm ngặt về ảnh hưởng và tính an toàn của một biện pháp can thiệp trong các thử nghiệm lâm sàng ở người. Cả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu giải thích đều có thể vận dụng các nghiên cứu được tiến hành trong phòng thí nghiệp, hoặc với tình nguyện viên trong môi trường lâm sàng.

Thử nghiệm lâm sàng (Clinical trials) có mục tiêu là kiểm tra xem một biện pháp can thiệp có hữu hiệu và an toàn ở người hay không. Chúng có thể khác nhau về kích cỡ và kiểu loại.

  • Các nghiên cứu sơ bộ, thăm dò, hoặc thí điểm cung cấp các bước đệm thông tin cần thiết về tính an toàn và sự hữu ích tiềm năng của một biện pháp can thiệp, và giúp các nhà khoa học xác định xem có nên quyết định các thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn và chắc chắn hơn không.
  • Các thử nghiệm lâm sàng được lập kế hoạch kĩ càng cung cấp thông tin rõ ràng nhất về việc liệu một biện pháp điều trị hoặc một sự thay đổi trong lối sống có hiệu quả và an toàn hay không. Tuy nhiên, vì chúng phức tạp, dài, và cực kỳ tốn kém, nên chúng thường chỉ được tiến hành sau khi các nghiên cứ sơ bộ nhỏ hơn đã hoàn thành và cho thấy những kết quả hứa hẹn rằng phương pháp điều trị có thể giúp ích cho bệnh nhân.

Mặc dù tất cả các kiểu nghiên cứu, từ sơ bộ đến giải thích đến lâm sàng, đều hết sức quan trọng, nhưng thử nghiệm lâm sàng (vì chúng được tiến hành ở người) là kiểu nghiên cứu mà bạn có thể sẽ nghe nói đến nhiều nhất trên tin tức, và có thể tác động tức thời đến việc cải thiện sức khỏe và điều trị bệnh tật. Do đó, những câu hỏi còn lại sẽ tập trung vào thử nghiệm lâm sàng.

3. Kiểu nghiên cứu này có quy mô thế nào?

Những nghiên cứu với số lượng người tham gia lớn thường có kết quả đáng tin cậy hơn những nghiên cứu với nhóm tham gia nhỏ. Nghiên cứu với quy mô lớn hơn có thể tăng độ chính xác của những phát hiện nghiên cứu và giảm xác suất bất cứ ảnh hưởng nào quan sát được trong nghiên cứu là do cơ hội. Quá ít người tham gia có thể khiến toàn bộ cuộc nghiên cứu thất bại – nó có thể chỉ đem lại những kết quả không có tính thuyết phục. Các nhà thống kê cùng các nhà khoa học có công cụ để tìm hiểu xem một nghiên cứu lâm sàng cần bao nhiêu tình nguyện viên để trở nên ý nghĩa.

Nghiên cứu thử nghiệm phương pháp điều trị mới ở 50 người Nghiên cứu thử nghiệm phương pháp điều trị mới ở 500 người
Những người được điều trị thấy khá hơn nhiều, nhưng các nhà khoa học có thể không chắc chắn về việc những người khác có được hưởng lợi ích từ phương pháp này hay không Những người được điều trị thấy khá hơn nhiều
Các bài kiểm tra thống kê không thể xác định ảnh hưởng này là thật hay là do cơ hội Các bài kiểm tra thống kê cho thấy ảnh hưởng là thật

Nhìn chung, một nghiên cứu quy mô lớn với sự tham gia của nhiều tình nguyện viên có thể tạo ra những kết quả chắc chắn trong khi nghiên cứu quy mô nhỏ thì không.

4. Đây có phải thử nghiệm lâm sàng có đối chứng không?

Trong một thử nghiệm lâm sàng có đối chứng, các nhà điều tra so sánh ảnh hưởng của những phương pháp điều trị khác nhau trong các nhóm tình nguyện viên tham gia nghiên cứu giống nhau hết mức có thể ở các khía cạnh khác. Ví dụ, kết quả của một nhóm người tham gia nhận được phương pháp điều trị “thử nghiệm” mới có thể được so sánh với kết quả của nhóm khác mà được chăm sóc tiêu chuẩn, “nhóm đối chứng.” Trong thực tế, nhóm đối chứng cung cấp “thước đo” để đo ảnh hưởng của phương pháp điều trị mới. Trong trường hợp này, dịch vụ chăm sóc tiêu chuẩn là biện pháp can thiệp “đối chứng.”

