Sự phát triển của hành vi ăn uống – Sinh học và bối cảnh

Tóm tắt sơ lược

Ăn uống là một hoạt động hết sức cần thiết cho sự sinh tồn, mang lại niềm vui cùng sự thỏa mãn, và nó cũng có thể bị xáo trộn dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, thừa dinh dưỡng và rối loạn ăn uống. Sự phát triển của việc cho ăn ở người dựa vào sự tương tác phức tạp giữa các cơ chế cân bằng nội môi; hệ thống tự thưởng/khen thưởng/củng cố thần kinh (hệ thống tự thưởng thần kinh); và năng lực vận động, giác quan và cảm xúc-xã hội của trẻ. Hơn nữa, việc nuôi dạy con cái, ảnh hưởng xã hội và môi trường thực phẩm đều tác động đến sự phát triển của hành vi ăn uống. Sự phát triển nhanh chóng của kiến thức mới trong lĩnh vực này, từ khoa học cơ bản cho đến nghiên cứu lâm sàng và nghiên cứu dựa vào cộng đồng, được kì vọng dẫn đến những nghiên cứu cấp thiết để hỗ trợ cho biện pháp can thiệp hiệu quả, dựa vào bằng chứng và các chiến lược cho tình trạng suy dinh dưỡng, thừa dinh dưỡng và rối loạn ăn uống trong giai đoạn thơ ấu. Áp dụng phương pháp tiếp cận sinh thiết xã hội, bài đánh giá này tập trung vào kiến thức hiện tại của sự phát triển hành vi ăn uống từ não bộ đến đối tượng trẻ nhỏ, đồng thời xem xét những ảnh hưởng bối cảnh quan trọng.

Ảnh hưởng của cha mẹ đối với hành vi ăn uống của con trẻ (tới tuổi vị thành niên)

Giới thiệu

Hành vi ăn uống phát triển trong những năm đầu đời khi các quá trình sinh học và hành vi hướng đến việc đáp ứng nhu các nhu cầu về sức khỏe và tăng trưởng.

Đối với đại đa số lịch sử loài người, sự khan hiếm lương thực đã là một mối đe dọa lớn đối với sự sống còn, và hành vi ăn uống của con người cùng với thói quen/thực hành nuôi dưỡng trẻ đã phát triển để phản ứng lại mối đe dọa này.

Vì trẻ sơ sinh được sinh ra trong các nền văn hóa và ẩm thực đa dạng, nên chúng được trang bị như một loài ăn tạp với một loạt khuynh hướng/bản chất hành vi cho phép chúng học cách tiếp nhận các loại thực phẩm có sẵn cho chúng.

Hành vi ăn uống và sự căng thẳng: con đường dẫn đến bệnh béo phì

Tóm tắt sơ lược

Sự căng thẳng gây ra hoặc góp phần dẫn đến một loạt bệnh và chứng rối loạn nghiêm trọng. Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng bệnh béo phì và các rối loạn liên quan đến ăn uống khác có thể nằm trong số đó.

Ngay sau khi trải qua một sự kiện căng thẳng, có sự ức chế qua trung gian hormone giải phóng Corticotropin (CRH/corticotropin-releasing-hormone) trong lượng thực phẩm tiêu thụ. Do đó, các nguồn lực/nguồn tài nguyên trong cơ thể sẽ không chú trọng vào nhu cầu ít cấp bách hơn là tìm kiếm và tiêu thụ thực phẩm nữa, mà ưu tiên các hành vi chiến đấu, hoặc rút lui để giải quyết sự kiện căng thẳng đó.

Tuy nhiên, trong những giờ sau đó, có một sự kích thích qua trung gian glucocorticoid của cơn đói và hành vi ăn uống. Trong trường hợp căng thẳng cấp tính đòi hỏi phải có phản ứng vật lý, chẳng hạn như tương tác giữa kẻ săn mồi-con mồi, sự điều biến lượng thực phẩm tiêu thụ ở trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận (trục HPA) cho phép xử lý sự kiện căng thẳng và thay thế năng lượng được sử dụng sau đó.

Tuy nhiên, trong trường hợp căng thẳng tâm lý dai dẳng, glucocorticoid nâng cao mãn tính có thể dẫn đến hành vi ăn uống bị kích thích kinh niên và tăng cân quá mức.

