Hướng tới một triết lý dinh dưỡng phòng ngừa mới: Từ cách tiếp cận giản hóa luận đến một mô hình toàn diện nhằm cải thiện các khuyến nghị dinh dưỡng

Tóm tắt sơ lược

Tính đến nay, cách tiếp cận giản hóa luận (reductionist approach) vẫn chiếm ưu thế và vượt trội hơn hẳn trong các nghiên cứu dinh dưỡng ở người, và nó đã làm sáng tỏ một số cơ chế cơ bản trên cơ sở dưỡng chất thực phẩm (ví dụ, những chất dinh dưỡng liên quan đến các bệnh phát sinh từ sự thiếu hụt). Ở các quốc gia phương Tây, cùng với sự tiến bộ trong y học và dược học, cách tiếp cận giản hóa luận đã giúp làm tăng tuổi thọ trung bình (life expectancy). Tuy nhiên, mặc dù đã trải qua 40 năm nghiên cứu về dinh dưỡng, nhưng hàng năm thì hai đại dịch béo phì và tiểu đường vẫn không ngừng gia tăng trên toàn thế giới, không chỉ tại những quốc gia phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, dẫn đến sự sụt giảm của những năm sống khỏe mạnh (healthy life years). Song, tương tác giữa các mối quan hệ dinh dưỡng-sức khỏe không thể được mô hình hóa trên cơ sở của một mối quan hệ nhân quả tuyến tính giữa một hợp chất thực phẩm và một ảnh hưởng/tác động sinh lý, mà thay vào đó là từ các mối quan hệ phi tuyến tính đa/nhiều nguyên nhân (multicausal nonlinear relations). Nói cách khác, việc giải thích “cái toàn bộ” từ “những cái cụ thể” bằng phương pháp tiếp cận giản hóa luận từ dưới lên (bottom-up) vẫn có những hạn chế của nó. Từ đó, một cách tiếp cận từ trên xuống (top-down) trở nên cần thiết đối với việc nghiên cứu những vấn đề phức tạp hơn thông qua một cách nhìn/quan điểm toàn cục trước khi giải quyết bất cứ câu hỏi cụ thể nào để giải thích vấn đề tổng thể/toàn bộ. Tuy nhiên, có vẻ như cả hai cách tiếp cận đều cần thiết, không những vậy còn củng cố lẫn nhau. Trong bài đánh giá này tổng quan này, các khía cạnh nghiên cứu của phương Đông và phương Tây sẽ được trình bày lần đầu tiên, đặt ra nền tảng cho thứ có thể là hệ quả của việc áp dụng cách tiếp cận giản hóa luận so với cách tiếp cận toàn diện để nghiên cứu dinh dưỡng trong mối quan hệ với sức khỏe công cộng/cộng đồng, tính bền vững môi trường, gây giống/chăn nuôi, đa dạng sinh học, khoa học và xử lý/chế biến thực phẩm, cũng như sinh lý học đối với việc cải thiện các khuyến nghị dinh dưỡng. Do đó, nghiên cứu thay thế cách tiếp cận giản hóa luận bằng một cách tiếp cận toàn diện hơn (holistic approach) sẽ chỉ ra các biện pháp chung/tổng quát và hiệu quả đối với các vấn đề mà sẽ xuất hiện từ khâu trồng trọt chăn nuôi cho đến khâu tiêu thụ. Dinh dưỡng phòng ngừa (preventive nutrition) của con người không thể được coi là “dược học” và thực phẩm cũng không nên được nhìn nhận là “thuốc” nữa.

Các thuật ngữ y tế trong nghiên cứu sức khỏe

Nguy cơ tuyệt đối (Absolute risk)

Nguy cơ tuyệt đối đo lường mức nguy cơ trong một người hoặc một nhóm người. Nguy cơ tuyệt đối này có thể là nguy cơ mắc một bệnh trong một giai đoạn nào đó hoặc có thể là cách đo lường hiệu quả của một biện pháp điều trị chẳng hạn như là nguy cơ giảm đi bao nhiêu sau điều trị ở một người hoặc một nhóm người.

Có nhiều cách biểu thị nguy cơ tuyệt đối khác nhau. Chẳng hạn như một người nào đó có 1 trong 10 nguy cơ mắc một bệnh nhất định thì có “nguy cơ 10%” hoặc “nguy cơ 0,1”, tùy thuộc vào dùng phần trăm hay số thập phân. Nguy cơ tuyệt đối không so sánh các thay đổi về nguy cơ giữa các nhóm, chẳng hạn như thay đổi nguy cơ ở một nhóm được điều trị so với thay đổi nguy cơ ở một nhóm không được điều trị. Đó là chức năng của chỉ số nguy cơ tương đối (relative risk).

