Ảnh hưởng của thái độ cha mẹ đối với sự phát triển hành vi ăn uống của con trẻ

Tóm tắt sơ lược

Bài báo này là một bài đánh giá những dữ liệu có sẵn về ảnh hưởng của thái độ và phong cách cho ăn/nuôi dưỡng của cha mẹ đối với hành vi dinh dưỡng của trẻ. Sở thích thực phẩm phát triển từ những khuynh hướng được xác định về mặt di truyền để thích các vị ngọt và mặn và ghét bỏ/không ưa vị đắng và chua. Có bằng chứng cho thấy sự tồn tại của một số cơ chế tự động bẩm sinh điều chỉnh khẩu vị/cảm giác thèm ăn.

Tuy nhiên, các khuynh hướng di truyền từ khi sinh lại được thay đổi bởi trải nghiệm/kinh nghiệm. Có các cơ chế phát triển vị giác: tiếp xúc đơn thuần, tác dụng/ảnh hưởng của thuốc, học hỏi hương vị, học dinh dưỡng hương vị. Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển sở thích thực phẩm cũng như lượng năng lượng tiêu thụ của con họ, với các nghiên cứu chỉ ra rằng một số thói quen/thực hành nuôi dưỡng trẻ nhất định, chẳng hạn như kiểm soát quá mức những thứ trẻ ăn cùng với mức độ/lượng ăn của trẻ, có thể góp phần gây ra bệnh béo phì ở trẻ nhỏ.

Các bà mẹ đặc biệt quan tâm đến hành vi ăn uống của con trẻ, bởi so với những người cha thì họ đã được phát hiện là dành nhiều thời gian hơn đáng kể vào những mối tương tác trực tiếp với con mình trong một số tình huống gia đình.

Một bài báo gần đây đã mô tả hai khía cạnh chính của việc kiểm soát:

  • giới hạn, liên quan đến việc hạn chế không cho trẻ tiếp cận đồ ăn vặt và hạn chế tổng lượng thực phẩm tiêu thụ, và
  • áp lực, liên quan đến việc gây áp lực để trẻ ăn các loại thực phẩm lành mạnh (thường là trái cây và rau củ) và ép buộc trẻ ăn nhiều hơn.

Kết quả chỉ ra mối tương quan đáng kể giữa cha mẹ và con cái đối với các hành vi dinh dưỡng như lượng thực phẩm tiêu thụ, động lực ăn uống, và sự hài lòng hoặc không hài lòng về cơ thể. Những người làm cha làm mẹ tạo ra môi trường cho con trẻ mà có thể tăng cường sự phát triển của những hành vi ăn uống cũng như cân nặng lành mạnh, hoặc ngược lại có thể thúc đẩy tình trạng thừa cân và các khía cạnh ăn uống không điều độ. Tóm lại, việc cha mẹ làm gương một cách tích cực có thể là một phương pháp hiệu quả trong việc cải thiện chế độ dinh dưỡng của trẻ hơn là những nỗ lực kiểm soát chế độ ăn uống.

Việc thấu hiểu thái độ cùng với hành vi ăn uống của trẻ cực kì quan trọng đối với sức khỏe của các em. Bằng chứng cũng cho thấy rằng các thói quen ăn uống từ thời thơ ấu sẽ vẫn kéo dài đến giai đoạn trưởng thành. Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ ra vai trò của dinh dưỡng thuở nhỏ đối với sức khỏe khi trưởng thành.

Cha mẹ cung cấp các môi trường thực phẩm cho những trải nghiệm đầu đời với thức ăn và hoạt động ăn uống của con họ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hành vi ăn uống của một đứa trẻ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi môi trường gia đình. Môi trường ăn uống của gia đình bao gồm hành vi ăn uống của chính cha mẹ cùng với những thói quen/thực hành cho trẻ ăn/nuôi dưỡng trẻ của họ. Kết quả nghiên cứu đối với yếu tố trung gian/yếu tố điều chỉnh hành vi của các mô hình gia đình cho thấy rằng hành vi ăn uống của chính các bậc cha mẹ cũng như thói quen nuôi dạy con của họ ảnh hưởng đến sự phát triển hành vi ăn uống của trẻ.

