Nên đẻ ở bệnh viện nào tại Hà Nội?

Trước khi đi vào chi tiết, Út Em xin có vài lời thưa trước, đó là việc bình chọn này không có ý “dìm hàng” các bệnh viện tuyến huyện hoặc bất cứ bệnh viện nào. Trong thực tế,  với đa số trường hợp: sinh đẻ tại các bệnh viện tuyến huyện đều khá tốt, tiết kiệm chi phí và tránh quá tải (bà chị họ mình đẻ hai đứa ở bệnh viện huyện đều mẹ tròn con vuông cả).

Tuy nhiên, đối với một số trường hợp gặp các ca đẻ khó, phức tạp, mẹ yếu…việc tìm đến các bệnh viện phụ sản tuyến trên với trang thiết bị hiện đại, bác sĩ trình độ cao sẽ tránh rủi ro tối đa cho các mẹ. Ngoài ra, mẹ nào thuộc khu vực nội thành Hà Nội sẽ tìm được nhiều thông tin bổ ích từ bài viết này.

Thiếu ối – rất nguy hiểm nếu mẹ không biết

Út Em chào các mẹ, dù chẳng ai muốn nhưng đôi khi thai kỳ không hoàn hảo.

Lúc này, điều quan trọng nhất là chúng ta cần ý thức được điều đó khi nó xảy đến & tìm cách xử lý thích hợp.

Hôm nay mình sẽ cùng các mẹ tìm hiểu về chủ đề thiếu nước ối.

A. Nước ối là gì và nó có chức năng gì?

Trong suốt thời kỳ mang thai, sự phát triển của trẻ đều nằm gọn trong một “túi dung dịch đầy” gọi là túi ối trong tử cung của mẹ.

Thành của túi ối được tạo nên từ hai lớp: lớp đệm màng ối. Những lớp này giúp giữ an toàn cho bé khi nằm trong túi ối. Các lớp màng này sẽ mở ra trong suốt quá trình sinh nở khi trẻ sẵn sàng ra đời và dịch ối chảy ra ngoài. Đây gọi là hiện tượng vỡ ối.

Quá ngày dự sinh: mẹ nên làm gì?

Út Em chào các mẹ. Theo nhiều nghiên cứu:

Chỉ khoảng 4% trẻ được sinh ra đúng với ngày dự sinh.

Khoảng 20% trẻ ra đời ở tuần 41 hoặc sau đó.

Vì vậy hãy yên tâm rằng không chỉ có mình bạn phải lo lắng khi bé chuẩn bị hiện diện trong cuộc sống gia đình.