Hiểu về khoa học: 9 câu hỏi giúp bạn hiểu rõ về nghiên cứu sức khỏe

Giới thiệu

Hầu như ngày nào cũng có những phát hiện mới trong lĩnh vực nghiên cứu y tế được công bố, trong đó có một số phát hiện có thể bao gồm các phương pháp tiếp cận sức khỏe bổ sung.

Các nghiên cứu về phương pháp điều trị và thực hành y tế được công bố trên tạp chí khoa học thường là những nguồn tin tức, và đồng thời còn có thể là công cụ quan trọng giúp bạn quản lý sức khỏe của mình.

chịu khó phân tích

Nhưng việc tìm những bài báo trên tạp chí khoa học để rồi hiểu rõ những nghiên cứu mà chúng mô tả và giải thích kết quả của những nghiên cứu đó có thể là một thách thức khó khăn.

Một cách giúp bạn hiểu dễ hơn thông tin mà bạn tìm được trên tạp chí khoa học là chia sẻ thông tin đó với người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mình và hỏi ý kiến của họ. Khi đã hiểu được những điều cơ bản và các thuật ngữ trong nghiên cứu khoa học, bạn sẽ có thêm một công cụ giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt và hiểu biết hơn về sức khỏe của mình.

Dưới đây là 9 câu hỏi có thể giúp bạn hiểu rõ về những bài báo nghiên cứu khoa học.

Xu hướng tử vong ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland

Thông điệp chính

Tỷ suất tử vong chuẩn hóa theo độ tuổi ở Anh, với cả nam lẫn nữ, đã giảm trong giai đoạn từ năm 2001-2016. Tuy nhiên, kể từ năm 2011, tỷ suất này lại biến động và tỷ lệ cải thiện thì suy giảm. Điều này được phản ánh trong các dự đoán về tử suất cho năm 2023, và nó cho thấy rằng xu hướng tương lai không hề rõ ràng. Phát hiện này cũng nhất quán với phân tích về xu hướng tuổi thọ trung bình.

Tỷ lệ tử vong ở Mỹ [2016]

Dữ liệu số 293 của Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, tháng 12/2017

Tác giả: Thạc sỹ Kenneth D. Kochanek, Cử nhân khoa học Sherry L. Murphy, Bác sĩ y khoa Jiaquan Xu, và Tiến sỹ Elizabeth Arias.

Những phát hiện chính

Dữ liệu từ Hệ thống thống kê quan trọng của quốc gia:

  • Tuổi thọ trung bình của dân số Mỹ trong năm 2016 là 78,6 năm, giảm 0,1 năm so với năm 2015.
  • Tỷ lệ tử vong hiệu chỉnh theo tuổi giảm 0,6% từ 733,1 ca tử vong/100.000 dân trong năm 2015 xuống 728,8 trường hợp vào năm 2016.
  • Tỷ lệ tử vong theo độ tuổi cụ thể từ năm 2015-2016 tăng đối với nhóm trẻ tuổi hơn và giảm ở nhóm lớn tuổi hơn.
  • 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong năm 2016 vẫn không khác gì so với năm 2015, tuy nhiên những vụ tai nạn không có chủ đích đã leo lên vị trí thứ ba, còn các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới thì trở thành nguyên nhân chính thứ tư.
  • Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh trong năm 2016 là 567,0 trẻ tử vong/100.000 trẻ sinh sống, không chênh lệch nhiều so với tỷ lệ của năm 2015.
  • 10 nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ sơ sinh trong năm 2016 không có gì thay đổi so với năm 2015.

10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu (tính trên toàn cầu)

Trong số 56,9 triệu ca tử vong trên toàn thế giới vào năm 2016, có hơn một nửa (54%) xảy ra bởi 10 nguyên nhân hàng đầu.

Bệnh tim do thiếu máu cục bộ (Ischaemic heart disase) và đột quỵ (stroke) là hai “kẻ sát nhân” đáng sợ nhất thế giới khi đã cướp đi sinh mạng của 15,2 triệu người vào năm 2016.

Suốt 15 năm, chúng vẫn luôn là hai nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới.