Béo phì và thừa cân (theo WHO)

Những dữ kiện quan trọng:

  • Béo phì trên toàn thế giới đã tăng gấp ba lần kể từ năm 1975.
  • Năm 2016, hơn 1,9 tỉ người trưởng thành, tuổi từ 18 trở lên bị thừa cân. Trong số những người bị thừa cân này, 650 triệu người bị béo phì.
  • 39% số người trưởng thành tuổi từ 18 trở lên bị thừa cân vào năm 2016 và 13% số người trưởng thành bị béo phì.
  • Đa phần dân số thể giới sống ở nông thôn nơi mà số người tử vong do thừa cân và béo phì còn nhiều hơn cả số người tử vong do thiếu cân.
  • 41 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân hoặc béo phì vào năm 2016.
  • Hơn 340 triệu trẻ em và thanh thiếu niên tuổi từ 5 đến 19 bị thừa cân hoặc béo phì năm 2016.
  • Béo phì là vấn đề có thể phòng tránh ngăn ngừa được.

Béo phì ngày càng phổ biến và để lại hậu quả nghiêm trọng
Tác giả: Emilio Labrador/Flickr

Thế nào là béo phì và thừa cân

Thừa cân và béo phì được định nghĩa là có dư mỡ hoặc có mỡ bất thường tích tụ trong cơ thể mà có khả năng gây hại đến sức khỏe.

Chỉ số khối cơ thể (BMI) là một chỉ số cân nặng-theo-chiều cao đơn giản mà thường được dùng để phân loại tình trạng thừa cân và béo phì ở người trưởng thành. Chỉ số này được tính theo cân nặng kg của một người chia cho bình phương chiều cao của người đó (kg/m2).

Người trưởng thành

Với người trưởng thành, WHO định nghĩa thừa cân và béo phì như sau:

  • Thừa cân là khi chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 25; và
  • Béo phì là khi BMI lớn hơn hoặc bằng 30.

BMI là công cụ tính toán hữu hiệu nhất trên cấp độ dân số về thừa cân và béo phì vì nó áp dụng cho cả hai giới và người trưởng thành thuộc mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên coi chỉ số này là một công cụ đánh giá cơ bản bởi vì nó không tương ứng với việc các cá nhân khác nhau mà có chỉ số BMI như nhau sẽ có mức độ béo tương tự nhau.

Với trẻ em, khi định nghĩa thừa cân và béo phì thì cần cân nhắc đến tuổi tác.

Trẻ em dưới 5 tuổi

Với trẻ em dưới 5 tuổi:

Trẻ em từ 5 đến 19 tuổi

Với trẻ từ 5 đến 19 tuổi, thừa cân và béo phì được định nghĩa như sau:

Dữ kiện về thừa cân và béo phì

WHO đã đưa ra một số ước tính gần đây trên quy mô toàn cầu như sau.

Trong năm 2016, ước tính có 41 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân hoặc béo phì. Đã từng được thừa nhận là một vấn đề của quốc gia có thu nhập cao, nay thừa cân và béo phì đang gia tăng ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, đặc biệt là ở các khu đô thị. Ở châu Phi, số trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân đã tăng gần 50% kể từ năm 2000. Gần một nửa số trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân hoặc béo phì trong năm 2016 sống ở châu Á.

Hơn 340 triệu trẻ em và thanh thiếu niên tuổi từ 5 đến 19 bị thừa cân hoặc béo phì vào năm 2016.

Tỷ lệ hiện hành của thừa cân và béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi 5-19 đã tăng đáng kể từ chỉ 4% vào năm 1975 lên đến hơn 18% trong năm 2016. Tình trạng gia tăng xảy ra tương tự ở cả bé trai và bé gái: năm 2016 18% bé gái và 19% bé trai bị thừa cân.

Trong khi đó chỉ có dưới 1% trẻ em và thanh thiếu niên tuổi từ 5 đến 19 bị béo phì vào năm 1975, hơn 124 triệu trẻ em và thanh thiếu niên (6% bé trai và 8% bé gái) bị béo phì vào năm 2016.

Thừa cân và béo phì so với thiếu cân thì có liên quan đến nhiều ca tử vong trên toàn thế giới hơn. Trên toàn cầu có nhiều người béo phì hơn là số người thiếu cân – tình trạng này diễn ra ở mọi khu vực ngoại trừ một số vùng châu Phi cận sa mạc Sahara và châu Á.

Nguyên nhân gây thừa cân và béo phì?