Đặc biệt, sự căng thẳng có thể làm gia tăng xu hướng ăn thực phẩm “chấp nhận được” chứa hàm lượng calo cao thông qua tương tác của nó với các quá trình tự thưởng/khen thưởng trung tâm.

Việc kích hoạt hệ thống này còn có thể tương tác với trục HPA để kiềm chế sự hoạt hóa thêm của nó, tức là sự căng thẳng không chỉ khuyến khích hành vi ăn uống, mà việc ăn uống còn ức chế trục HPAs và cảm giác căng thẳng.

Trong bài đánh giá này, chúng tôi sẽ tìm hiểu chủ đề của hành vi ăn uống và sự căng thẳng, cùng với việc hai yếu tố này điều chỉnh nhau bằng cách nào. Chúng tôi cũng sẽ đề cập đến những mối tương tác giữa trục HPA và việc ăn uống, giới thiệu vai trò tích hợp tiềm năng đối với hormone tăng khẩu vị/làm ngon miệng (orexigenic), ghrelin.

Chúng tôi cũng sẽ xem xét quá trình điều biến/điều chế đầu đời và điều biến biểu sinh của trục HPA cũng như cách nó có thể ảnh hưởng đến hành vi ăn uống. Cuối cùng, chúng tôi sẽ nghiên cứu ý nghĩa lâm sàng của những thay đổi đối với chức năng trục HPA và việc nó có thể góp phần dẫn đến bệnh béo phì trong xã hội của chúng ta như thế nào.

Bắt chước lượng thực phẩm tiêu thụ: sự tương tác năng động giữa những người cùng ăn uống

Tóm tắt sơ lược

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người trực tiếp điều chỉnh lượng thực phẩm tiêu thụ theo lượng tiêu thụ của những người cùng ăn với mình; họ ăn nhiều hơn khi những người khác ăn nhiều hơn, và tiêu thụ ít đi khi những người đó giảm lượng tiêu thụ.

Một cách giải thích tiềm năng cho hiệu ứng mẫu này là lượng thực phẩm tiêu thụ của cả hai người đều đã trở nên đồng bộ thông qua các quá trình bắt chước hành vi (behavioral mimicry).

Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào kiểm tra, xác nhận được rằng liệu có đúng là việc bắt chước hành vi có thể phần nào tạo ra hiệu ứng mẫu này hay không.

Để nắm bắt khả năng bắt chước hành vi, các quan sát thời gian thực của những cặp nữ giới dùng chung bữa tối đã được tiến hành.

Người ta đánh giá xem liệu khả năng bắt chước có phụ thuộc vào thời gian tương tác và vào người ăn hay không. Tổng cộng đã có 70 cặp nữ giới trẻ tham gia vào nghiên cứu, và tổng số miếng cắn của những cặp này (N = 3.888) đã được sử dụng như đơn vị phân tích.

Với mỗi một cặp, tổng số miếng cắn và thời gian từng người cắn/ăn một miếng đã được mã hóa. Khả năng bắt chước hành vi được vận hành khi một miếng thức ăn được cắn/ăn trong một khoảng thời gian 5 giây cố định sau khi người còn lại ăn một miếng, trong khi những lần ăn/cắn không bắt chước được định nghĩa là những miếng cắn diễn ra ngoài khoảng thời gian 5 giây.

Người ta phát hiện thấy rằng cả hai đối tượng nữ giới trong mỗi một cặp đều bắt chước hành vi ăn uống của nhau. Họ hay ăn một miếng để phù hợp, tương đồng với người cùng ăn với mình hơn là ăn theo tốc độ của riêng họ. Việc bắt chước hành vi này ở giai đoạn mới bắt đầu tương tác thì nổi bật hơn so với lúc kết thúc tương tác. Nghiên cứu này cho thấy rằng khả năng bắt chước hành vi có thể phần nào giải thích cho khuôn mẫu xã hội về lượng thực phẩm tiêu thụ (social modeling of food intake).

Hành vi ăn uống và nhận thức về hình thể của sinh viên đại học ở Nhật Bản

Tóm tắt sơ lược

Mục tiêu

Chúng tôi đã nghiên cứu mối quan hệ giữa hành vi ăn uống được đo bằng Bảng câu hỏi Hành vi Ăn uống Hà Lan (Dutch Eating Behaviour Questionnaire/DEBQ) và nhận thức về hình thể/vóc dáng (body shape), đồng thời kiểm tra tình trạng thể chất hiện tại cùng với các tham số thể chất “lý tưởng” ở cả nam và nữ.

