Tình trạng cân nặng của cha mẹ, việc xem TV, ăn vặt, và chỉ số khối cơ thể của các bé gái

Tóm tắt sơ lược

Mục tiêu

Mục đích của nghiên cứu này là để kiểm nghiệm xem việc xem TV có cung cấp bối cảnh cho các mô hình ăn vặt thúc đẩy tình trạng thừa cân ở những bé gái đến từ các gia đình bị thừa cân hoặc không bị thừa cân hay không.

Phương pháp và quy trình/thủ tục nghiên cứu

Các đối tượng tham gia bao gồm 173 bé gái da trắng không có gốc Tây Ban Nha (non-Hispanic white girls) và cha mẹ của các em từ vùng trung tâm Pennsylvania, được đánh giá theo thời gian/theo chiều dọc (longitudinally) khi các bé gái được 5, 7, và 9 tuổi. Phân tích đường dẫn (path analysis) được áp dụng để kiểm tra các mô hình mối quan hệ giữa việc xem TV, ăn vặt trong khi xem TV, tần suất ăn vặt, lượng chất béo tiêu thụ từ các món ăn vặt giàu năng lượng, và sự gia tăng chỉ số khối cơ thể (BMI) của các em từ 5-9 tuổi.

Môi trường thực phẩm có phải nguyên nhân gây ra đại dịch béo phì?

Tóm tắt sơ lược

Một số lời giải thích giả định về đại dịch béo phì có liên quan đến việc thay đổi môi trường thực phẩm. Các chất dinh dưỡng đa lượng đơn lẻ từng được lý thuyết hóa là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh béo phì ở dân số, nhưng những lời giải thích này có vẻ không khả thi. Thay vào đó, bệnh béo phì có thể là kết quả của những thay đổi trong số lượng calochất lượng nguồn cung thực phẩm kết hợp với hệ thống thực phẩm bị công nghiệp hóa mà tạo ra và tiếp thị các loại thực phẩm tinh chế cao tiện lợi từ nguyên liệu đầu vào nông nghiệp rẻ.

Những loại thực phẩm như vậy thường chứa hàm lượng chất phụ gia muối, đường, chất béo, và hương vị lớn và được thiết kế để mang các đặc tính ngon miệng bất thường làm tăng việc tiêu thụ. Khả năng tiếp cận phổ biến và rộng khắp đối với thực phẩm tiện lợi và có giá thành rẻ cũng thay đổi hành vi ăn uống thông thường, với nhiều người ăn vặt, ăn hàng, và dành ít thời gian để chế biến/nấu nướng các bữa ăn tại nhà hơn.

Mặc dù những sự đổi thay này trong môi trường thực phẩm cung cấp một lời giải thích tiềm năng về đại dịch béo phì, nhưng việc chứng minh trên cơ sở khoa học chắc chắn/dứt khoát lại đang bị gây trở ngại bởi những khó khăn trong việc tách biệt và chi phối/điều khiển bằng thí nghiệm các biến số quan trọng ở cấp độ dân số.

Kỳ thị người béo phì: Những lưu ý quan trọng đối với y tế công cộng

1. Tóm tắt sơ lược

Tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với những người béo phì là hết sức phổ biến và gây ra vô số hậu quả với cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của những cá nhân này. Mặc dù khoa học đã ghi nhận sự kỳ thị đối với cân nặng nhiều thập kỷ qua, nhưng những ý nghĩa sức khỏe công cộng của nó vẫn chưa nhận được sự quan tâm chú ý đúng mực. Thay vào đó, những người béo phì lại bị đổ lỗi, chê trách vì cân nặng của họ, với những quan niệm phổ biến cho rằng kỳ thị cân nặng là một việc chính đáng và có thể thúc đẩy các cá nhân áp dụng những hành vi lành mạnh hơn. Chúng tôi xem xét các bằng chứng để giải quyết những giả định này và thảo luận về các ý nghĩa y tế công cộng của chúng. Trên cơ sở của những phát hiện hiện tại, chúng tôi cho rằng sự kỳ thị cân nặng không phải một công cụ y tế công cộng để giảm béo phì có lợi. Thay vào đó, việc kỳ thị những cá nhân bị béo phì lại đe dọa sức khỏe, tạo ra sự chênh lệch về sức khỏe, và gây trở ngại cho những nỗ lực can thiệp bệnh béo phì hiệu quả. Các phát hiện này không chỉ nhấn mạnh sự kỳ thị cân nặng như một vấn đề công bằng xã hội mà còn như một ưu tiên đối với lĩnh vực y tế công cộng.

Ảnh hưởng của cha mẹ đối với hành vi ăn uống của con trẻ (tới tuổi vị thành niên)

Giới thiệu

Hành vi ăn uống phát triển trong những năm đầu đời khi các quá trình sinh học và hành vi hướng đến việc đáp ứng nhu các nhu cầu về sức khỏe và tăng trưởng.

Đối với đại đa số lịch sử loài người, sự khan hiếm lương thực đã là một mối đe dọa lớn đối với sự sống còn, và hành vi ăn uống của con người cùng với thói quen/thực hành nuôi dưỡng trẻ đã phát triển để phản ứng lại mối đe dọa này.

Vì trẻ sơ sinh được sinh ra trong các nền văn hóa và ẩm thực đa dạng, nên chúng được trang bị như một loài ăn tạp với một loạt khuynh hướng/bản chất hành vi cho phép chúng học cách tiếp nhận các loại thực phẩm có sẵn cho chúng.

Hành vi ăn uống và sự căng thẳng: con đường dẫn đến bệnh béo phì

Tóm tắt sơ lược

Sự căng thẳng gây ra hoặc góp phần dẫn đến một loạt bệnh và chứng rối loạn nghiêm trọng. Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng bệnh béo phì và các rối loạn liên quan đến ăn uống khác có thể nằm trong số đó.

