Kích thước vòng eo cũng quan trọng với sức khỏe

Cách mỡ bụng làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Hơn 60 năm trước, bác sĩ người Pháp Jean Vague đã quan sát thấy rằng những người có vòng eo lớn hơn thì có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và chết yểu cao hơn những người có vòng eo gọn hoặc có cân nặng dồn nhiều vào vùng hông và đùi.

Nhiều thập kỷ sau đó, các cuộc nghiên cứu dài hạn tiếp nối đã chứng minh rằng cái được gọi là “béo phì vùng bụng” (abdominal obesity) có liên quan chặt chẽ với sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch và tử vong, kể cả sau khi đã kiểm soát chỉ số khối cơ thể (BMI).

kích thước vòng eo cũng quan trọng

Cơ thể có hình dáng quả táo và quả lê

Béo phì vùng bụng dẫn đến loại hình cơ thể có “dạng quả táo”, thường thấy nhiều hơn ở nam giới. Nữ giới điển hình tích tụ mỡ quanh hông và đùi tạo thành cơ thể có “dạng quả lê” (dù cho họ chắc chắn có thể phát triển cơ thể thành “dạng quả táo”).

  • Hai cách phổ biến nhất để xác định tình trạng béo phì vùng bụng là đo chu vi vòng eo, và đo kích thước vòng eo so với vòng mông, hay còn gọi là tỉ lệ eo-so-với-mông. Một số tổ chức đã định ra các điểm giao nhau của tình trạng béo phì vùng bụng quanh một hoặc cả hai biện pháp này, kèm các điểm giao nhau bất đồng ở nam giới và nữ giới. (xem bảng dưới cùng).

Ở những người không bị thừa cân, nhưng lại có vòng eo lớn thì có thể đồng nghĩa với việc họ đang có nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe cao hơn người có vòng eo gọn.

  • Nghiên cứu Sức khỏe của Y tá (Nurses’ Health Study), một trong những nghiên cứu quy mô lớn nhất và kéo dài nhất cho đến nay đã đo lường tình trạng béo phì vùng bụng, xem xét mối quan hệ giữa kích thước vòng eo và tử vong do bệnh tim, ung thư, hay nguyên nhân bất kỳ ở phụ nữ trung niên. Khi bắt đầu nghiên cứu, cả 44.000 người tình nguyện tham gia đều khỏe mạnh và được lấy số đo kích thước vòng eo và vòng hông (mông).
  • Sau 16 năm, những người phụ nữ ghi nhận có vòng eo lớn nhất — từ 35 inches (~89 cm) trở lên – gần như có gấp đôi nguy cơ tử vong do bệnh tim, so với những người phụ nữ có vòng eo nhỏ nhất (dưới 28 inches ~ 71 cm).
  • Phụ nữ ở nhóm có vòng eo lớn nhất cũng có nguy cơ tử vong cao tương tự do ung thư hay nguyên nhân bất kỳ, so với phụ nữ ở nhóm có vòng eo nhỏ nhất. Nguy cơ tăng đều đặn theo mỗi inch (2,54cm) vòng eo tăng lên.

Nghiên cứu này kết luận rằng:

Kể cả những người phụ nữ có “cân nặng bình thường” – tức chỉ số BMI nhỏ hơn 25 – cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, nếu cân nặng của cơ thể họ dồn nhiều vào phần eo: Phụ nữ có cân nặng bình thường có vòng eo 35 inch (89cm) trở lên có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao gấp ba lần so với phụ nữ cân nặng bình thường có vòng eo nhỏ hơn 35 inch (89cm).

  • Nghiên cứu sức khỏe của Phụ Nữ Thượng Hải (The Shanghai Women) đã chỉ ra một mối liên hệ tương tự giữa số đo vòng bụng và nguy cơ tử vong do nguyên nhân bất kỳ ở phụ nữ có cân nặng bình thường.