Nhóm thử nghiệm Nhóm đối chứng
Người tham gia nhận phương pháp điều trị mới Người tham gia nhận dịch vụ chăm sóc tiêu chuẩn
Người tham gia được quan sát, và kết quả được ghi chép lại. Người tham gia được quan sát, và kết quả được ghi chép lại.

Thiết kế của một thử nghiệm lâm sàng trong đó phương pháp điều trị mới được so sánh với dịch vụ chăm sóc tiêu chuẩn

Nhóm đối chứng nhận được gì?

Có rất nhiều kiểu nhóm đối chứng. Lý tưởng nhất là những người tham gia được chỉ định ngẫu nhiên vào một trong các nhóm nghiên cứu. Việc này giúp đảm bảo rằng hai nhóm giống nhau nhất có thể ở tất cả các khía cạnh ngoại trừ biện pháp can thiệp mà họ nhận được. Các kiểu nhóm đối chứng khác đôi khi được sử dụng, nhưng chúng làm tăng khả năng là ngoài biện pháp can thiệp ra thì những yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến kết quả.

Trong thử nghiệm giả dược có đối chứng, nhóm đối chứng được nhận phương pháp điều trị không hoạt động được thiết kế sao cho giống với phương pháp điều trị đang được nghiên cứu. Một ví dụ về giả dược là một loại thuốc trơ/mất hoạt tính về mặt y tế (không hoạt động) nhưng nhìn vẫn giống loại thuốc thử nghiệm đang được nghiên cứu. Một loại giả dược khác, gọi là sham (thủ thuật giả), được sử dụng khi việc điều trị đang được nghiên cứu là một thủ thuật (ví dụ như châm cứu), chứ không phải một sản phẩm. Thủ thuật giả được thiết kế để kích thích việc điều trị tích cực/hiệu lực nhưng không có bất cứ chất lượng/đặc tính điều trị tích cực/hiệu lực nào. Khi có thể, phương pháp điều trị “giả dược” và phương pháp điều trị chủ động “thử nghiệm” sẽ được phân phối theo kiểu “mù đôi.” Tức là, cả nhà điều tra cung cấp phương pháp điều trị lẫn tình nguyện viên đều không biết họ đang được nhận cái gì. Việc này giảm bớt khả năng tình nguyện viên biết về thứ mà họ đang được nhận.

Nhóm thử nghiệm Nhóm đối chứng
Người tham gia nhận phương pháp điều trị thực sự Người tham gia nhận phương pháp điều trị không hoạt động (giả dược hoặc thủ thuật giả)
Người tham gia và nhà điều tra không biết mỗi một người tham gia đang ở nhóm nào Người tham gia và nhà điều tra không biết mỗi một người tham gia đang ở nhóm nào
Người tham gia được quan sát, và kết quả được ghi chép lại. Người tham gia được quan sát, và kết quả được ghi chép lại.

Thiết kế của một thử nghiệm lâm sàng sử dụng phương pháp điều trị giả dược hoặc thủ thuật giả

5. Có biện pháp nào được tiến hành để giảm thiểu khuynh hướng thiên vị không?

Điều này có thể hơi bất ngờ nhưng thực sự thì rất khó để tránh thiên kiến hay khuynh hướng thiên vị trong thử nghiệm lâm sàng. Ví dụ, nếu bệnh nhân biết về phương pháp điều trị họ đang được nhận, hoặc nếu các nhà điều tra biết bệnh nhận đang được điều trị bằng phương pháp nào thì việc đó có thể ảnh hưởng đến ấn tượng của họ về việc liệu bệnh nhân có cải thiện hay không – dù cho bạn đã rất cố tránh nó. Vì vậy, việc quan trọng là phải đặt câu hỏi về những biện pháp giúp giảm thiểu khuynh hướng thiên vị. Ví dụ, cuộc thử nghiệm có được “làm mù” hoặc “che kín” để cả người tham gia lẫn các nhà điều tra không biết được ai đang nhận kiểu điều trị nào không? Các nhà nghiên cứu phải luôn làm việc để đảm bảo cuộc nghiên cứu được tiến hành một cách khách quan, và kết quả cũng phải phản ánh chính xác dữ liệu.

6. Có xung đột lợi ích tiềm năng không?

Khi xem xét kết quả của bất cứ nghiên cứu nào thì việc quan trọng là phải tìm ra xung đột lợi ích tiềm năng hoặc các nguồn thiên vị khác. Việc biết ai là người tài trợ cho nghiên cứu là hết sức hữu ích. Nhà tài trợ và các nhà điều tra đã được loại bỏ khỏi “cổ phần” tài chính và uy tín trong kết quả nghiên cứu như thế nào? Có bằng chứng tương tự nào từ các nguồn độc lập khác không? Rất may là hầu hết các bài báo trên tạp chí y khoa hiện nay đều bao gồm đầy đủ thông tin về những mối quan hệ tài chính liên quan.