Những người làm cha làm mẹ tạo ra môi trường cho con mình, những môi trường mà có thể kích thích sự phát triển của hành vi ăn uống cũng như cân nặng lành mạnh, hoặc có thể thúc đẩy tình trạng thừa cân cùng với các khía cạnh của việc ăn uống không điều độ. Đặc điểm của những môi trường này bao gồm các yếu tố xã hội-nhân khẩu, hoạt động của cha mẹ, phong cách/kiểu ăn uống của cha mẹ cũng như phong cách nuôi dưỡng/cho trẻ ăn của cha mẹ.

Cha mẹ định hình nên sự phát triển hành vi ăn uống của con trẻ, không chỉ bằng các loại thực phẩm mà họ cho con mình tiếp cận, mà còn bằng chính phong cách và hành vi ăn uống của họ trong bữa ăn cũng như thói quen nuôi dưỡng/cho trẻ ăn của họ. Những thói quen/thực hành nuôi dưỡng/cho trẻ ăn có liên quan đến hành vi ăn uống của trẻ, bao gồm những kiểu cách ăn cụ thể, lựa chọn và sở thích thực phẩm, cùng với việc điều chỉnh lượng năng lượng tiêu thụ.

Bẩm sinh/bản năng

Sở thích thực phẩm

Sở thích thực phẩm của trẻ ảnh hưởng mạnh mẽ đến lượng tiêu thụ, chính vì lý do đó nên việc hiểu được cách những sở thích này phát sinh là hết sức quan trọng. Nghiên cứu tâm lý đang bắt đầu tiết lộ sự tương tác phức tạp của các yếu tố bẩm sinh, yếu tố được học hỏi và cả những yếu tố môi trường định hình lên mô hình ăn uống của trẻ.

Sở thích thực phẩm phát triển từ những khuynh hướng được xác định về mặt di truyền để thích vị ngọt cùng với vị mặn, và ghét vị đắng cùng với vị chua. Đã có bằng chứng chỉ ra sự tồn tại của một số cơ chế tự động bẩm sinh giúp điều chỉnh khẩu vị/cảm giác thèm ăn. Ở trẻ sơ sinh từ 1-3 tuổi, việc điều chỉnh lượng năng lượng tiêu thụ sẽ rất hiệu quả nếu các em được cung cấp nhiều loại thực phẩm đơn giản khác nhau.

Với thực phẩm đơn giản, trẻ em lựa chọn chế độ dinh dưỡng của chúng và tăng trưởng đều đặn mà không cần đến sự hướng dẫn của người lớn. Bên cạnh lý thuyết về khả năng tự điều chỉnh, còn có bằng chứng cho thấy rằng hành vi ăn uống có thể được học hỏi và việc điều chỉnh lượng năng lượng tiêu thụ bằng một sự cung cấp lặp đi lặp lại là hoàn toàn có thể. Việc đạt được/phát triển vị giác với các loại thực phẩm cụ thể là kết quả của quá trình học hỏi.

Với thực phẩm thì trẻ nhỏ cũng có khuynh hướng sợ những món mới. Đặc biệt là từ năm thứ hai trở đi, trùng với giai đoạn chuyển tiếp quan trọng sang chế độ dinh dưỡng của người trưởng thành, trẻ có xu hướng né tránh các loại thực phẩm mới lạ (neophobia). Neuphobia (nghĩa đen là “hội chứng sợ những điều mới lạ”) biểu hiện như sự từ chối những món ăn xa lạ để thay bằng những món quen thuộc. Trong một cuộc khảo sát với gần 600 trẻ em từ 2-6 tuổi, hội chứng sợ những điều mới lạ liên quan tiêu cực đáng kể đến việc tiêu thụ trái cây, rau củ, và thịt nhưng không phải với việc tiêu thụ các sản phẩm làm từ sữa, các yếu phẩm giàu tinh bột hoặc bánh kem và bánh quy.