Có điểm gì đặc biệt ở mỡ bụng mà khiến nó trở thành yếu tố báo hiệu mạnh mẽ nguy cơ mắc bệnh ở chúng ta? Mỡ quanh gan và các cơ quan nội tạng khác, hay còn gọi là visceral fat (mỡ nội tạng) có hoạt động trao đổi chất. Nó giải phóng các axit béo, các tác nhân gây viêm, và các kích thích tố hormones cuối cùng dẫn đến nồng độ cholesterol LDL, chất béo trung tính triglycerides, đường huyết, và huyết áp tăng lên.

Biện pháp đo lường nào có hiệu quả hơn: đo vòng eo hay đo tỉ lệ eo-so-với-hông?

Các nhà khoa học vẫn tranh luận mãi về vấn đề biện pháp đo lường mỡ bụng nào mới dự đoán chuẩn nhất về các nguy cơ sức khỏe: chỉ mỗi kích thước vòng eo hay tỉ lệ eo-so-với-hông. Nghiên cứu cho đến giờ đều cho kết quả pha trộn. Nhưng vô số nghiên cứu có thêm nhiều bằng chứng đề xuất rằng cả 2 phương pháp đều làm tốt công việc dự đoán các nguy cơ sức khỏe như nhau.

  • Năm 2007, ví dụ là, một chương trình nghiên cứu kết hợp 15 cuộc nghiên cứu nhóm triển vọng chỉ ra rằng tỉ lệ eo-so-với-hông và chu vi vòng eo đều liên quan đến nguy cơ mắc CVD (bệnh tim mạch) và không khác nhau nhiều trong việc dự đoán nguy cơ mắc CVD (bệnh tim mạch).
  • Các nhà nghiên cứu khác cũng đã khẳng định rằng kích thước vòng eo, tỉ lệ eo-so-với-hông và chỉ số BMI đều là những yếu tố có hiệu quả như nhau trong việc dự đoán bệnh tiểu đường loại 2.
  • Nghiên cứu Sức khỏe Y tá (Nurses Health Study) cũng kết luận rằng kích thước vòng eo và tỉ lệ eo-so-với-hông đều có tác dụng giống nhau trong việc dự đoán người nào có nguy cơ tử vong do bệnh tim, ung thư hay bệnh bất kỳ.

Trong thực tế, đo và lý giải chu vi vòng eo sẽ dễ dàng hơn là đo cả vòng eo và vòng hông. Vì lẽ đó chu vi vòng eo là lựa chọn tốt hơn trong nhiều hoàn cảnh.

Hướng dẫn đo lường tình trạng béo phì vùng bụng

Tổ chức Biện pháp áp dụng Định nghĩa béo phì vùng bụng
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (American Heart Association), Viện Huyết học, Phổi và Tim Quốc gia (National Heart, Lung and Blood Institute) Đo chu vi vòng eo Nữ: > 89 cm (35 inches), Nam: > 102 cm (40 inches)
Hội Liên hiệp Bệnh Tiểu đường Quốc tế (International Diabetes Federation) Đo chu vi vòng eo Nữ: > 80 cm (31.5 inches), Nam: > 90 cm (35.5 inches)

Các điểm giao sẽ khác nhau theo các nhóm dân tộc khác nhau.

Tổ chức Y Tế Thế giới (World Health Organization) Đo tỉ lệ eo-so với –hông Nữ: > 0.85, Nam: > 0.9

(Theo: Harvard T.H. Chan, người dịch: Trần Tuyết Lan – nhóm Hạ Mến, hướng dẫn ăn đúng)

Lời bàn của Biên tập viên: giá trị tuyệt đối của vòng eo dùng để xác định nguy cơ được nghiên cứu chủ yếu dựa trên người phương Tây vốn có thể trạng cao lớn hơn người châu Á, do vậy, chỉ số có tính tương đối, tức là chỉ số vòng eo trên vòng mông (của WHO trong bảng) có thể sẽ đem lại tính dự đoán tốt hơn cho khu vực châu Á.

Chẳng hạn một phụ nữ Việt Nam có vòng eo là 70cm, vòng mông là 90cm. Chỉ số vòng eo/vòng mông của người này là 70/90 = 0,78. Đối chiếu với bảng trên thì cô ấy có chỉ số nhỏ hơn 0,85 nghĩa là vẫn chưa bị phân loại là béo phì vùng bụng.

Leave a Comment