Ăn canh móng giò: tổng hợp tài liệu (định tính theo chủ đề) về thông lệ và tín ngưỡng văn hóa ảnh hưởng đến dinh dưỡng trong chu kỳ sinh ở các quốc gia có thu nhập trung bình và thu nhập thấp 

Tóm tắt

Bối cảnh

Giai đoạn chu kỳ sinh, tức mang thai, sinh con và sau sinh, là một giai đoạn chuyển tiếp quan trọng khi mặt sinh học giao thoa rõ ràng với phương diện xã hội. 

Ở những quốc gia có thu nhập trung bình và thu nhập thấp, vẫn còn nhiều gánh nặng bệnh tật phát sinh từ trong giai đoạn chu kỳ sinh. 

Giai đoạn chu kỳ sinh cũng là cánh cửa cơ hội thiết yếu để giảm tình trạng kém dinh dưỡng và các tác hại lâu dài của nó.

Thực phẩm cho tình yêu: vai trò của việc cung cấp thực phẩm trong điều tiết cảm xúc đồng cảm

Tóm tắt sơ lược

Bài viết này nghiên cứu những tiền đề giữa các cá nhân (interpersonal) và trong nội tâm (intrapersonal) của một người cùng với các hệ quả của việc cung cấp thực phẩm (food offering). Cung cấp thực phẩm là một trong những tương tác điều chỉnh/điều tiết hành vi sinh học sớm nhất (ealiest biobehavioral regulatory) giữa cha mẹ và con cái. Nó đảm bảo sự sống của đứa trẻ mà phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác để có thể nhận được thực phẩm. Chất lượng của những tương tác ban đầu này ảnh hưởng đến cách mọi người phản ứng với các tình huống trong cuộc sống sau này, và việc cung cấp thực phẩm nói riêng có thể liên quan mật thiết đến sự điều tiết/điều chỉnh cảm xúc xuyên suốt cuộc đời. Trong khi các nghiên cứu đã xem xét nhiều dạng điều tiết cảm xúc khác, và việc tiêu thụ thực phẩm cũng đã được nghiên cứu từ quan điểm nội tâm/hướng nội (intrapersonal), nhưng chúng ta lại chưa biết gì nhiều về ảnh hưởng giữa các cá nhân/liên cá nhân (interpersonal) của việc cung cấp thực phẩm. Sau khi xem xét tài liệu từ một loạt các ngành kiến thức, chúng tôi cho rằng cơ chế ẩn sau những ảnh hưởng này chính là sự điều tiết cảm xúc đồng cảm (Empathic Emotion Regulation / EER). Chúng tôi khái niệm hóa EER như một hệ thống điều tiết/điều chỉnh giữa các cá nhân mà trong đó phản ứng đồng cảm với trạng thái cảm xúc của người khác có thể sẽ điều chỉnh cả cảm xúc của người cung cấp và giữa các đối tượng/đối tác tương tác khác. Chúng tôi đề xuất rằng việc cung cấp thực phẩm bởi một người cung cấp đồng cảm được thúc đẩy bởi trạng thái cảm xúc của đối tượng tương tác (người nhận). Thông qua việc cung cấp thực phẩm, người cung cấp không chỉ nhắm đến việc giảm bớt tác động tiêu cực của người nhận mà còn của chính họ nữa. Do đó, việc cung cấp thực phẩm trở thành một công cụ giúp làm tăng tác động tích cực với cả người nhận và – khi sự cung cấp đạt được hiệu quả mong muốn – người cung cấp. Sau đó, chúng tôi đưa ra ý kiến rằng việc chia sẻ các nguồn thực phẩm cũng như sử dụng thực phẩm như một hành vi hỗ trợ sẽ làm tăng sự gần gũi giữa các cá nhân (interpersonal closeness). Cuối cùng, chúng tôi trình bày quá trình cung cấp thực phẩm trong một quan điểm phát triển. Nếu thành công về mặt điều chỉnh của việc cung cấp thực phẩm trở thành một sự thay thế cho các hành vi hỗ trợ khác, thì trẻ em từ rất sớm đã học được cách sử dụng thực phẩm như một phương tiện chính yếu để xoa dịu bản thân cùng với những người khác, từ đó có thể dẫn đến rối loạn ăn uống (eating disorders) và một phạm vi hành vi đối phó bị hạn chế.