Sự ác cảm đối với thực phẩm (food aversion) có thể được học trong một phép thử/thử nghiệm nếu việc tiêu thụ đi kèm với cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, các khuynh hướng di truyền từ lúc sinh sẽ được điều chỉnh bởi trải nghiệm/kinh nghiệm. Có những cơ chế phát triển vị giác và chúng có liên quan tích cực đến:

Tiếp xúc đơn thuần: chúng ta càng tiếp xúc nhiều với một tác nhân kích thích thì ta sẽ càng thích nó hơn; thực phẩm được ăn thường xuyên hơn có xu hướng được ưa chuộng hơn; đây là cách những sở thích cụ thể phát triển ở các nền văn hóa khác nhau. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng một cách tiếp cận dựa trên sự tiếp xúc có khả năng cải thiện chất lượng chế độ dinh dưỡng của trẻ. Những thế mạnh đặc biệt của kỹ thuật này là tính đơn giản cũng như nhu cầu tương đối thấp của cả cha mẹ lẫn con cái.

Hiệu ứng/tác dụng/ảnh hưởng của thuốc: loại thực phẩm mà chúng ta ăn khi khỏe mạnh sẽ được yêu thích hơn là những món ăn được đề xuất cho ta khi ta ốm/bệnh.

Học/làm quen với hương vị: giữa 2 loại thực phẩm có vị khác nhau, một loại bổ sung đường còn loại kia thì không, loại thứ nhất vẫn được ưa chuộng hơn cả khi ở dạng không có đường.

Học/làm quen với dinh dưỡng hương vị: một loại thực phẩm càng giàu năng lượng thì càng được đánh giá cao, đây là mô hình nguyên thủy/căn bản. Con người có thể nhận ra những loại thực phẩm chứa nhiều calo nhất mà không thể thiếu đối với cuộc sống.

Môi trường gia đình

Trong bối cảnh trải nghiệm, trong những năm đầu đời, cha mẹ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Có nhiều biến số bên trong môi trường gia đình có thể ảnh hưởng đến hành vi ăn uống của trẻ và, về sau cùng là, tình trạng cân nặng của các em.

Những biến số này bao gồm hành vi ăn uống của chính cha mẹ, các loại thực phẩm được cung cấp cho trẻ, và các chiến lược nuôi dưỡng/cho trẻ ăn được áp dụng. Những người làm cha làm mẹ đóng một vai trò then chốt trong sự phát triển sở thích thực phẩm và việc tiêu thụ năng lượng của con mình, với các nghiên cứu cho thấy rằng những thói quen/thực hành cho trẻ ăn/nuôi dưỡng trẻ nhất định, chẳng hạn như kiểm soát quá mức những thứ trẻ ăn và mức độ trẻ ăn chúng, có thể góp phần dẫn đến tình trạng thừa cân ở trẻ em (Bảng 1).

Bảng 1: Các yếu tố gia đình ảnh hưởng một cách hai chiều đến cha mẹ và con trẻ

Các đặc điểm của cha mẹ Các đặc điểm của con trẻ
Tình trạng cân nặng của cha mẹ

Khả năng được nhận thức đối với việc nuôi dưỡng trẻ/cho trẻ ăn

Lượng dinh dưỡng tiêu thụ của cha mẹ

Sở thích thực phẩm

Thực hành/thói quen cho ăn

Kích thước phần ăn

Thực phẩm có sẵn tại nhà

Khả năng tiếp cận với thực phẩm

Địa điểm ăn uống, nhiệt độ môi trường xung quanh và ánh sáng

Thời gian ăn uống, âm thanh xung quanh

Nhiệt độ và mùi hương của thức ăn

Các bữa ăn gia đình so với ăn uống riêng lẻ (không ngồi cùng bàn)

Thu nhập gia đình

Hoạt động thể chất

Lượng dinh dưỡng tiêu thụ

Phong cách ăn uống

Cân nặng

Hoạt động thể chất

Từ Đánh giá/Phê bình Béo phì năm 2001 của Davison và Bearch.

