Các chiến lược nuôi dưỡng trẻ của cha mẹ và mối quan hệ của chúng đối với hoạt động ăn uống cũng như tình trạng cân nặng của trẻ

Tóm tắt sơ lược

Phong cách cho con ăn/nuôi dưỡng con của cha mẹ (parental feeding styles) có thể thúc đẩy tình trạng ăn nhiều quá mức (overeating) hoặc thừa cân (overweight) ở trẻ. Một đánh giá tài liệu toàn diện đã được thực hiện để tóm tắt các mối liên kết giữa phong cách nuôi dưỡng trẻ/cho trẻ ăn của các bậc cha mẹ với hoạt động ăn uống cũng như tình trạng cân nặng của các em. Có 22 nghiên cứu đã được xác định.

Chúng tôi đã mã hóa một cách có hệ thống các thuộc tính và kết quả của nghiên cứu, đồng thời kiểm nghiệm mô hình liên kết. Trong số này có đến 19 nghiên cứu (86%) báo cáo ít nhất một mối liên hệ đáng chú ý giữa phong cách nuôi dưỡng của cha mẹ với hệ quả của trẻ, mặc dù phương pháp nghiên cứu và kết quả đã thay đổi đáng kể.

Các nghiên cứu tập trung vào phong cách nuôi dưỡng hạn chế (feeding restriction), đối lập với việc kiểm soát nuôi dưỡng nói chung (general feeding control) hoặc lĩnh vực nuôi dưỡng khác, có nhiều khả năng báo cáo những mối liên hệ tích cực/dương tính với hoạt động ăn uống cũng như tình trạng cân nặng của trẻ hơn.

Các mối liên kết/mối quan hệ nhất định khác nhau theo giới tính và theo biện pháp đo lường kết quả (ví dụ, tỷ lệ ăn uống trái ngược với tổng lượng năng lượng tiêu thụ). Phong cách nuôi dưỡng hạn chế của cha mẹ, chứ không phải các lĩnh vực nuôi dưỡng khác, có liên quan đến sự gia tăng trong việc ăn uống và tình trạng cân nặng của trẻ em. Cần tiến hành các nghiên cứu theo thời gian/nghiên cứu dài hạn/nghiên cứu trường kỳ (longitudinal study) để kiểm tra các quá trình nhân quả/nguyên nhân tiềm ẩn, bao gồm các mô hình nguyên nhân lưỡng hướng/hai chiều, và để chứng thực những phát hiện trong sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh béo phì khác.

Giới thiệu

Phòng ngừa và điều trị tình trạng thừa cân ở trẻ em là một trong những thách thức quan trọng nhất trong lĩnh vực sức khỏe công cộng. Tỷ lệ thừa cân ở trẻ em từ 6-11 tuổi tại Mỹ đã tăng gần gấp đôi kể từ những năm 1960, với tỷ lệ gần đây nhất đạt mức xấp xỉ 15%. Các xu hướng tương tự đã được báo cáo ở trẻ em trước tuổi đi học mà gia đình có thu nhập thấp. Rõ ràng là những con số này đang chỉ ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng liên quan đến tình trạng thừa cân ở trẻ em, bao gồm tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu (dyslipidemia), rối loạn dung nạp glucose (impaired glucose tolerance), kháng insulin, chê bai ngoại hình cơ thể, và nguy cơ tử vong gia tăng ở nam giới.

