Xem tivi và “ngồi quá nhiều” liên quan đến thừa cân, béo phì như thế nào?

Từ hơn 25 năm trước đây nghiên cứu đầu tiên thực hiện tại Harvard đã cho thấy mối liên kết giữa xem TV và béo phì.

Kể từ đó, nghiên cứu chuyên sâu đã khẳng định lại mối liên hệ giữa xem TV và béo phì ở trẻ emngười trưởng thành, ở nhiều nước trên toàn thế giới. Và cũng có bằng chứng xác đáng cho thấy cắt giảm thời gian xem TV có thể giúp kiểm soát cân nặng – đây cũng là một phần lý do tại sao nhiều tổ chức khuyến cáo trẻ em và thanh thiếu niên nên hạn chế thời gian xem TV/truyền thông xuống tối đa 2 tiếng một ngày.

Bài viết này khái quát ngắn gọn nghiên cứu về vấn đề xem TV và các hoạt động ngồi một chỗ khác có vai trò như thế nào trong nguy cơ béo phì, và lý do tại sao giảm thời gian ngồi một chỗ và thời gian xem màn hình các thiết bị như là máy tính, TV,v.v. (screen time) là những mục tiêu quan trọng trong phòng tránh béo phì.

Lý do cân nặng (thừa cân, béo phì) trở thành vấn nạn toàn cầu

Toàn cầu hòa – sự lan tỏa hiển nhiên của tri thức, công nghệ, văn hóa và tư bản giữa các nước – đã trở thành một lực ảnh hưởng vừa có lợi lại vừa có hại, đặc biệt khi nói đến sức khỏe.

Có lợi: Toàn cầu hóa đã kéo hàng triệu người thoát khỏi tình trạng nghèo khổ, giảm đói kém và các bệnh truyền nhiễm, và theo đó cải thiện chất lượng cuộc sống.

Có hại: Cùng những chuyển đổi kinh tế xã hội làm tăng sự giàu có của con người thì cũng kéo theo vòng eo của họ phình ra – và đang thúc đẩy nạn dịch béo phì ở Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia đang phát triển khác trên toàn thế giới.

Béo phì ở người trưởng thành

Quan sát đánh giá tỉ lệ béo phì đang gia tăng trên toàn cầu

Béo phì thực sự đã trở thành một vấn đề trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến cả nước giàu và nước nghèo. Như thế thì có bao nhiêu đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị thừa cân hoặc béo phì? Đó là một câu hỏi bình thường – và cũng là một câu hỏi khó ngờ đợi các nhà nghiên cứu giải đáp.

Vấn đề này nằm ở quy mô lớn. Dữ liệu từ vài khu vực thì không đồng đều. Vì vậy dự đoán về nhóm này có hơi khác với ước tính về nhóm kia. Nhưng mọi dữ liệu đều chỉ ra rằng tỉ lệ béo phì toàn cầu tăng khủng khiếp trong vòng ba thập kỷ qua – cũng như kết luận rằng nạn dịch béo phì này không có dấu hiệu suy giảm nếu không có những nỗ lực chuyên biệt nhằm đánh bại nó.

Mối quan tâm về sức khỏe cộng đồng: Đồ uống có đường

Người Mỹ trung bình tiêu thụ nhiều hơn 200 calo/ngày từ các loại đồ uống có đường – cao gấp 4 lần mức họ tiêu thụ vào năm 1965 – và các bằng chứng vững chãi đã chỉ ra rằng cơn khát “kẹo lỏng” của chúng ta chính là một tác nhân lớn góp phần vào đại dịch béo phì và tiểu đường.

Đồ uống có đường

  • Đồ uống có đường là một trong những thủ phạm chính gây ra đại dịch béo phì.
  • Thuật ngữ “nước ngọt” được dùng để chỉ mọi thức uống được thêm đường hoặc các chất tạo ngọt khác, và nó bao gồm soda, nước hoa quả, nước chanh, đồ uống pha từ bột có đường, cùng thức uống thể thao và nước tăng lực.
  • Những người uống đồ uống giàu đường không thấy no như khi họ ăn cùng một lượng calo từ thức ăn cứng, và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tiêu thụ loại đồ uống này không bù trừ cho hàm lượng calo cao của họ bằng cách ăn ít đi.
  • Nước trái cây cũng chưa hẳn đã là một sự lựa chọn tốt lành hơn. Ngay cả khi nó chứa nhiều dưỡng chất hơn thì lượng đường có trong nước trái cây (mặc dù là đường tự nhiên có trong hoa quả, không phải đường cho thêm) và calo cũng nhiều như trong nước ngọt vậy.
  • Một nghiên cứu vào năm 2014 đã cho thấy rằng những người tiêu thụ đồ uống có đường – kể cả loại có hàm lượng calo thấp – thì cũng đều có một chất lượng dinh dưỡng tổng thể thấp hơn.