Hành vi của trẻ em (lượng dinh dưỡng tiêu thụ, phong cách ăn uống, cân nặng, hoạt động thể chất) bị ảnh hưởng bởi các đặc điểm của cha mẹ. Môi trường gia đình tác động đến:

  1. việc tiêu thụ của trẻ thông qua phong cách ăn uống, thành phần chế độ dinh dưỡng, sở thích thực phẩm, thói quen/thực hành nuôi dưỡng trẻ, tính sẵn có/sinh khả dụng của các loại thực phẩm giàu năng lượng trong nhà, ăn uống ngoài hàng so với các bữa ăn được chuẩn bị tại nhà, các bữa cơm gia đình so với ăn uống riêng rẽ (không ngồi cùng bàn)
  2. việc chi tiêu/sử dụng năng lượng của trẻ thông qua các mô hình hoạt động thể chất, sở thích hoạt động thể chất, tỷ lệ chuyển hóa/trao đổi chất, sự thích thú dành cho hoạt động thể chất, khuyến khích trẻ tích cực vận động, cung cấp cơ hội để trẻ được vận động

Cha mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển hành vi ăn uống của con mình thông qua một loạt quy tắc điều chỉnh nhằm giúp trẻ thích nghi với môi trường của họ:

  • Chu cấp/nuôi dưỡng: cung cấp thực phẩm, bảo vệ khỏi các mối đe dọa từ môi trường
  • Kích thích
  • Hỗ trợ
  • Cấu trúc: tổ chức môi trường ăn uống
  • Giám sát: giám sát và kiểm soát việc ăn uống

Sự kiểm soát của cha mẹ

Một bài báo gần đây đã mô tả hai khía cạnh chính của việc kiểm soát: giới hạn/hạn chế, liên quan đến việc hạn chế cho trẻ tiếp cận với đồ ăn vặt và giới hạn luôn tổng lượng thực phẩm, và áp lực, liên quan đến việc gây áp lực để trẻ ăn những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe (thường là trái cây và rau củ) và thúc ép trẻ ăn nhiều hơn nói chung. Cha mẹ có thể sử dụng kết hợp các phương pháp này để đạt được kết quả mong muốn; ví dụ, ép trẻ ăn thực phẩm lành mạnh bằng cách sử dụng vật “hối lộ” hoặc phần thưởng chứa các món ăn nhẹ giàu đường mà bình thường bị hạn chế.

Sự hạn chế của cha mẹ có những ảnh hưởng cả ngắn hạn lẫn dài hạn đối với việc tiêu thụ của trẻ. Ban đầu thì nó tăng cường sở thích, tăng sự chú ý và việc tiêu thụ, sau đó sự kiềm chế này làm tăng lượng tiêu thụ, tăng hoạt động ăn uống cả khi không đói, không tạo ra khả năng tự điều chỉnh chế độ dinh dưỡng nhưng lại dẫn đến sự tự đánh giá tiêu cực, tăng cân nhiều hơn trong giai đoạn từ 5-11 năm.

Tương tự như vậy, việc ép trẻ ăn cũng có vẻ phản tác dụng, và làm giảm khả năng tự điều chỉnh lượng năng lượng tiêu thụ của trẻ. Một nghiên cứu sâu xa hơn đã liên kết “việc ép ăn” với sự giảm thiểu tiêu thụ trái cây và rau củ ở các bé gái 5 tuổi. Một giả định phổ biến đã xuất hiện trong những nghiên cứu này: rằng việc kiểm soát lượng thực phẩm tiêu thụ của trẻ là một yếu tố nhân quả/nguyên nhân dẫn đến những mô hình ăn uống nghèo nàn của các em. Tuy nhiên, hoàn toàn hợp lý khi cho rằng chiều hướng quan hệ nhân quả đi ngược lại điều này; rằng, trong thực tế, việc cha mẹ áp dụng các chiến lược kiểm soát chỉ là cách để phản ứng/đối phó với các thói quen ăn uống kém lành mạnh. Những nhà nghiên cứu khác đã khám phá ra tác động của việc kiểm soát lượng thực phẩm tiêu thụ bằng cách khen thưởng cho việc tiêu thụ “thực phẩm tốt cho sức khỏe” như là “nếu cháu ăn rau, ta sẽ rất hài lòng.” Ví dụ, Birch cùng cộng sự đã cho trẻ ăn khi có sự chú ý tích cực của người lớn so với các tình huống trung tính hơn.

