Eczema: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Eczema là một tình trạng của da với các mảng da trở nên viêm, sưng, ngứa, đỏ, rạn và ráp. Hiện tượng rộp có thể xảy ra.

Eczema ảnh hưởng trên diện rộng đối với dân số Mỹ ở các mức độ nhiều ít khác nhau.

Từ eczema cũng được sử dụng để nó về chứng viêm da dị ứng “atopic” là loại phổ biến nhất của eczema.

eczema

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích eczema là gì và thảo luận nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị.

Nội dung của bài viết:

  • Eczema là gì?
  • Nguyên nhân
  • Triệu chứng
  • Các loại
  • Xét nghiệm và chẩn đoán
  • Phương pháp điều trị

Thông tin nhanh về eczema

Dưới đây là một số điểm chính về eczema. Chi tiết và các thông tin khác sẽ có trong bài viết.

  • Eczema liên quan đến các điều kiện có ảnh hưởng bất lợi đến chức năng bảo vệ hay tấm chắn của làn da (bao gồm các yếu tố gene, thiếu dinh dưỡng, nhiễm khuẩn, da khô và kích ứng)
  • Một số thực phẩm như các loại hạt và sữa có thể kích hoạt triệu chứng
  • Eczema có thể bị tác động bởi các yếu tố có tính môi trường như khói bụi và phấn hoa
  • Phương thức điều trị hiện tập trung vào chữa lành tổn thương da và giảm bớt các triệu chứng
  • Đối với một số trường hợp, eczema có thể tự khỏi, nhưng đối với các trường hợp khác, eczema có thể tồn tại đến hết đời

Eczema là gì?

Thuật ngữ “Eczema” được sử dụng theo 2 cách khác nhau. Eczema có thể được dùng rộng rãi để mô tả tình trạng da giống như bị phát ban.

Hoặc cũng được dùng để mô tả chứng viêm da dị ứng atopic, một bệnh lý về da kinh niên phổ biến ở trẻ sơ sinh và tiếp tục kéo dài suốt thời thơ ấu.

Một số người có thể tự khỏi, trong khi số khác tiếp tục tồn tại điều kiện này khi bước vào tuổi trưởng thành.

Từ “atopic” thể hiện một tập hợp các loại bệnh liên quan đến hệ miễn dịch bao gồm viêm da atopic, hen suyễn và cảm mạo. Còn từ “Dermatitis” nghĩa là sự viêm da.

Nguyên nhân của eczema

Nguyên nhân cụ thể của eczema tới nay vẫn chưa được làm rõ, nhưng được cho là liên quan tới  yếu tố gene và môi trường.

Trẻ em thường dễ phát triển eczema nếu bố mẹ cũng mắc eczema hoặc một loại bệnh viêm da cơ địa khác. Nếu cả bố và mẹ đều mắc viêm da cơ địa, khả năng con trẻ mắc càng cao hơn.

Yếu tố môi trường được cho là nguyên nhân của các triệu chứng eczema. Những yếu tố đó bao gồm:

  • Chất kích thích – xà bông, chất tẩy, dầu gội, thuốc tẩy, nước ép trái cây tươi, các loại thịt hoặc rau
  • Chất gây dị ứng – Mạt bụi, thú cưng, phấn hoa, mốc, gàu
  • Vi khuẩn – các vi khuẩn như tụ cầu vàng (styphylococus aureus), vi-rút, một loại nấm nào đó
  • Nhiệt độ nóng/lạnh – thời tiết nóng, độ ẩm cao/thấp, đổ mồ hôi do thể dục
  • Thực phẩm – sản phẩm từ sữa, trứng, các hoạt hạt, đậu, sản phẩm từ đậu tương, lúa mỳ
  • Căng thẳng – Không phải là nguyên nhân của eczema nhưng có thể làm cho các triệu chứng trầm trọng hơn
  • Hoóc môn – Phụ nữ có thể trải qua các triệu chứng về eczema tồi tệ hơn tại thời điểm có sự thay đổi mức hoóc môn, ví dụ trong thời kỳ mang thai, hoặc một vài thời điểm trong chu kỳ kinh nguyệt

Các triệu chứng eczema

Viêm da cơ địa thường biểu hiện ở trẻ sơ sinh với các mảng khô, bong vảy trên da. Những mảng này thường rất ngứa. Các triệu chứng của viêm da cơ địa có thể rất khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi của người mắc.

Hầu hết mọi người đều phát triển viêm da cơ địa trước 5 tuổi. Một nửa trong số họ nếu đã phát triển điều kiện này khi còn nhỏ sẽ tiếp tục có triệu chứng khi là người trưởng thành, mặc dù triệu chứng này có thể biểu hiện khác đi.