Đồ uống nhiều đường và bệnh béo phì [thông tin thêm]

Vấn đề: Đồ uống có đường là tác nhân dẫn đến đại dịch béo phì

Hai trong số ba người trưởng thành và một trong số ba trẻ em ở Mỹ bị thừa cân hoặc béo phì, và mỗi năm nước này lại phải chi gần 190 tỷ đôla để điều trị các vấn đề sức khỏe liên quan đến béo phì. Việc tăng tiêu thụ nước ngọt là một tác nhân chủ yếu dẫn đến đại dịch béo phì. Một lon soda 590ml điển hình chứa từ 15-18 thìa cà phê đường (60-75g) và có tới 240 calo. Một chai cola gần 2l có thể chứa đến 700 calo. Những người uống loại “kẹo lỏng” này thường không thấy no như khi họ ăn cùng một hàm lượng calo từ thức ăn rắn, và cũng không ăn ít đi để bù trừ lượng calo đó.

Thừa cân, béo phì gây tốn kém kinh tế

Bạn sẽ phải trả giá cho số cân nặng thừa ra của cơ thể mình

Thừa cân gây hại cho sức khỏe bằng rất nhiều cách. Nó làm tăng nguy cơ phát sinh nhiều bệnh như là tiểu đường, bệnh tim, thoái hóa khớp và một số bệnh ung thư, đây mới chỉ điểm qua vài căn bệnh mà thôi, đấy là còn chưa kể nó cũng làm giảm cả tuổi thọ nữa. Điều trị béo phì và các tình trạng bệnh liên quan đến béo phì tiêu tốn hàng tỉ đô la mỗi năm.

Theo một ước tính, Mỹ chi 190 tỉ đô la cho các chi phí chăm sóc sức khỏe liên quan đến bệnh béo phì vào năm 2005 – gấp đôi con số ước tính trước đó. Gánh nặng kinh tế to lớn này cũng như thiệt hại khổng lồ mà tình trạng thừa cân gây ra cho sức khỏe và an sinh đang bắt đầu dấy lên nhận thức trong chính trị toàn cầu rằng các cá nhân, cộng đồng, các bang, các quốc gia và các tổ chức quốc tế phải thực hiện thêm các hành động nhằm ngăn chặn cơn thủy triều béo phì đang ngày càng dâng cao này.

Thừa cân, béo phì liên quan đến nhiều loại bệnh tật nguy hiểm

Các vấn đề về cân nặng gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến cả tinh thần và thể xác.

Trong bài dân ca tôn giáo cổ “Dem Bones”, mỗi bộ phận cơ thể đều kết nối với một bộ phận bên cạnh nó theo thứ tự: xương đùi nối với xương đầu gối, xương đầu gối nối với xương cẳng chân, vân vân. Nhưng một “bộ phận” của cơ thể là “cân nặng” thì có liên quan đến gần như mọi bộ phận khác trên cơ thể.

Một mức cân nặng hợp lý là bệ đỡ cho hệ xương, hệ cơ, não bộ, trái tim và các bộ phận khác của cơ thể vận hành trơn tru hiệu quả trong nhiều năm.

Thừa cân, đặc biệt là béo phì, làm suy giảm gần như mọi phương diện của sức khỏe, từ chức năng sinh sản và hô hấp cho đến khả năng ghi nhớ cũng như tâm trạng của chúng ta. Béo phì làm gia tăng nguy cơ mắc một số căn bệnh suy nhược và gây chết người, bao gồm bệnh tiểu đường, bệnh tim và một số bệnh ung thư.

Một ngày cần bao nhiêu calo là đủ?

Giá trị năng lượng trong bất kỳ đồ ăn thức uống nào cũng được tính bằng calo.

Nếu chúng ta hấp thụ quá nhiều calo mà không tiêu hao hết thì phần calo dư thừa sẽ bị tích tụ lại như dạng mỡ trong cơ thể. Và nếu việc này kéo dài liên tục thì việc tăng cân là không thể tránh khỏi.

Theo hướng dẫn, một nam giới trung bình cần khoảng 2.500kcal/ngày (10.500kJ) để duy trì mức cân nặng lành mạnh.

Với phụ nữ thì lượng calo trung bình là khoảng 2.000kcal/ngày (8.400kJ).

Các giá trị này có thể khác nhau tùy vào độ tuổi, kích cỡ và mức độ hoạt động thể chất, cùng các nhân tố khác.

Bạn có thể sử dụng công cụ tính toán chỉ số cơ thể (BMI) để biết liệu mức cân nặng của mình có lành mạnh hay không.