Ngay sau khi trải qua một sự kiện căng thẳng, có sự ức chế qua trung gian hormone giải phóng Corticotropin (CRH/corticotropin-releasing-hormone) trong lượng thực phẩm tiêu thụ. Do đó, các nguồn lực/nguồn tài nguyên trong cơ thể sẽ không chú trọng vào nhu cầu ít cấp bách hơn là tìm kiếm và tiêu thụ thực phẩm nữa, mà ưu tiên các hành vi chiến đấu, hoặc rút lui để giải quyết sự kiện căng thẳng đó.

Tuy nhiên, trong những giờ sau đó, có một sự kích thích qua trung gian glucocorticoid của cơn đói và hành vi ăn uống. Trong trường hợp căng thẳng cấp tính đòi hỏi phải có phản ứng vật lý, chẳng hạn như tương tác giữa kẻ săn mồi-con mồi, sự điều biến lượng thực phẩm tiêu thụ ở trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận (trục HPA) cho phép xử lý sự kiện căng thẳng và thay thế năng lượng được sử dụng sau đó.

Tuy nhiên, trong trường hợp căng thẳng tâm lý dai dẳng, glucocorticoid nâng cao mãn tính có thể dẫn đến hành vi ăn uống bị kích thích kinh niên và tăng cân quá mức.

Đặc biệt, sự căng thẳng có thể làm gia tăng xu hướng ăn thực phẩm “chấp nhận được” chứa hàm lượng calo cao thông qua tương tác của nó với các quá trình tự thưởng/khen thưởng trung tâm.

Việc kích hoạt hệ thống này còn có thể tương tác với trục HPA để kiềm chế sự hoạt hóa thêm của nó, tức là sự căng thẳng không chỉ khuyến khích hành vi ăn uống, mà việc ăn uống còn ức chế trục HPAs và cảm giác căng thẳng.

Trong bài đánh giá này, chúng tôi sẽ tìm hiểu chủ đề của hành vi ăn uống và sự căng thẳng, cùng với việc hai yếu tố này điều chỉnh nhau bằng cách nào. Chúng tôi cũng sẽ đề cập đến những mối tương tác giữa trục HPA và việc ăn uống, giới thiệu vai trò tích hợp tiềm năng đối với hormone tăng khẩu vị/làm ngon miệng (orexigenic), ghrelin.

Chúng tôi cũng sẽ xem xét quá trình điều biến/điều chế đầu đời và điều biến biểu sinh của trục HPA cũng như cách nó có thể ảnh hưởng đến hành vi ăn uống. Cuối cùng, chúng tôi sẽ nghiên cứu ý nghĩa lâm sàng của những thay đổi đối với chức năng trục HPA và việc nó có thể góp phần dẫn đến bệnh béo phì trong xã hội của chúng ta như thế nào.

Làm sáng tỏ sự thật về chất béo

Vào tháng 3/2014, một bài báo xuất hiện trên Biên niên sử Nội Khoa (Annals of Internal Medicine) đã khiến công chúng vốn đã ám ảnh với ẩm thực càng trở nên sung sướng, phấn khích. Mặc dù mang một tiêu đề nhàm chán – “Sự liên kết giữa axit béo dinh dưỡng, tuần hoàn và bổ sung với nguy cơ động mạch vành” – nhưng bài báo lại báo cáo một kết quả khá sửng sốt:

ăn ít chất béo bão hòa hơn, con quỷ dinh dưỡng khiến bánh sừng bò bơ trở nên khó cưỡng đến thế, không thực sự làm giảm nguy cơ bị bệnh tim của một người.

Phát hiện này được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, và nó chạm đến tất cả các vấn đề văn hóa gây tranh cãi: thực phẩm và chất béo, tử vong và bệnh tật, thịt xông khói và phô mai Brie. Như Mark Bittman đã cường điệu trên tờ New York Times thì: “Bơ đã quay trở lại. Julia Child, nữ hoàng chất béo, đang mỉm cười rạng rỡ ở đâu đó.”

Phẫu thuật điều trị béo phì là gì? Khi nào nên áp dụng

Béo phì là bệnh gì?

Béo phì được định nghĩa là khi bạn có chỉ số khối cơ thể BMI từ 30 trở lên. BMI là phép tính cân nặng tương quan với chiều cao của cơ thể. Béo phì Độ 1 có nghĩa là chỉ số BMI từ 30 đến 35, Độ 2 là BMI từ 35 đến 40 và Độ 3 là BMI từ 40 trở lên. Béo phì độ 2 và 3 còn được gọi là béo bệnh, và thường chỉ bằng việc ăn kiêngtập thể dục thì khó mà chữa trị được.

Tính chỉ số BMI của bạn để biết được mình thuộc loại nào (cân nặng theo Kg chia cho chiều cao bình phương tính theo mét).

Ảnh hưởng của giai đoạn tiền sản và đầu đời lên tình trạng thừa cân, béo phì

Hiểu rõ nguồn gốc phát triển của béo phì

Béo phì, đã từng được cho là không có lý do gì khác ngoài ý chí và sự tự chủ kém cỏi đáng xấu hổ, thực ra lại có nguồn gốc sâu xa và phức tạp hơn nhiều. Gien di truyền rõ ràng có vai trò trong việc điều khiển khuynh hướng tăng cân của một cá nhân, môi trường sống và các tương tác giữa môi trường với gien di truyền cũng có vai trò như thế. Những ảnh hưởng đầu đời, bắt đầu từ môi trường bên trong tử cung và tiếp diễn trong những năm đầu đời, cũng định hình hành trình tăng cân và mỡ của cơ thể xuyên suốt cuộc đời của đứa bé sau khi ra đời.