Những người mắc eczema thường trải qua các giai đoạn với biểu hiện phát ban hoặc tồi hơn và theo từng thời điểm, các triệu chứng có thể được cải thiện hoặc loại bỏ.

Ở trẻ sơ sinh:

  • Các nốt ban đỏ xuất hiện trên da đầu và má
  • Các nốt ban đỏ thường mưng mủ trước khi chảy nước

Trẻ nhỏ từ 2 tuổi đến tuổi dậy thì:

  • Các nốt phát ban xuất hiện sau nếp gấp của khuỷu tay hoặc đầu gối
  • Thường phổ biến trên cổ, cổ tay, mắt cá chân, nếp gấp giữa mông và chân

Theo thời gian, các triệu chứng sau có thể biểu hiện thành:

  • Các nốt phát ban trở nên gai góc, giống như hiện tượng nổi da gà
  • Các nốt phát ban có thể nhạt hoặc tối màu
  • Các nốt phát ban có thể dày (được biết đến như liken hóa) và hình thành các u, nốt và ngứa dai dẳng

Ở người trưởng thành

  • Các nốt phát ban thường xuất hiện ở các nếp gấp khuỷu tay, đầu gối hoặc sau gáy
  • Các nốt phát ban lan khắp cơ thể
  • Các nốt phát ban nổi lên trên cổ, mặt và quanh mắt
  • Các nốt phát ban khiến da cực khô
  • Các nốt phát ban gây ngứa dai dẳng
  • Các nốt phát ban gây da bong vảy (bong vảy nhiều hơn ở trẻ em)
  • Các nốt phát ban dẫn tới bệnh truyền nhiễm da

Một người lớn đã phát triển viêm da cơ địa khi còn là một đứa trẻ và hiện giờ không còn mắc bệnh nữa, song vẫn có thể sở hữu một làn da dễ bị kích ứng hoặc khô da, eczema tay và các vấn đề về mắt.

Biểu hiện của da do viêm da cơ địa phụ thuộc vào mức độ chày xước và tình trạng da của họ có bị nhiễm bệnh hay không.

Việc gãi và chà xát trên da đều gây kích ứng da, gia tăng mức độ viêm sưng và làm cho tình trạng ngứa thêm tồi tệ.

Các loại eczema

Có nhiều kiểu eczema khác nhau. Bài viết này chủ yếu tập trung vào các kiểu viêm da cơ địa. Các dạng khác bao gồm:

  • Eczema tiếp xúc dị ứng – Một phản ứng của da do tiếp xúc với một chất nào đó làm báo động hệ miễn dịch nhận diện chất đó như kẻ ngoại lai
  • Eczema tiếp xúc – một phản ứng cục bộ tại nơi da tiếp xúc với chất gây dị ứng
  • Eczema dyshidrotic (Tổ đỉa) – một sự kích ứng da ở lòng bàn tay, bàn chân với các chỗ rộp da
  • Viêm da thần kinh – các mảng bong vảy trên đầu, cẳng tay, cổ tay, chân dưới do ngứa cục bộ như là côn trùng cắn
  • Eczema thể đồng tiền (nummular) – những mảng tròn của vùng da bị kích thích có thể tạo mảng cứng, bong vẩy và ngứa
  • Eczema tiết bã nhờn (seborrheic eczema) – những mảng da vàng bong vẩy, mưng mủ , thường xuất hiện trên da đầu và trên mặt
  • Viêm da ứ đọng (stasis dermatitis) – dạng kích ứng da ở chân dưới, liên quan đến các vấn đề về lưu thông máu.

Xét nghiệm và chẩn đoán eczema

Không có xét nghiệm đơn lẻ nào được tiến hành để chẩn đoán eczema.

Bác sỹ có thể kiểm tra bệnh nhân nhiều lần để có được chẩn đoán chính xác.

Bởi vì những người mắc eczema thường có nhiều triệu chứng kết hợp, có xu hướng tăng giảm mức độ trầm trọng theo thời gian.

Phép chẩn đoán lấy cơ sở ban đầu là các triệu chứng của bệnh nhân, nhưng bệnh sử cũng rất quan trọng.

Một bác sỹ sẽ thường hỏi về bệnh sử gia đình của bệnh nhân, các bệnh về cơ địa dị ứng như suyễn, cảm cúm, tiếp xúc với chất kích ứng, dù ở dạng thực phẩm có liên quan đến chứng loang da, nhiễu loạn giấc ngủ, điều trị các triệu chứng về da trong quá khứ và sử dụng steroid hoặc các loại thuốc khác.