Điều này được chứng minh là làm tăng sở thích thực phẩm; nhưng như Birch đã kết luận thì: “mặc dù những thói quen/thực hành này có thể khiến trẻ ăn nhiều rau củ hơn trong thời gian ngắn, nhưng bằng chứng từ nghiên cứu của chúng tôi lại chỉ ra rằng về lâu về dài thì những nỗ lực kiểm soát của cha mẹ có thể tác động tiêu cực đến chất lượng chế độ dinh dưỡng của trẻ thông qua việc giảm sở thích của chúng đối với các loại thực phẩm đó.”

Bằng chứng ban đầu cho thấy rằng việc cha mẹ áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt có thể tăng cường sở thích dành cho các loại thực phẩm giàu năng lượng và chứa hàm lượng chất béo cao, hạn chế khả năng tiếp nhận nhiều loại thực phẩm đa dạng của trẻ và làm rối loạn khả năng điều chỉnh lượng năng lượng tiêu thụ của trẻ bằng cách thay đổi khả năng phản ứng của trẻ với các dấu hiệu bên trong của cảm giác đói và no. Điều này có thể xảy ra khi các bậc cha mẹ có ý định tốt nhưng quá băn khoăn, lo ngại và cho rằng con họ cần được giúp để xác định xem chúng nên ăn những gì, ăn khi nào, và ăn bao nhiêu, và khi cha mẹ áp đặt những thói quen nuôi dưỡng/cho trẻ ăn mà không cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội để tự kiểm soát.

Ảnh hưởng của người mẹ

Các bà mẹ đặc biệt quan tâm đến hành vi ăn uống của con mình, bởi họ đã được phát hiện là dành nhiều thời gian hơn đáng kể so với những người cha để tương tác trực tiếp với con cái trong một số tình huống gia đình, bao gồm các bữa ăn.

Một số người mẹ kiểm soát lượng thực phẩm tiêu thụ của con mình theo một mức độ cao hơn, và con của họ thường ít có khả năng tự điều chỉnh lượng năng lượng tiêu thụ hơn. Việc kiểm soát bên ngoài của cha mẹ đối với việc tiêu thụ năng lượng của trẻ có thể gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của tình trạng dư thừa mỡ/tình trạng béo phì (adiposity) ở trẻ em.

Birch và đồng nghiệp đã chỉ ra rằng các bà mẹ, những người lo lắng, bận tâm đến cân nặng và hoạt động ăn uống của chính mình, có mức độ hạn chế cao hơn đối với việc tiêu thụ của con gái họ, và thường khuyến khích con gái họ giảm cân theo thời gian. Trong nghiên cứu này, việc các bà mẹ khuyến khích con gái họ giảm cân được chứng minh là có liên quan đến hành vi ăn uống bị hạn chế của các cô con gái. Mối quan hệ này được hòa giải một phần bởi nhận thức của các bé gái về áp lực giảm cân do mẹ các em tạo ra. Những phát hiện này chỉ ra rằng mối bận tâm của các bà mẹ đối với cân nặng và việc ăn uống, thông qua những nỗ lực tác động đến cân nặng và hoạt động ăn uống của con gái họ, có thể đẩy các em đứng trước nguy cơ phát triển những hành vi ăn uống có vấn đề.

Các yếu tố dự đoán phong cách nuôi dưỡng trẻ/cho trẻ ăn của người mẹ chính là các đặc điểm của người mẹ và của con cái. Birch và đồng nghiệp khẳng định rằng các bà mẹ đã báo cáo là áp dụng những thói quen nuôi dưỡng hạn chế hơn khi họ nhận thấy con gái mình bị thừa cân, và ngược lại, họ áp dụng phong cách gây áp lực nhiều hơn khi cho rằng con gái mình bị thiếu cân.