Nguyên nhân cơ bản của béo phì và thừa cân là mất cân bằng năng lượng giữa lượng calo tiêu thụ và lượng calo tiêu hao. Trên toàn cầu:

Những thay đổi trong các mô hình ăn uống và các kiểu hoạt động thể chất thường là kết quả của những thay đổi về môi trường và xã hội gắn liền với sự phát triển cùng với tình trạng thiếu hụt các chính sách hỗ trợ trong các lĩnh vực như y tế, nông nghiệp, giao thông, quy hoạch đô thị, môi trường, chế biến thực phẩm, phân phối, tiếp thị (marketing) và giáo dục.

Thừa cân và béo phì thường gây ra những hậu quả gì đối với sức khỏe?

Chỉ số BMI tăng là một yếu tố nguy cơ chủ yếu gây ra những căn bệnh không truyền nhiễm như là:

  • Các bệnh tim mạch (chủ yếu là bệnh tim và đột quỵ), những bệnh này là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong năm 2012;
  • Tiểu đường;
  • Các rối loạn cơ xương (đặc biệt là bệnh thoái hóa khớp/viêm xương khớp mãn tính – một căn bệnh làm thoái hóa bất hoạt nặng các khớp);
  • Một số loại ung thư (gồm ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư gan, ung thư túi mật, ung thư thận và ung thư đại tràng).

Nguy cơ mắc phải những căn bệnh phi truyền nhiễm này tăng lên theo chỉ số BMI tăng.

Béo phì thời thơ ấu có liên quan đến xác suất bị béo phì, tử vong sớm và tàn tật cao hơn khi bước vào giai đoạn trưởng thành. Nhưng bên cạnh việc gia tăng các nguy cơ sức khỏe trong tương lai, những đứa trẻ bị béo phì còn gặp khó khăn trong vấn đề hít thở, tăng nguy cơ bị nứt xương, bị huyết áp cao, có các dấu hiệu sớm của bệnh tim mạch, bị kháng insulin và chịu các hậu quả tâm lý.

Đối mặt với gánh nặng kép của bệnh tật

Nhiều nước có thu nhập trung bình và thấp hiện giờ đang đối mặt với một “gánh nặng kép” của bệnh tật.

  • Trong khi những quốc gia này tiếp tục giải quyết các vấn đề bệnh truyền nhiễm và thiếu dinh dưỡng, thì họ cũng đang phải hứng chịu sự bộc phát nhanh chóng của các bệnh phi truyền nhiễm như là béo phì và thừa cân, đặc biệt là trong các hoàn cảnh đô thị.
  • Không có gì là lạ khi thấy tình trạng thiếu dinh dưỡng và béo phì song song tồn tại trong cùng một quốc gia, cùng một cộng đồng và cùng hộ gia đình.

Trẻ em ở các nước có thu nhập thấp và trung bình dễ bị tổn thương bởi dinh dưỡng trong giai đoạn tiền sản, sơ sinh và trẻ nhỏ. Đồng thời, những trẻ này được tiếp xúc với các loại thực phẩm giàu chất béo, nhiều đường, nhiều muối, giàu năng lượng và nghèo vi chất dinh dưỡng, những loại thực phẩm mà thường có chi phí rẻ nhưng cũng có chất lượng dinh dưỡng kém. Những mô hình ăn uống này, kết hợp với việc ít hoạt động thể chất, dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ của tình trạng béo phì thời thơ ấu trong khi đó vấn đề thiếu dinh dưỡng vẫn chưa được giải quyết.

Chúng ta có thể giảm bớt tình trạng thừa cân và béo phì bằng cách nào?

Thừa cân và béo phì, cũng như là các căn bệnh phi truyền nhiễm liên quan đến hai tình trạng sức khỏe này, phần lớn đều có thể ngăn ngừa được. Những môi trường và cộng đồng khuyến khích hỗ trợ có vai trò thiết yếu trong việc hình thành chọn lựa của mọi người, thông qua cách biến việc chọn lựa thực phẩm lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên thành lựa chọn dễ dàng nhất (lựa chọn mà dễ tiếp cận nhất, sẵn có nhất và dễ chi trả nhất), và do đó phòng tránh được thừa cân và béo phì.

Ở cấp độ cá nhân, mọi người có thể:

Chỉ ở những nơi mà mọi người tiếp cận được với lối sống lành mạnh thì trách nhiệm cá nhân mới có thể phát huy triệt để tác dụng của nó. Do đó, ở cấp độ xã hội, các cá nhân cần được khuyến khích cổ vũ thực hiện những khuyến nghị nêu trên, thông qua việc duy trì thực hiện các chính sách dựa trên dân số và dựa trên bằng chứng mà khiến mọi người, đặc biệt là những người nghèo nhất, dễ dàng tiếp cận được với những chọn lựa hoạt động thể chất và ăn uống lành mạnh hơn, có khả năng chi trả cho chúng và luôn có sẵn những lựa chọn đó. Một ví dụ về kiểu chính sách như thế là chính sách đánh thuế lên các đồ uống có đường.