Một bác sỹ có thể chuyển bệnh nhân sang khoa dị ứng hoặc khoa da liễu để có những đánh giá sâu hơn.

Họ có thể cố gắng loại trừ các vấn đề khác khiến kích ứng da. Các xét nghiệm sau có thể cần tiến hành:

  • Xét nghiệm mảng da – các chất có trên bề mặt da để xét nghiệm khả năng dị ứng
  • Xét nghiệm chích trên da – một kim tiêm chứa một lượng nhỏ chất gây dị ứng bị nghi ngờ chích vào trong da để xét nghiệm khả năng dị ứng không nhất thiết xảy ra trên da như phấn hoa hoặc thực phẩm
  • Quan sát thực phẩm – thực phẩm bị loại và sau đó đưa vào chế độ ăn để xác định xem có bị dị ứng thực phẩm không

Không có phương pháp xử lý eczema cụ thể. Các phương pháp chủ yếu hướng tới sự chữa lành vùng da bị ảnh hưởng, tránh tình trạng gia tăng các triệu chứng.

Các bác sỹ sẽ đề nghị một phương pháp tùy theo độ tuổi, triệu chứng và tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân.

Phương pháp điều trị eczema

Đối với một số người, eczema sẽ tự biến mất lúc nào không hay, trong khi với người khác, lại duy trì tới hết đời.

Có vô vàn những điều mà người mắc eczema có thể làm để hỗ trợ điều kiện sức khỏe về da và làm giảm các triệu chứng, như:

  • Đều đặn tắm nước ấm
  • Thoa chất làm ẩm trong vòng 3 phút khi tắm có tác dụng “khóa” ẩm
  • Giữ ẩm hàng ngày
  • Mặc đồ được làm từ sợi cotton, sợi mềm, tránh các sợi thô, ráp, gây xước và quần áo bó, chặt
  • Sử dụng xà bông nhẹ hoặc chất tẩy không chứa xà phòng khi làm sạch
  • Để da khô tự nhiên hoặc lau nhẹ nhàng với khăn, hơn là chà da khô sau khi tắm
  • Tránh sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ và các hoạt động khiến bạn đổ mồ hôi (nếu có thể)
  • Tìm hiểu về các nguyên nhân kích hoạt eczema và tìm cách tránh xa chúng
  • Sử dụng máy giữ ẩm ở điều kiện thời tiết lạnh và khô
  • Để móng tay ngắn nhằm tránh việc gây xước xát, tổn thương da

Có một số thuốc được bác sỹ kê đơn để điều trị triệu chứng eczema

  • Kem bôi tại chỗ corticosteroid – là một loại thuốc chống viêm và giảm triệu chứng chính của eczema như ngứa và viêm da
  • Nếu không hiệu quả, corticosteroid toàn thân có thể được kê đơn. Chúng có thể được tiêm hoặc dùng qua đường uống và chỉ được dùng trong một khoảng thời gian ngắn
  • Dùng kháng sinh nếu có hiện tượng nhiễm khuẩn da
  • Các thuốc điều trị nhiễm nấm và vi khuẩn
  • Kháng histamine có thể gây buồn ngủ thường được kê đơn bởi khả năng làm giảm ngứa vào ban đêm
  • Chất ức chế calcineurin tại chỗ – một loại thuốc kìm hãm các hoạt động của hệ miễn dịch; làm giảm sự viêm sưng và tránh tình trạng loang.
  • Chất giữ ẩm sửa chữa da – giảm sự mất nước và tái tạo, sửa chữa da
  • Liệu pháp ánh sáng có thể được tiến hành để điều trị các loại viêm da từ thể nhẹ đến trung bình. Nó liên quan tới việc tiếp xúc với sóng UVA, UVB đơn lẻ hoặc kết hợp cả 2 loại sóng. Da sẽ được điều tiết cẩn thận.

Mặc dù bản thân tình trạng eczema không được chữa khỏi toàn diện thì bạn vẫn nên có kế hoạch cụ thể để điều trị phù hợp với từng trường hợp.

Thậm chí sau khi vùng da đã được chữa lành, vẫn cần để ý chăm sóc vì nó có thể bị tái nhiễm dễ dàng.

(Dịch từ bài viết – Eczema: Causes, Symptoms, and Treatments – Tác giả James Mclntosh- Website medicalcarenewstoday – Nguyễn Thị Thu Hằng dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung Tiếng Việt)

Leave a Comment