Các thói quen/thực hành nuôi dưỡng trẻ/cho trẻ ăn của người mẹ có liên quan đến sự đầu tư của chính họ đối với các vấn đề liên quan đến cân nặng và ăn uống, tình trạng cân nặng dễ thấy/đáng chú ý của con gái, nhận thức của mẹ về tình trạng cân nặng của con gái, và mối quan ngại của người mẹ đối với việc con gái họ có thể phát triển một vấn đề về cân nặng trong tương lai. Mô hình/mẫu này được áp dụng với sự hạn chế của người mẹ, trong đó các bà mẹ đã báo cáo là sử dụng biện pháp hạn chế ở mức độ cao hơn trong việc nuôi dưỡng trẻ khi họ đang có cân nặng lớn hơn và bản thân họ cũng đang lo lắng về các vấn đề ăn uống, khi con gái họ thừa cân, khi họ nhận thấy rằng con gái họ có nguy cơ phát triển vấn đề liên quan đến cân nặng, và khi họ lo ngại về cân nặng của con gái mình.

Khuyến nghị dành cho thói quen/thực hành đối với hành vi dinh dưỡng

Thái độ và hành vi của cha mẹ là trọng tâm trong sự phát triển thói quen ăn uống của trẻ, vì thế quan trọng là phải cung cấp cho các bậc cha mẹ một số chiến lược về hành vi dinh dưỡng của con họ, ví dụ như:

  1. Hướng dẫn dành cho cha mẹ nên bao gồm thông tin về cách trẻ phát triển những mô hình tiêu thụ thực phẩm trong bối cảnh gia đình.
  2. Những lời khuyên thiết thực bao gồm cách vun vén cho sở thích của trẻ đối với các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, cũng như cách thúc đẩy trẻ đón nhận nhiều món mới hơn.
  3. Cha mẹ cần hiểu được cái giá của những thói quen nuôi dưỡng trẻ một cách cưỡng chế/ép buộc, và được cung cấp các biện pháp thay thế cho cách cách cũ tiêu cực (hạn chế thực phẩm và tạo áp lực để trẻ ăn).
  4. Làm tấm gương tốt: việc làm gương của cha mẹ là rất quan trọng trong việc thiết lập lựa chọn thực phẩm của trẻ. Tùy thuộc vào sự lựa chọn thực phẩm của mình, cha mẹ có thể trở thành những người làm gương/làm mẫu tích cực hoặc tiêu cực. Ví dụ trong một số nghiên cứu, việc tiêu thụ trái cây và rau củ thường cao hơn ở trẻ em và trẻ vị thành niên ăn cùng lúc với bố mẹ, và ở trẻ em trước tuổi đi học ăn cùng một loại thực phẩm trong các bữa ăn, từ đó càng hỗ trợ cho quan điểm này. Quan trọng là phụ huynh, người bảo hộ và người chăm sóc phải cung cấp tấm gương phù hợp thông qua hành vi của họ, đó là, tác động để con trẻ “làm như bố/mẹ vẫn làm” thay vì “làm như bố/mẹ nói.”
  5. Phản ứng với dấu hiệu/tín hiệu no và đừng cho trẻ ăn quá nhiều; trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có thể tự điều chỉnh tổng lượng calo năng lượng tiêu thụ; đừng ép trẻ ăn hết nếu không đói.
  6. Cha mẹ nên nhớ rằng họ chịu trách nhiệm cho việc lựa chọn thực phẩm và thời gian cũng như địa điểm nên ăn/dùng bữa.
  7. Hai sự thôi thúc/thúc đẩy tự nhiên của cha mẹ, ép trẻ ăn và hạn chế tiếp cận các loại thực phẩm cụ thể, không được khuyến nghị vì chúng thường dẫn đến tình trạng ăn quá mức, sự ghét bỏ, và mối quan tâm hứng thú ngược đời/nghịch lý với những sản phẩm bị cấm.
  8. Các chiến lược cải thiện dinh dưỡng ở trẻ nhỏ là dành cho các bậc cha mẹ, chứ không phải trẻ em:
  • chọn giờ dùng bữa;
  • cung cấp các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng đa dạng, chẳng hạn như trái cây và rau củ, thay vì những món ăn vặt giàu năng lượng nhưng lại nghèo dinh dưỡng;
  • kích thước phần ăn phù hợp với độ tuổi;
  • cho phép trẻ với chỉ số khối cơ thể bình thường tự điều chỉnh tổng lượng calo tiêu thụ;
  • thường xuyên có những bữa ăn gia đình để thúc đẩy tương tác xã hội và làm mẫu/làm gương hành vi liên quan đến thực phẩm;
  • hạn chế việc xem video và TV xuống ít hơn 2 tiếng/ngày.

