Tương cổ truyền hay lắm, tương không chỉ là món chấm trôi cơm qua ngày, tương là cả tuổi thơ, tương là bầu trời kỷ niệm, tương là tình yêu của mình dành cho quê nhà. Đi xa nhớ cơm rau muống chấm tương, nhớ bát cà muối nén giòn tan xác pháo.
ăn chay
Trà ngũ cốc nảy mầm
Trà ngũ cốc nảy mầm là một thức uống rất có lợi cho sức khỏe. Khi làm trà ngũ cốc, bạn nên ngâm cho ngũ cốc nảy mầm rồi hãy rang để hưởng trọn lợi ích của hạt. Việc ngâm hạt này cũng tương tự như khi bạn làm bột ngũ cốc dinh dưỡng.
Bột ngũ cốc nảy mầm từ hạt canh tác tự nhiên
Giá bột ngũ cốc Út Em Hạ Mến: 320.000đ/ đóng bao bì từng 1kg, và 165.000đ/ đóng bao bì từng 500g.
Năm 2014, mình nhớ đã từng làm bột ngũ cốc dinh dưỡng theo đặt hẹn của một số khách quen. Khi đó, thật lòng mình chưa có nhiều kiến thức về dinh dưỡng. Mình làm theo yêu cầu của các bạn khách, hạt nào, rang xay ra làm sao. Tỷ lệ các loại hạt, hầu như đều do các bạn khách yêu cầu cả.
Nông phẩm mộc Hạ Mến
Mình rất thích nông phẩm mộc, tức sản phẩm qua chế biến ít nhất. Tại trang web Hạ Mến, mình tập trung giới thiệu một số sản phẩm chủ đạo dành cho người ăn chủ yếu thực vật, thuần thực vật. Sản phẩm dưới đây ưu tiên nguyên liệu do mình canh tác, những hạt không tự gieo trồng được sẽ chọn của các vườn canh tác hữu cơ hoặc canh tác tự nhiên.
Nấu ăn thực vật
Bài này, mình sẽ mô tả theo trải nghiệm cá nhân, có thể bạn thấy công thức khác hay hơn, xin được chia sẻ để tất cả chúng ta cùng học hỏi. Mình không phải là thợ nấu bếp, mình hướng dẫn bạn ở vị trí một bà nội trợ như tất cả các bà nội trợ khác, sự thật, mình không phải là một bà nội trợ khéo tay đâu :). Hơn 100 mâm cơm thực vật đơn giản nhà Mến Ngũ cốc dinh dưỡng và cách làm bảo đảm Cách nấu cơm gạo lứt (cơm ngũ cốc) Kinh
Chế độ ăn chay: Chúng ta biết gì về ảnh hưởng của chúng đối với các bệnh mãn tính?
Tóm tắt
Đã có một số nghiên cứu đánh giá sức khỏe của người ăn chay, trong khi số khác lại tập trung vào những ảnh hưởng đối với sức khỏe của các loại thực phẩm mà người ăn chay ưa dùng hoặc tránh sử dụng. Mục đích của bài đánh giá tổng quan này là xem xét một cách nghiêm túc bằng chứng về ảnh hưởng sức khỏe của chế độ ăn chay, và đi tìm lời giải thích khả thi cho những kết quả có vẻ mâu thuẫn. Có bằng chứng thuyết phục cho rằng người ăn chay có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành thấp hơn, chủ yếu là do nồng độ cholesterol LDL thấp, bên cạnh đó thì tỷ lệ bị huyết áp cao, tiểu đường và béo phì của họ cũng thấp hơn. Nhìn chung , tỷ lệ bị ung thư của họ thấp hơn một chút so với những người sống trong cùng cộng đồng, và tuổi thọ trung bình của họ cũng cao hơn. Tuy nhiên, kết quả đối với một số bệnh ung thư cụ thể lại chưa thực sự thuyết phục và vẫn cần được nghiên cứu thêm. Đã có bằng chứng chỉ ra rằng những người ăn chay và ăn ít thịt hơn thường có tỷ lệ bị ung thư kết trực tràng thấp hơn; tuy nhiên, cuộc nghiên cứu với đối tượng tham gia là nhóm người ăn chay ở Anh lại không đồng tình với kết quả này, và vấn đề này cần được giải thích cặn kẽ. Có vẻ như việc sử dụng nhãn “ăn chay” như một danh mục dinh dưỡng là quá rộng, và có thể là vốn hiểu biết của chúng ta sẽ chính xác và sâu rộng hơn khi ta chia “ăn chay” thành nhiều kiểu phụ cụ thể hơn. Mặc dù chế độ ăn chay rất lành mạnh và có khả năng làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính, nhưng các kiểu ăn chay khác nhau có thể không tạo ra được ảnh hưởng giống nhau đối với sức khỏe.
