Da khô có thể gây khó chịu và trở nên kém hấp dẫn. Nó thường có những biểu hiện như da thô ráp, ửng đỏ và mẩn ngứa ở những nơi lộ ra bên ngoài trên cơ thể như mặt, cánh tay, bàn tay, cẳng chân, mắt cá chân. Nhưng hiện tượng da khô vẫn thường xuất hiện ở lòng bàn chân, đùi, và vùng bụng.
Da khô có thể gây nên các vết rạn, vết nứt trên da. Và bởi vì nhiệt độ thấp bên ngoài kết hợp với nhiệt độ cao bên trong cơ thể đã gây ra độ ẩm thấp, hiện tượng này thường tồi tệ hơn vào mùa đông – chính là khoảng thời gian của mùa lễ hội.
Một vài người bị da khô là do di truyền. Một số người lại bị khô da do quá trình lão hóa, bởi lúc này khả năng tiết dầu tự nhiên trên da đã bị giảm bớt. Số khác lại gặp phải vấn đề da khô cùng với các căn bệnh như bệnh hen suyễn hoặc bệnh về tuyến giáp. Tuy nhiên, thói quen chăm sóc da hàng ngày như làm sạch da với loại xà bông có tính tẩy rửa mạnh, hay sử dụng các sản phẩm làm sạch da có tính khử trùng và tính tẩy mạnh, và việc chà xát trên da cũng có thể gây nên hoặc khiến cho tình trạng da khô trở nên trầm trọng hơn.
Bởi vì hầu hết vấn đề da khô là do các nguyên nhân từ bên ngoài, do đó phương pháp chăm sóc da từ bên ngoài sẽ đem lại cho bạn kết quả tốt. Chỉ cần điều chỉnh một chút trong thói quen chăm sóc da hàng ngày thì làn da của bạn sẽ được cải thiện. Bất kể nguyên nhân là gì, bạn vẫn có nhiều cách để giúp cho làn da khô trở nên mịn màng và săn chắc.
1. Cách chăm sóc da khô trong khi tắm
Điều trị da khô là điều hết sức quan trọng bởi da khô nếu lan rộng có thể dẫn đến chứng viêm da, thậm chí còn gặp phải tình trạng viêm da nghiêm trọng hơn. Hãy thử thực hiện một số mẹo dưới đây trong khi tắm bồn (hoặc có thể tắm dưới vòi hoa sen):
- Không tắm quá lâu và tắm với nước nóng. Nước nóng sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da nhanh hơn so với nước ấm. Tắm quá lâu cũng sẽ làm khô da. Hàng ngày, bạn nên cố gắng hạn chế thời gian tắm vào khoảng 5 đến 10 phút với nước ấm mỗi lần.
- Hãy sử dụng loại gel hoặc sữa tắm dưỡng ẩm. Lựa chọn loại không chứa chất tạo mùi, không chứa xà phòng, hoặc dùng loại xà phòng dịu nhẹ thay cho sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh.
- Dưỡng ẩm cho da khi da còn độ ẩm. Sau khi tắm hoặc rửa mặt, bạn hãy vỗ nhẹ làn da của mình bằng tay hoặc sử dụng một chiếc khăn, nhưng vẫn giữ độ ẩm trên da. Bôi kem dưỡng ẩm trong vòng 3-5 phút sau khi làm sạch da để duy trì độ ẩm.
2. Sử dụng kem dưỡng ẩm chăm sóc da khô
Bạn không cần thiết phải trả quá nhiều tiền cho một loại kem dưỡng ẩm, điều quan trọng là cần đọc nhãn của sản phẩm. Các thành phần có thể hữu ích cho da khô bao gồm:
- Ceramides giúp da giữ nước và làm dịu da khô. Ceramides tổng hợp có thể bắt chước các chất tự nhiên ở lớp ngoài cùng của da và giúp duy trì độ ẩm từ bên trong.
- Dimethicone và glycerin. Những chất này hút nước về cho da và giữ nước ở lâu trên da.
- Axit hyaluronic. Giống như ceramides, acid hyaluronic cũng giúp giữ nước cho làn
- Lanolin, dầu khoáng và mỡ khoáng. Những chất này giúp giữ nước trên da đã được hấp thụ trong quá trình tắm.
Bạn hãy luôn nhớ thoa kem chống nắng vào các vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trên cơ thể của bạn hằng ngày. Hãy tìm cho mình loại kem chống nắng có SPF 15 trở lên.
[adinserter block=”2″]
3. Lời khuyên về lối sống giúp làm giảm da khô
Những biện pháp này sẽ giúp làm cho làn da của bạn mềm mại và mịn màng hơn:
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà khi không khí khô hanh để giúp giữ nước cho làn da bạn trong những tháng mùa đông.
- Mặc đồ sợi cotton và các loại sợi tự nhiên khác. Len, sợi tổng hợp, hoặc các loại vải khác có thể gây ngứa và khó chịu.
- Uống nhiều nước.
- Ăn các loại thực phẩm có chứa Omega-3. Axit béo thiết yếu này có thể giúp bạn củng cố các hàng rào bảo vệ lớp dầu tự nhiên trên Thực phẩm giàu omega-3 bao gồm cá nước lạnh (cá hồi, cá bơn, cá mòi), hạt lanh, quả óc chó, dầu cây rum.
- Đối với da bị ngứa hoặc viêm, bạn nên sử dụng một miếng gạc mát hoặc một loại kem có hydrocortisone bôi lên vùng da đó trong một tuần. Nếu những loại thuốc trên không làm triệu chứng của bạn thuyên giảm, bạn hãy đến khám bác sĩ da liễu.
Da khô: Dấu hiệu của viêm da
Một số mảng da bị bong cùng với những vết ửng đỏ xuất hiện trên da có thể là dấu hiệu của bệnh viêm da. Nó bao gồm:
- Viêm da tiết bã. Loại viêm da này liên quan đến các triệu chứng da có màu đỏ, lên vảy, nổi mẩn ngứa ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, đặc biệt là ở nơi có chứa các tuyến dầu. Viêm da tiết bã có thể xảy ra nhiều trên da đầu, lông mày, và hai bên mũi.
- Viêm da tiếp xúc kích ứng. Điều này xảy ra khi da tiếp xúc với chất gây ra phản ứng dị ứng, chẳng hạn như chất độc ivy. Viêm da tiếp xúc kích ứng đối với bàn tay thường lan rộng ở đầu ngón tay.
- Viêm da dị ứng. Còn được gọi là eczema, đây là một tình trạng kéo dài dài của viêm da cơ thường di truyền từ gia đình. Nó cũng có thể khiến da khô, ngứa da.
- Nấm da chân. Trong nhiều trường hợp, bệnh nấm da chân – một loại nhiễm trùng do nấm xuất hiện với các biểu hiện như ngứa, da bong tróc ở lòng bàn chân và giữa các ngón chân. Nếu không điều trị kịp thời, nó có thể tiến triển lên đến viêm da và tấy đỏ điển hình cho bệnh viêm da cơ.
(Út Em Shop dịch và tổng hợp từ Medicinenet)