Kết luận

Sự phát triển sở thích thực phẩm của trẻ liên quan đến mối tương tác phức tạp giữa các yếu tố bẩm sinh, yếu tố gia đình và yếu tố môi trường, mà không phải tất cả đều có khả năng thúc đẩy một chế độ dinh dưỡng đa dạng và lành mạnh.

Những người làm cha mẹ áp dụng nhiều chiến lược khác nhau để cải thiện thói quen ăn uống của con mình, một vài trong số đó đã được chứng minh là phản tác dụng. Biện pháp kiểm soát quá mức, trao phần thưởng, và cung cấp thông tin dinh dưỡng cho trẻ dường như gây ra những tác động tiêu cực đối với các mô hình tiếp nhận/đón nhận thực phẩm.

Mặt khác, sở thích thực phẩm của chính các phụ huynh lại có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và việc ăn uống cùng nhau như một gia đình cung cấp cơ hội giá trị cho các bậc cha mẹ làm gương/làm mẫu những thói quen ăn uống tốt cho trẻ noi theo.

Cùng với những bằng chứng cho thấy việc tiếp xúc đi tiếp xúc lại với vị có thể làm tăng khả năng tiếp nhận các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, những phát hiện này có thể cung cấp thông tin hướng dẫn cho các bậc cha mẹ trong giai đoạn con họ còn thơ ấu.

Những chương trình can thiệp hiệu quả phải tập trung vào việc cung cấp thông tin hướng dẫn dự đoán trước về việc nuôi dạy con để thúc đẩy các mô hình sở thích và lựa chọn thực phẩm ở trẻ em sao cho phù hợp hơn với các chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đồng thời tăng cường khả năng tự điều chỉnh lượng tiêu thụ của trẻ.

Hướng dẫn dành cho cha mẹ nên bao gồm thông tin về cách trẻ phát triển những mô hình tiêu thụ thực phẩm trong bối cảnh gia đình. Lời khuyên thiết thực dành cho cha mẹ bao gồm cách thúc đẩy sở thích của trẻ đối với các món ăn tốt cho sức khỏe, cũng như cách tăng cường khả năng đón nhận các loại thực phẩm mới ở trẻ.

Cha mẹ phải hiểu rõ cái giá của các thói quen/thực hành nuôi dưỡng trẻ theo kiểu cưỡng chế/ép buộc và cũng nên được cung cấp các biện pháp thay thể cho các biện pháp tiêu cực là hạn chế và ép trẻ ăn. Việc cung cấp cho cha mẹ thông tin dễ vận dụng liên quan đến kích thước phần ăn phù hợp đối với trẻ, cũng như những gợi ý/đề xuất về thời gian và tần suất bữa ăn cũng cực kì quan trọng.

Tuyên bố về xung đột lợi ích: Tất cả các tác giả không hề có bất cứ xung đột lợi ích nào để báo cáo.

– – –

Dịch từ bài viết: Silvia Scaglioni*, Michela Salvioni and Cinzia Galimberti

Tác giả: Silvia Scaglioni*, Michela Salvioni và Cinzia Galimberti

DOI: 10.1017/S0007114508892471

Người dịch: Tống Hải Anh, nhóm Hạ Mến, hướng dẫn ăn đúng

Leave a Comment