Ngành công nghiệp thực phẩm có thể đóng một vai trò lớn trong việc quảng bá thúc đẩy chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách:

  • Giảm hàm lượng chất béo, đường và muối có trong các loại thực phẩm chế biến sẵn;
  • Đảm bảo rằng mọi người tiêu dùng đều có thể chọn lựa và chi trả cho những loại thực phẩm lành mạnh và đầy dinh dưỡng;
  • Hạn chế tiếp thị các loại thực phẩm nhiều đường, muối và chất béo, đặc biệt là những loại thực phẩm có khách hàng mục tiêu là trẻ em và thanh thiếu niên; cũng như là
  • Đảm bảo tính sẵn có của những lựa chọn thực phẩm lành mạnh và hỗ trợ thực hành vận động thường xuyên ở nơi làm việc.

Ứng phó của WHO

Được thông qua bởi Đại Hội đồng Y tế Thế giới (World Health Assembly) vào năm 2004, “Chiến lược toàn cầu về Ăn uống, Hoạt động thể chất và Y tế của WHO” (WHO Global Strategy on Diet, Physical Activity and Health) mô tả những hành động cần có để khuyến khích hoạt động thể chất thường xuyên và ăn uống lành mạnh. Chiến lược này kêu gọi mọi bên liên quan hãy hành động ở các cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu nhằm cải thiện các mô hình ăn uống và các kiểu vận động thể chất ở cấp độ toàn dân.

Tuyên ngôn Chính trị (Political Declaration) của Hội nghị Cấp cao (High Level Meeting) do Đại Hội đồng Liên hợp quốc (United Nations General Assembly) tổ chức về công tác Phòng chống và Kiểm soát các Bệnh Phi truyền nhiễm (Prevention and Control of Noncommunicable Diseases) vào tháng 9 năm 2011, công nhận tầm quan trọng của việc giảm bớt chế độ ăn uống không lành mạnh và tình trạng kém vận động thể chất. Tuyên ngôn này cam kết đẩy mạnh công tác thực thi Chiến lược toàn cầu về Ăn uống, Hoạt động thể chất và Y tế của WHO, bao gồm thông qua việc đưa ra các chính sách và hành động nhắm vào công tác thúc đẩy chế độ ăn uống lành mạnh và tăng hoạt động thể chất trong toàn dân, ở những nơi thích hợp.

WHO cũng đã phát triển “Kế hoạch hành động toàn cầu về Phòng tránh và Kiểm soát các Bệnh phi truyền nhiễm giai đoạn 2013-2020” (Global Action Plan for the Prevention and Control of Noncommunicable Diseases 2013-2020) có mục tiêu là hoàn thành các cam kết của Tuyên ngôn Chính Trị Liên hợp quốc (UN Political Declaration) về các bệnh phi truyền nhiễm NCD (Noncommunicable disease) được những người đứng đầu quốc gia và chính quyền tán thành thông qua vào tháng 9 năm 2011. “Kế hoạch hành động toàn cầu” (Global Action Plan) sẽ góp phần vào tiến độ hoàn thành 9 mục tiêu NCD toàn cầu cần đến năm 2025, bao gồm mục tiêu đến năm 2025 tỉ lệ tử vong sớm do các bệnh phi truyền nhiễm giảm tương đối 25% và đình chỉ tỉ lệ béo phì toàn cầu gia tăng để sánh được với tỉ lệ béo phì trong năm 2010.

Đại hội đồng Y tế Thế giới (World Health Assembly) hoan nghênh báo cáo của Ủy ban Chấm dứt Béo phì Thời thơ ấu (Commission on Ending Childhood Obesity) (2016) và 6 khuyến nghị của ủy ban này nhằm chỉ ra môi trường di truyền gây béo phì và các giai đoạn trọng yếu trong cả cuộc đời để khắc phục giải quyết tình trạng béo phì thời thơ ấu. Đại Hội đồng Y tế thế giới (World Health Assembly) năm 2017 chào đón kế hoạch triển khai nhằm hướng dẫn các quốc gia hành động thực thi các khuyến nghị của Ủy ban này.

(Theo WHO, người dịch: Trần Tuyết Lan, nhóm Hạ Mến, hướng dẫn ăn đúng)

Leave a Comment