Các chiến lược nuôi dưỡng trẻ của cha mẹ và mối quan hệ của chúng đối với hoạt động ăn uống cũng như tình trạng cân nặng của trẻ

Tóm tắt sơ lược

Phong cách cho con ăn/nuôi dưỡng con của cha mẹ (parental feeding styles) có thể thúc đẩy tình trạng ăn nhiều quá mức (overeating) hoặc thừa cân (overweight) ở trẻ. Một đánh giá tài liệu toàn diện đã được thực hiện để tóm tắt các mối liên kết giữa phong cách nuôi dưỡng trẻ/cho trẻ ăn của các bậc cha mẹ với hoạt động ăn uống cũng như tình trạng cân nặng của các em. Có 22 nghiên cứu đã được xác định.

Chúng tôi đã mã hóa một cách có hệ thống các thuộc tính và kết quả của nghiên cứu, đồng thời kiểm nghiệm mô hình liên kết. Trong số này có đến 19 nghiên cứu (86%) báo cáo ít nhất một mối liên hệ đáng chú ý giữa phong cách nuôi dưỡng của cha mẹ với hệ quả của trẻ, mặc dù phương pháp nghiên cứu và kết quả đã thay đổi đáng kể.

Các nghiên cứu tập trung vào phong cách nuôi dưỡng hạn chế (feeding restriction), đối lập với việc kiểm soát nuôi dưỡng nói chung (general feeding control) hoặc lĩnh vực nuôi dưỡng khác, có nhiều khả năng báo cáo những mối liên hệ tích cực/dương tính với hoạt động ăn uống cũng như tình trạng cân nặng của trẻ hơn.

Các mối liên kết/mối quan hệ nhất định khác nhau theo giới tính và theo biện pháp đo lường kết quả (ví dụ, tỷ lệ ăn uống trái ngược với tổng lượng năng lượng tiêu thụ). Phong cách nuôi dưỡng hạn chế của cha mẹ, chứ không phải các lĩnh vực nuôi dưỡng khác, có liên quan đến sự gia tăng trong việc ăn uống và tình trạng cân nặng của trẻ em. Cần tiến hành các nghiên cứu theo thời gian/nghiên cứu dài hạn/nghiên cứu trường kỳ (longitudinal study) để kiểm tra các quá trình nhân quả/nguyên nhân tiềm ẩn, bao gồm các mô hình nguyên nhân lưỡng hướng/hai chiều, và để chứng thực những phát hiện trong sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh béo phì khác.

Chia sẻ thực phẩm ở loài dơi quỷ: sự giúp đỡ lẫn nhau dự đoán hành động cho tặng nhiều hơn là mối liên quan hoặc sự quấy nhiễu

Tóm tắt sơ lược

Dơi quỷ thông thường (common vampire) thường thổ/nôn thức ăn ra cho những con dơi cùng bầy/hang không thể kiếm ăn. Lời giải thích ban đầu cho hành vi giúp đỡ quý giá này đã dẫn chứng đến các lợi ích thích đáng cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Kể từ đó đã có một số tác giả cho rằng việc chia sẻ thực phẩm được duy trì chủ yếu bởi sự thích hợp gián tiếp vì việc chia sẻ giữa những con dơi không thân thích với nhau có thể bắt nguồn từ các lỗi nhận dạng họ hàng/dòng dõi, lòng vị tha không phân biệt/bừa bãi trong các nhóm, hoặc sự quấy nhiễu.

Để kiểm tra những phương án này, chúng tôi đã thử nghiệm các yếu tố dự đoán của quyết định chia sẻ thực phẩm dưới các điều kiện được kiểm soát giữa mối quan hệ lẫn lộn và mức độ quen thuộc/thân mật tương đương. Trong thời gian 2 năm, chúng tôi đã cho 20 con dơi quỷ (Desmodus rotundus) nhịn ăn và để chúng chia sẻ thức ăn trong 48 ngày.

Thật đáng ngạc nhiên, những con dơi cho tặng bắt đầu việc chia sẻ thức ăn thường xuyên hơn là những con dơi tiếp nhận, điều này mâu thuẫn với phương án quấy nhiễu/quấy rối. Thực phẩm được nhận là yếu tố dự đoán tốt nhất của thực phẩm được cho đi trong các cặp dơi, và quan trọng hơn mối quan hệ/sự liên quan đến 8,5 lần. 64% các cặp dơi chia sẻ đều không liên quan đến nhau (không có họ hàng – BT), và sẽ lên đến 67% nếu không có chế độ gia đình trị (nepotism).

Phù hợp với liên kết xã hội, mạng lưới chia sẻ thức ăn cũng nhất quán và tương quan với việc vệ sinh lông cho nhau. Cùng với các nghiên cứu trong tương lai, những phát hiện này hỗ trợ giả thuyết cho rằng hoạt động chia sẻ thức ăn ở dơi quỷ cung cấp lợi ích thích đáng trực tiếp chung, và không thể được giải thích đơn thuần chỉ bởi sự lựa chọn họ hàng hoặc sự quấy rối.