Ăn chay trong quá khứ, hiện tại và tương lai
Tóm tắt sơ lược
Thuở ban đầu, văn hóa ẩm thực của con người được dựa vào các loại thực vật. Từ nhận thức của mình, các tôn giáo lớn như Ấn Độ giáo và Phật giáo đã khuyến khích con người thực hành lối sống chay tịnh. Lịch sử được ghi nhận về việc ăn chay có nguồn gốc từ thế kỷ thứ sáu Trước Công nguyên, xuất phát từ các tin đồ của tôn giáo Orphic thần bí. Nhà triết học người Hy Lạp, Pythagoras, được coi là cha đẻ của chủ nghĩa ăn chay vì đạo đức. Lối sống của Pythagoras được một số nhân vật có tầm ảnh hưởng áp dụng, và nó tác động không nhỏ tới chế độ ăn chay cho đến thế kỷ thứ 19. Ở châu Âu, việc ăn chay gần như biến mất trong thời kỳ Trung Cổ. Vào thời Phục Hưng và Kỷ nguyên Khai sáng, đã có rất nhiều người thực hành ăn chay. Xã hội ăn chay đầu tiên được hình thành ở Anh vào năm 1847. Liên đoàn Ăn chay Quốc tế được thành lập vào năm 1908 và xã hội ăn chay thuần đầu tiên xuất hiện vào năm 1944. Trong số những nhân vật đáng chú ý ăn theo chế độ dinh dưỡng chay ở giai đoạn này phải kể đến Sylvester Graham, John Harvey Kellogg, và Maximilian Bircher-Benner. Đến đầu thế kỷ 21 đã có một sự thay đổi về mô hình. Những định kiến trước đây về việc ăn chay dẫn đến suy dinh dưỡng đã được thay thế bằng các bằng chứng khoa học chứng minh rằng chế độ dinh dưỡng chay có khả năng làm giảm nguy cơ mắc hầu hết những bệnh hiện đại nhất. Ngày nay, chế độ ăn chay ngày càng trở nên phổ biến và được chấp nhận rộng rãi trên khắp toàn cầu. Xu hướng này ra đời bởi các vấn đề liên quan đến sức khỏe và đạo đức, sinh thái học, cũng như xã hội. Tương lai của xu hướng ăn chay là hết sức hứa hẹn, vì dinh dưỡng bền vững là yếu tố cực kỳ quan trọng cho sự thịnh vượng của con người. Ngày càng có nhiều người không muốn các loài động vật phải chịu ảnh hưởng và họ cũng không muốn khí hậu bị biến đổi, họ muốn tránh những bệnh có thể phòng ngừa và muốn đảm bảo một tương lai đáng sống cho các thế hệ sau.
Ảnh hưởng của các chế độ ăn chay đối với sức khỏe
Tóm tắt
Gần đây, các chế độ ăn chay ngày càng trở nên phổ biến. Một chế độ ăn chay thường có thể đem lại nhiều lợi ích sức khỏe bởi nó rất giàu chất xơ, axit folic, vitamin C và E, kali, magiê, cùng nhiều hóa chất thực vật khác, bên cạnh đó thì chế độ ăn uống này cũng có hàm lượng chất béo không bão hòa cao hơn. So sánh với các chế độ ăn chay thường (vegetarian diet) khác thì chế độ thuần chay (vegan diet) thường chứa ít chất béo bão hòa và cholesterol hơn, đồng thời cũng lại giàu chất xơ dinh dưỡng hơn. Những người theo xu hướng ăn chay thuần thường có vóc dáng mảnh khảnh hơn, lượng cholesterol trong huyết thanh và huyết áp của họ cũng thấp hơn, nhờ vậy mà họ ít có nguy cơ mắc các bệnh về tim hơn. Tuy nhiên, việc loại bỏ tất cả các sản phẩm có nguồn gốc động vật khỏi chế độ dinh dưỡng lại làm tăng nguy cơ thiếu hụt các dưỡng chất nhất định. Cụ thể là người ăn chay thuần dễ thiếu các chất dinh dưỡng vi lượng, bao gồm vitamin B12 và vitamin D, canxi, cũng như các axit béo n-3 chuỗi dài (omega-3). Nếu người ăn chay thuần không thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm được tăng cường (fortified) những dưỡng chất này, thì họ sẽ phải dùng các loại thực phẩm bổ sung (supplements) thích hợp. Trong một số trường hợp, nồng độ sắt và kẽm trong cơ thể của người ăn theo chế độ thuần chay cũng có thể là một vấn đề đáng lo ngại, vì sinh khả dụng bị hạn chế của những khoáng chất này.
Miso – gia vị vạn năng
Món ăn quen thuộc của gia đình mình là canh miso nấu từ tương miso, rong biển, củ cải trắng, củ cải đỏ và nấm. Mình muốn đưa món ăn đặc biệt này tới tất cả các bạn, những người muốn tiến tới một chế độ dinh dưỡng không chỉ tốt đẹp mà còn rất đơn giản để chế biến nữa.
Sự thật về đậu nành
Đậu nành là một loại thực phẩm được nghiên cứu rộng rãi vì tác dụng estrogen và chống estrogen của nó đối với cơ thể. Các nghiên cứu có thể đưa ra những kết luận trái chiều về đậu nành, nhưng việc này chủ yếu là do các biến thể khác nhau trong cách nghiên cứu đậu nành.
Kết quả của các nghiên cứu dân số gần đây đã chỉ ra rằng đậu nành có thể đem lại những ảnh hưởng có lợi hoặc trung tính với nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau. Đậu nành là nguồn protein dồi dào mà có thể được tiêu thụ an toàn nhiều lần/tuần, và có khả năng cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe – nhất là khi được tiêu thụ như một loại thực phẩm thay thế cho thịt đỏ và thịt đã qua chế biến.