Tóm tắt sơ lược
Tính đến nay, cách tiếp cận giản hóa luận (reductionist approach) vẫn chiếm ưu thế và vượt trội hơn hẳn trong các nghiên cứu dinh dưỡng ở người, và nó đã làm sáng tỏ một số cơ chế cơ bản trên cơ sở dưỡng chất thực phẩm (ví dụ, những chất dinh dưỡng liên quan đến các bệnh phát sinh từ sự thiếu hụt). Ở các quốc gia phương Tây, cùng với sự tiến bộ trong y học và dược học, cách tiếp cận giản hóa luận đã giúp làm tăng tuổi thọ trung bình (life expectancy). Tuy nhiên, mặc dù đã trải qua 40 năm nghiên cứu về dinh dưỡng, nhưng hàng năm thì hai đại dịch béo phì và tiểu đường vẫn không ngừng gia tăng trên toàn thế giới, không chỉ tại những quốc gia phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, dẫn đến sự sụt giảm của những năm sống khỏe mạnh (healthy life years). Song, tương tác giữa các mối quan hệ dinh dưỡng-sức khỏe không thể được mô hình hóa trên cơ sở của một mối quan hệ nhân quả tuyến tính giữa một hợp chất thực phẩm và một ảnh hưởng/tác động sinh lý, mà thay vào đó là từ các mối quan hệ phi tuyến tính đa/nhiều nguyên nhân (multicausal nonlinear relations). Nói cách khác, việc giải thích “cái toàn bộ” từ “những cái cụ thể” bằng phương pháp tiếp cận giản hóa luận từ dưới lên (bottom-up) vẫn có những hạn chế của nó. Từ đó, một cách tiếp cận từ trên xuống (top-down) trở nên cần thiết đối với việc nghiên cứu những vấn đề phức tạp hơn thông qua một cách nhìn/quan điểm toàn cục trước khi giải quyết bất cứ câu hỏi cụ thể nào để giải thích vấn đề tổng thể/toàn bộ. Tuy nhiên, có vẻ như cả hai cách tiếp cận đều cần thiết, không những vậy còn củng cố lẫn nhau. Trong bài đánh giá này tổng quan này, các khía cạnh nghiên cứu của phương Đông và phương Tây sẽ được trình bày lần đầu tiên, đặt ra nền tảng cho thứ có thể là hệ quả của việc áp dụng cách tiếp cận giản hóa luận so với cách tiếp cận toàn diện để nghiên cứu dinh dưỡng trong mối quan hệ với sức khỏe công cộng/cộng đồng, tính bền vững môi trường, gây giống/chăn nuôi, đa dạng sinh học, khoa học và xử lý/chế biến thực phẩm, cũng như sinh lý học đối với việc cải thiện các khuyến nghị dinh dưỡng. Do đó, nghiên cứu thay thế cách tiếp cận giản hóa luận bằng một cách tiếp cận toàn diện hơn (holistic approach) sẽ chỉ ra các biện pháp chung/tổng quát và hiệu quả đối với các vấn đề mà sẽ xuất hiện từ khâu trồng trọt chăn nuôi cho đến khâu tiêu thụ. Dinh dưỡng phòng ngừa (preventive nutrition) của con người không thể được coi là “dược học” và thực phẩm cũng không nên được nhìn nhận là “thuốc” nữa.