Các yếu tố tâm lý quyết định việc ăn uống theo cảm xúc ở tuổi vị thành niên

Tóm tắt sơ lược

Ăn uống theo cảm xúc (emotional eating) được khái niệm hóa như là ăn uống để phản ứng lại tác động tiêu cực. Dữ liệu từ một nghiên cứu có quy mô lớn hơn về hoạt động thể chất đã được áp dụng để xem xét các mối liên hệ giữa xúc cảm/tâm trạng và việc ăn uống theo cảm xúc ở một mẫu tuổi vị thành niên/thanh thiếu niên.

666 học sinh với gốc gác/xuất thân khác nhau từ 7 trường trung học cơ sở tại Los Angeles đã tham gia vào nghiên cứu. Phân tích cắt ngang (cross-sectional analysis) cho thấy không có sự khác biệt về giới tính trong hoạt động ăn uống theo cảm xúc, và chỉ ra rằng sự căng thẳng, phiền muộn được nhận thức (perceived stress and worries) có liên quan đến hoạt động ăn uống theo cảm xúc trong toàn bộ mẫu.

Các phân tích phân tầng giới (gender stratified analyses) đã tiết lộ những mối liên kết đáng kể giữa sự căng thẳng, cảm giác phiền muộn và sự bất an được nhận thức với việc ăn uống theo cảm xúc ở trẻ vị thành niên nữ, trong khi ở trẻ vị thành niên nam thì việc này chỉ liên quan đến tâm trạng hoang mang, rối bời (confused mood).

Những phát hiện này mang nhiều ý nghĩa tiềm năng đối với việc điều trị và ngăn chặn bệnh béo phì ở trẻ em cùng với các hội chứng rối loạn ăn uống vì chúng cho rằng những biện pháp can thiệp sẽ được hưởng lợi từ việc kết hợp các kĩ thuật giảm căng thẳng và thúc đẩy tâm trạng tích cực.

Bối cảnh văn hóa và xã hội của sử dụng rượu: Những tác động trong khuôn khổ sinh thái-xã hội

Tóm tắt

Sử dụng và lạm dụng rượu chiếm 3,3 triệu ca tử vong hàng năm hay 6% tổng số ca tử vong trên toàn thế giới. Tác hại của lạm dụng rượu sâu rộng và có phạm vi từ các nguy cơ sức khỏe cá nhân, tỉ lệ bệnh tật và tử vong cho đến các hệ lụy đối với gia đình, bạn bè, và xã hội ở quy mô lớn hơn.

Bài viết này đánh giá một vài ảnh hưởng văn hóa và xã hội đến việc sử dụng rượu và đặt sử dụng rượu cá nhân vào trong các bối cảnh và môi trường con người sinh sống và tương tác.

Bài viết bao gồm phần bàn luận về các yếu tố cấp độ vĩ mô như là quảng cáo và tiếp thị, các yếu tố nhập cư và phân biệt đối xử, cùng với cách khu dân cư hàng xóm, gia đình và những người đồng đẳng ảnh hưởng đến sử dụng/lạm dụng rượu. Cụ thể, bài viết mô tả bối cảnh xã hội và văn hóa ảnh hưởng đến việc sử dụng / lạm dụng rượu và sau đó khám phá các hướng tương lai nghiên cứu về rượu.

Ảnh hưởng của thái độ cha mẹ đối với sự phát triển hành vi ăn uống của con trẻ

Tóm tắt sơ lược

Bài báo này là một bài đánh giá những dữ liệu có sẵn về ảnh hưởng của thái độ và phong cách cho ăn/nuôi dưỡng của cha mẹ đối với hành vi dinh dưỡng của trẻ. Sở thích thực phẩm phát triển từ những khuynh hướng được xác định về mặt di truyền để thích các vị ngọt và mặn và ghét bỏ/không ưa vị đắng và chua. Có bằng chứng cho thấy sự tồn tại của một số cơ chế tự động bẩm sinh điều chỉnh khẩu vị/cảm giác thèm ăn.

Không chỉ đơn thuần là bữa trưa: Việc dùng bữa với người khác có thể gây ghen tuông

Tóm tắt sơ lược

Mọi người có tin rằng chia sẻ thực phẩm có thể liên quan đến việc chia sẻ nhiều thứ hơn chỉ là thực phẩm thôi không? Để làm rõ vấn đề này, những người tham gia nghiên cứu được yêu cầu đánh giá mức độ ghen tuông của họ (Nghiên cứu 1) – hoặc của bạn thân họ (Nghiên cứu 2) – khi người yêu hiện tại của họ được tình cũ liên lạc và sau đó là tham gia vào một loạt hoạt động liên quan đến đồ ăn thức uống.

Chúng tôi đã phát hiện thấy một cách thống nhất – ở cả nam giới và nữ giới – rằng sự ghen tuông được khơi gợi từ các bữa ăn nhiều hơn là từ những sự tương tác mặt đối mặt/trực diện mà không liên quan đến việc ăn, chẳng hạn như uống cà phê. Những phát hiện này chỉ ra là mọi người thường cho rằng việc dùng chung một bữa ăn góp phần đẩy mạnh sự hợp tác.

Trong bối cảnh của các cặp đôi yêu nhau/các cặp tình nhân, chúng tôi nhận thấy là những người tham gia có thể gặp rủi ro liên quan đến mối quan hệ mà việc dùng bữa với người khác ngoài cặp (mà không phải người yêu) đem lại. Ví dụ, với những người bạn trai/chồng, bạn gái/vợ không được cùng dùng bữa với nửa kia của mình, chúng tôi thấy xuất hiện một quan điểm phổ biến cho rằng bữa trưa không chỉ đơn thuần là “bữa trưa.”

Trải nghiệm sự ấm áp thể chất thúc đẩy sự ấm áp liên cá nhân

Tóm tắt sơ lược

“Sự ấm áp/sự nồng hậu/sự niềm nở/lòng nhiệt thành” (warmth) là đặc điểm tính cách mạnh mẽ nhất trong đánh giá xã hội, và những nhà lý luận theo học thuyết gắn bó (attachment theory) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp xúc thể chất ấm áp với người chăm sóc trong giai đoạn trứng nước để xây dựng mối quan hệ lành mạnh khi bước vào tuổi trưởng thành.

Thú vị là ở chỗ, các nghiên cứu gần đây ở người đã chỉ ra sư liên quan của thùy đảo trong quá trình xử lý cả thông tin nhiệt độ thân thể lẫn sự ấm áp liên cá nhân (lòng tin). Theo đó, chúng tôi đã đặt ra giả thuyết rằng những trải nghiệm về sự ấm áp (hoặc lạnh lùng) thể chất/thân thể có thể làm tăng cảm giác về sự ấm áp (hoặc lạnh lùng) giữa các cá nhân, mà những người này không nhận thức được tác động đó.

Quan điểm của người cao tuổi sống ở nhà đối với thực phẩm và bữa ăn

Tóm tắt sơ lược

Bối cảnh. Mục đích của nghiên cứu này là giúp mọi người có được cái nhìn tổng quát về quan điểm của người cao tuổi sống-ở-nhà (home-living elderly) đối về tầm quan trọng của thực phẩm cùng với các bữa ăn.

Phương pháp. Các bài phỏng vấn bán cấu trúc (semistructured) với 12 người cao tuổi. Sau đó, những cuộc phỏng vấn được phân tích bằng các phân tích nội dung định tính.

Kết quả. Những người được hỏi đã mô tả cách quá khứ ảnh hưởng đến các trải nghiệm cũng như quan điểm hiện tại của họ về thực phẩm và các bữa ăn. Sự phụ thuộc và nhu cầu cần hỗ trợ ngày một tăng đối với thực phẩm và các bữa ăn thường xuyên nảy sinh trong mối quan hệ với những thay đổi lớn trong cuộc đời họ.

Các sự kiện đột ngột cũng là các thời điểm vượt quá giới hạn chịu đựng của một người, khiến họ thay đổi từ chỗ đang độc lập giờ lại phải phụ thuộc và cần sự hỗ trợ của người thân và/hoặc cộng đồng.

Với khía cạnh từ quá khứ và trong bối cảnh phụ thuộc, những người được hỏi đã mô tả các bữa ăn trong ngày, chất lượng của thức ăn, các công đoạn mua bán, vận chuyển, nấu nướng, và ăn uống thực phẩm.

Kết luận. Đáp ứng nhu cầu cho tình trạng dinh dưỡng tối ưu đối với người cao tuổi sống tại nhà đòi hỏi kiến thức về sở thích cùng với các thói quen cá nhân, từ cả cuộc sống trước đây lẫn cuộc sống hiện tại của họ. Quan trọng là phải chú ý đến các yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến khả năng tự kiểm soát chế độ dinh dưỡng của một cá nhân, chẳng hạn như những biến cố lớn trong đời và giai đoạn phải nhập viện. Cần xem xét các nhu cầu cá nhân đối với khả năng tự quyết định và tham gia vào việc lên kế hoạch cũng như những nỗ lực phát triển của người cao tuổi liên quan đến thực phẩm cùng với các bữa ăn.