Phương pháp

Những người tham gia, 548 sinh viên đại học (19,2 ± 0,9 tuổi, trung bình (mean) ± độ lệch chuẩn (SD); 252 nam, 296 nữ), đã hoàn thành bảng câu hỏi với những câu hỏi về tình trạng thể chất hiện tại của họ (ví dụ, chiều cao và cân nặng), thông số thể chất mà họ cho là lý tưởng (ideal physical parameters), nhận thức về hình thể hiện tại của họ, hình thể lý tưởng mà họ mong muốn, cùng với hành vi ăn uống của họ.

Kết quả

Cân nặng và chỉ số khối cơ thể (BMI) lý tưởng cao hơn đáng kể so với cân nặng và BMI hiện tại ở nam giới, nhưng lại thấp hơn đáng kể ở nữ giới. Với nữ giới, hình thể lý tưởng thường nhỏ hơn nhận thức của họ về hình thể hiện tại. Điểm số DEBQ đối với chế độ ăn uống hạn chế, ăn uống theo cảm xúc, và ăn uống do yếu tố bên ngoài tác động ở nữ giới cao hơn là ở nam giới trong số những người tham gia có cân nặng bình thường, và trong số những đối tượng tham gia thiếu cân thì điểm số ăn uống hạn chế và ăn uống do yếu tố bên ngoài tác động của nữ giới cũng cao hơn của nam giới. Chế độ ăn uống hạn chế có mối liên quan tiêu cực đến sự khác biệt/chênh lệch giữa cân nặng, BMI, và hình thể hiện tại với cân nặng, BMI và hình thể lý tưởng ở cả nam lẫn nữ. Kiểu ăn uống theo cảm xúc cũng liên quan tiêu cực đến sự chênh lệch trong BMI và hình thể hiện tại/lý tưởng nhưng chỉ ở nữ giới.

Kết luận

Chí ít thì với sinh viên đại học Nhật Bản, những khác biệt về giới trong hình thể lý tưởng cũng liên quan đến hành vi ăn uống.

Kiến thức dinh dưỡng, thói quen ăn uống và thái độ sức khỏe của sinh viên đại học Trung Quốc (một nghiên cứu cắt ngang)

Tóm tắt sơ lược

Bối cảnh

Trước đây chúng tôi đã chỉ ra rằng lối sống bất thường của nữ sinh Nhật Bản có liên quan đáng kể đến mong muốn gầy đi của họ. Trong nghiên cứu hiện tại, chúng tôi xem xét kiến thức dinh dưỡng và thói quen ăn uống của sinh viên đại học ở Trung Quốc và so sánh chúng với kiến thức cũng như thói quen của các nhóm dân số khác ở châu Á.

Phương pháp

Một bảng câu hỏi tự báo cáo (self-reported) được phát cho 540 sinh viên, tuổi đời từ 19-24. Sinh viên y khoa từ Đại học Bắc Kinh (135 nam giới và 150 nữ giới) tại miền Bắc Trung Quốc và Đại học Y Côn Minh ở miền Nam Trung Quốc (95 nam giới và 160 nữ giới) đã tham gia vào nghiên cứu này. Các biến tham số được phân tích bằng phương pháp kiểm định t của sinh viên. Kiểm định/phân tích chi bình phương (Chi-square) được tiến hành với các biến không phải tham số.

Kết quả

Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng 80,5% sinh viên có chỉ số khối cơ thể (BMI) bình thường và 16,6% sinh viên bị thiếu cân (underweight), còn với tỷ lệ béo phì BMI>30 thì cực thấp trong mẫu nghiên cứu này. Mong muốn gầy đi của nữ sinh Trung Quốc (62%) lớn hơn của nam sinh (47,4%). Những thói quen liên quan đến các mô hình ăn uống thường xuyên và lượng rau củ tiêu thụ đã được báo cáo và đại diện cho những thực hành nên được khuyến khích.

Kết luận

Phạm vi trường đại học và cao đẳng đại diện cho cơ hội giáo dục về sức khỏe và dinh dưỡng cuối cùng của một lượng lớn sinh viên xét từ quan điểm giáo dục. Các phát hiện của chúng tôi cho thấy sự cần thiết phải có những chiến lược được thiết kế để cải thiện năng lực trong lĩnh vực dinh dưỡng.