7. Các kết quả được báo cáo được so sánh với những nghiên cứu trước đó bằng cách nào?

Bằng chứng vững chắc nhất về việc liệu biện pháp can thiệp có hữu ích và an toàn không bao gồm kết quả từ nhiều nghiên cứu do các nhà điều tra khác nhau thực hiện. Hiếm khi có một nghiên cứu đơn lẻ nào đưa ra được câu trả lời đích xác cuối cùng. Một nghiên cứu cần được nhân rộng/tái tạo, cụ thể là nghiên cứu đó sẽ được lặp đi lặp lại bằng các phương pháp tương tự nhưng với những tình nguyện viên và nhà điều tra khác. Việc nhân rộng một nghiên cứu sẽ tăng độ tin cậy và tính xác thực của kết quả. Ngoài ra, các đánh giá độc lập mà xem xét kết quả của nhiều nghiên cứu và đánh giá một cách chặt chẽ chất lượng dữ liệu của những nghiên cứu này cũng đặc biệt hữu ích. Những kiểu đánh giá này được gọi là đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp.

8. Khi kết quả của một cuộc nghiên cứu được mô tả là có ý nghĩa/đáng kể về mặt thống kê mà không phải có ý nghĩa về mặt lâm sàng thì điều đó có nghĩa là gì?

“Có ý nghĩa hay đáng kể về mặt thống kê” có nghĩa là những phát hiện trong sự khác biệt giữa các nhóm nghiên cứu không có khả năng xảy ra do cơ hội. “Có ý nghĩa về mặt lâm sàng” là thước đo quy mô của những ảnh hưởng được quan sát thấy trong nghiên cứu. Ví dụ, một nghiên cứu có thể phát hiện ra những khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa hai nhóm điều trị, nhưng những khác biệt này là quá nhỏ mà chúng không có ý nghĩa lâm sàng về tính hữu ích hay an toàn đối với bệnh nhân.

9. Nghiên cứu kéo dài bao lâu?

Hãy nhìn vào thời gian của cuộc nghiên cứu? Có phải nó được tiến hành trong vài năm vừa rồi không? Có nghiên cứu nào gần đây hơn không?

Đôi khi, nghiên cứu mới có thể thay đổi đáng kể quan điểm của các nhà khoa học về một đề tài. Ví dụ, các nghiên cứu thí điểm cũ hơn có thể cho rằng một cách tiếp cận bổ sung cụ thể là hữu ích đối với một vấn đề y tế nhất định, nhưng một thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn mới lại có thể cho thấy rằng nó không đem đến ảnh hưởng có lợi. Nghiên cứu GEM, về thuốc ginkgo biloba (bạch quả) với chứng sa sút trí tuệ, là một ví dụ. Từ trước tới nay, đây là thử nghiệm lâm sàng có quy mô lớn nhất đánh giá ảnh hưởng của ginkgo đối với việc xảy ra tình trạng sa sút trí tuệ, và mặc dù kết quả không chỉ được ra lợi ích của ginkgo trong việc phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ ở những người lớn tuổi hơn, nhưng nghiên cứu này vẫn xác nhận tầm quan trọng của các thử nghiệm ngẫu nhiên trong việc xác định lợi ích chữa bệnh của những phương pháp điều trị bổ sung. Từ quan điểm nghiên cứu, nghiên cứu này cũng cung cấp cho các nhà nghiên cứu nhiều thông tin quan trọng về cách thiết kế cũng như tiến hành những thử nghiệm phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ quy mô lớn ở người cao tuổi.

Việc tìm lời giải đáp cho những câu hỏi này, cùng những câu hỏi mà có thể vẫn đang khiến bạn lấn cấn về nghiên cứu khoa học, có thể giúp bạn trở thành một người tiêu dùng am hiểu và quan trọng, đồng thời còn giúp bạn đưa ra những quyết định liên quan đến sức khỏe của chính mình một cách sáng suốt hơn. Bạn đọc cũng có thể tìm thêm trên mạng thông tin liên quan đến lĩnh vực này.

(Theo NIH, người dịch Tống Hải Anh – nhóm Hạ Mến, hướng dẫn ăn đúng)

Leave a Comment