Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Thói quen ăn uống kém lành mạnh và ít hoạt động thể chất là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ.

Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh là một trong những yếu tố góp phần gây ra cái chết của khoảng 678.000 người mỗi năm ở Mỹ, vì các bệnh liên quan đến dinh dưỡng và béo phì, chẳng hạn như bệnh tim, ung thư, và tiểu đường tuýp 2. Trong vòng 30 năm qua, tỷ lệ béo phì đã tăng gấp đôi ở người trưởng thành, gấp ba lần ở trẻ nhỏ, và gấp bốn đối với thanh thiếu niên.

hoa quả là nguồn thực phẩm bổ dưỡng

Các yếu tố nguy cơ và số ca tử vong ở Mỹ, 2016:

Yếu tố nguy cơ Số ca tử vong Tỷ lệ phần trăm tổng số người tử vong
Các yếu tố dinh dưỡng (ngoài chỉ số khối cơ thể) 529.999 19,1%
Thuốc lá 492.437 17,8%
Huyết áp cao 481.501 17,4%
Chỉ số khối cơ thể cao 385.965 13,9%
Hàm lượng glucose trong máu lúc đói cao 376.498 13,6%
Cholesterol toàn phần cao 233.233 8,41%
Chức năng thận suy giảm 174.559 6,30%
Dùng đồ uống có cồn và thuốc kích thích 155.575 5,61%
Ô nhiễm không khí 105.084 3,79%
Ít vận động 91.670 3,31%
Rủi ro nghề nghiệp 89.684 3,23%
Mật độ khoáng xương thấp 25.994 0,94%
Các yếu tố môi trường khác 24.356 0,88%
Tình dục không an toàn 13.465 0,49%
Suy dinh dưỡng 11.019 0,40%
Lạm dụng và bạo lực tình dục 2.458 0,09%
WaSH (Nước, Vệ sinh môi trường, và Vệ sinh cá nhân) 2.121 0,08%

Chế độ ăn uống điển hình của người Mỹ quá giàu calo, chất béo bão hòa, natri, và đường phụ gia, đồng thời lại không có đủ trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên cám, canxi, và chất xơ. Những chế độ dinh dưỡng như vậy góp phần vào một số nguy cơ gây tử vong hàng đầu và làm tăng nguy cơ mắc rất nhiều bệnh, ví dụ như:

  • Bệnh tim;
  • Tiểu đường;
  • Béo phì;
  • Huyết áp cao;
  • Đột quỵ;
  • Loãng xương;
  • Ung thư(*)

(*) Ung thư bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư kết trực tràng, ung thư túi mật, ung thư thận, ung thư gan, ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung, và ung thư vú sau mãn kinh; ung thư máu (hay bệnh bạch cầu); và ung thư thực quản (sau khi các nhà nghiên cứu xem xét yếu tố hút thuốc lá).

Nguyên nhân gây tử vong hàng đầu (2012):

1. Bệnh tim 599.711
2. Ung thư 582.623
3. Bệnh đường hô hấp dưới mãn tính 143.489
4. Bệnh mạch não (đột quỵ và các tình trạng liên quan) 128.546
5. Thương tích không chủ đích (tai nạn) 127.792
6. Bệnh Alzheimer 83.637
7. Đái tháo đường 73.932
8. Bệnh cúm và viêm phổi 50.636
9. Viêm thận, hội chứng thận hư và suy thận (bệnh thận) 45.622
10. Cố ý tự gây hại cho bản cho bản thân (tự sát) 40.600

*Những bệnh do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn góp phần gây ra được in đậm

Thói quen ăn uống kém lành mạnh và ít vận động ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và gây ra các khuyết tật

Rất ít người nhận ra rằng chế độ dinh dưỡng không có lợi cho sức khỏe là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khuyết tật. Nhưng trong thực tế, thói quen ăn uống kém lành mạnh và ít hoạt động thể chất là những nguyên nhân chính dẫn đến sự mất khả năng độc lập:

  • Bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa và khiến người bệnh phải cắt cụt chân tay. Mỗi năm có khoảng 73.000 người phải cắt bỏ chi dưới vì căn bệnh này.
  • Bệnh loãng xương thường gây ra các chấn thương chủ yếu ở hông, cột sống, và cổ tay. Ngay cả một vết nứt nhẹ ở những khu vực này cũng có thể dẫn đến sự mất khả năng độc lập. Trong số những người cao tuổi bị gãy xương hông thì có đến 20% là tử vong chỉ trong vòng một năm. Còn những người sống sót cũng cần nhận được sự chăm sóc dài hạn (viện dưỡng lão).
  • Đau tim hoặc đột quỵ có thể gây khó khăn cho các hoạt động thường nhật – chẳng hạn như đi lại, tắm rửa, hoặc lên xuống giường – hay thậm chí còn làm suy giảm nhận thức.

Số lượng người Mỹ mắc các bệnh liên quan đến chế độ dinh dưỡng và sự lười vận động:

Béo phì 78.100.000
Huyết áp cao 66.900.000
Tiểu đường 29.100.000
Bệnh tim 26.600.000
Ung thư 20.073.000
Loãng xương 9.900.000
Đột quỵ 6.400.000

Tỷ lệ béo phì đang tăng vọt

Có hơn 2/3 người Mỹ trưởng thành (67,5%) bị thừa cân hoặc béo phì.

Tỷ lệ béo phì ở trẻ em đã tăng gấp ba lần trong vòng ba thập kỷ qua; và cứ một trong ba trẻ em và thanh thiếu niên từ 2-19 tuổi là lại bị thừa cân hoặc béo phì.

Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin trên mạng về các chính sách công giúp giảm thiểu tỷ lệ béo phì.

Việc lờ đi công tác phòng chống tiêu tốn của ta rất nhiều tiền

Chi phí của các bệnh liên quan đến chế độ dinh dưỡng và sự lười vận động*

Tiểu đường 245 tỷ đôla
Ung thư 216,6 tỷ đôla
Bệnh tim mạch vành 204,4 tỷ đôla
Béo phì 190 tỷ đôla
Huyết áp cao 46,4 tỷ đôla
Đột quỵ 36,5 tỷ đôla
Chứng loãng xương 19 tỷ đôla

*Chi phí trực tiếp + chi phí gián tiếp ước tính hàng năm dành cho bệnh tật nói chung (bao gồm các phần gây ra bởi các yếu tố khác ngoài chế độ ăn uống và tình trạng ít hoạt động thể chất), ngoại trừ số liệu về bệnh béo phì, vì nó chỉ là chi phí (y tế) trực tiếp được ước tính.

Hàng năm, mỗi một người lại mất 8.900 đôla cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), chỉ cần các yếu tố nguy cơ liên quan đến dinh dưỡng sức khỏe, chẳng hạn như cân nặng, huyết áp, glucose, và cholesterol giảm 1% thôi là mỗi cá nhân đã có thể tiết kiệm được khoảng 83-103 đôla/năm trong chi phí y tế.

Theo tổ chức chính sách Niềm tin cho Sức khỏe Mỹ, nếu xu hướng béo phì được hạ thấp bằng cách giảm chỉ số khối cơ thể (BMI) xuống khoảng 5% thì hàng triệu người Mỹ có thể tránh được các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, và quốc gia này có thể tiết kiệm được 158 tỷ đôla trong vòng 10 năm tới.

Các khoản đầu tư hiện tại nhằm thúc đẩy thói quen ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất là không đủ

  • Tài trợ cho Bộ phận Dinh dưỡng và Hoạt động thể chất của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh trong năm tài chính 2015: 47,6 triệu đôla.
  • Chỉ cần một công ty kinh doanh thực phẩm lớn đã chi số tiền quảng cáo gấp nhiều lần con số trên để quảng cáo cho sản phẩm của họ.
  • Mỗi năm, các công ty thực phẩm chi một khoản 33 tỷ đôla chỉ riêng cho việc quảng cáo. Số tiền mà ngành công nghiệp thực phẩm chi trả cho các hoạt động quảng cáo hướng tới nhóm đối tượng trẻ em mỗi năm là 1,8 tỷ đôla.

(Theo CSPI, người dịch: Hải Anh, nhóm Hạ Mến, hướng dẫn ăn đúng)

Leave a Comment