Tình trạng thừa cân ở trẻ em một phần bị ảnh hưởng bởi môi trường (ví dụ môi trường thực phẩm, hoặc môi trường hoạt động thể chất, vân vân – BTV), mặc dù vậy thì các nguyên nhân môi trường cụ thể vẫn chưa được làm rõ; vì thế, việc xác định các yếu tố môi trường có thể được vận dụng để phục vụ những mục đích phòng ngừa và điều trị là hết sức cần thiết. Các chiến lược cho con ăn/nuôi dưỡng con của những người làm cha làm mẹ đóng một vai trò trong sự phát triển tình trạng thừa cân ở trẻ em, vì việc kiểm soát quá mức khi nuôi dưỡng trẻ (excessive control in child feeding) đã được chứng minh là có liên quan đến khả năng điều chỉnh hoạt động ăn uống yếu kém hơn (poorer eating regulation), mà yếu tố này lại liên quan đến sự gia tăng khối lượng cơ thể. Việc hướng sự chú ý của trẻ vào những tín hiệu bên ngoài, chẳng hạn như kích thước phần ăn, phần thưởng, và rửa bát, có thể làm giảm phả năng phản ứng của các em với những tín hiệu bên trong giúp báo hiệu cảm giác đói và no. Việc hạn chế tiếp cận với các loại thực phẩm có sức hấp dẫn cao cũng đã được chứng minh là làm tăng sở thích cùng với yêu cầu của trẻ đối với các loại thực phẩm bị cấm đoán đó. Mặt khác, một số báo cáo lại không thể xác định được những mối liên hệ đáng kể giữa chiến lược nuôi dưỡng của mẹ và sự gia tăng khối lượng cơ thể ở con cái.

Chúng tôi đã thực hiện đánh giá tài liệu toàn diện về các mối liên kết giữa chiến lược nuôi dưỡng của cha mẹ, hoạt động ăn uống cùng với tình trạng ăn uống của trẻ. Một bản cập nhật của bài đánh giá đã được cung cấp kịp thời liên quan đến việc ngày càng có nhiều nghiên cứu tập trung vào đề tài này, cũng như số lượng công cụ đánh giá các chiến lược nuôi dưỡng của cha mẹ cũng ngày càng tăng. Bên cạnh đó cũng có các chủ đề khái niệm mới nổi, chẳng hạn như khả năng khơi gợi hành vi nuôi dưỡng/cho ăn ở cha mẹ. Bài đánh giá này có ba mục tiêu: để tóm tắt các phương pháp nghiên cứu một cách toàn diện; để tóm tắt tình trạng bằng chứng chỉ ra mối liên hệ giữa sự kiểm soát của cha mẹ khi nuôi dưỡng con cái, lượng năng lượng tiêu thụ của trẻ, cùng với tình trạng cân nặng của các em; và cuối cùng là để đưa ra đề xuất cho những nghiên cứu trong tương lai.

Phương pháp và quy trình nghiên cứu

Chiến lược tìm kiếm tài liệu

Chúng tôi đã xác định những bài báo thích hợp bằng cách sử dụng chiến lược tìm kiếm tài liệu toàn diện mà bao gồm các cơ sở dữ liệu điện tử (ví dụ như Medline, PsychInfo), cùng với trích dẫn từ các chương và bài báo đánh giá. Các thuật ngữ tìm kiếm điện tử bao gồm phong cách nuôi dưỡng/cho ăn (feeding styles), mô hình nuôi dưỡng (feeding patterns), các mối quan hệ nuôi dưỡng (feeding relations), kiểm soát nuôi dưỡng (feeding control), và mô hình ăn uống xen kẽ với tình trạng béo phì ở trẻ em, thừa cân, béo phì, chế độ ăn uống, tiêu thụ năng lượng, tình trạng cân nặng, và béo phì ở gia đình. Chúng tôi đã loại trừ các bài báo giả thuyết (theoretical articles), nghiên cứu bệnh chứng (case studies), hoặc những nghiên cứu tập trung vào các dạng rối loạn phát triển hoặc rối loạn ăn uống ở trẻ. Công cuộc tìm kiếm của chúng tôi bao gồm cả những nghiên cứu được công bố trong suốt tháng 6/2003. Có tổng cộng 22 nghiên cứu đã công bố được xác định. Trong số đó có đến 19 nghiên cứu (85%) là nghiên cứu cắt ngang (cross-sectional study: nghiên cứu thu thập dữ liệu/nghiên cứu tiêu biểu tại một thời điểm – ND).

Mã hóa nghiên cứu

Chúng tôi đã mã hóa vị trí địa lý, các đặc điểm của con cái và gia đình (cụ thể là tuổi, chủng tộc/dân tộc, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng kinh tế xã hội, thu nhập), thiết kế nghiên cứu cùng với các biện pháp chính yếu (ví dụ như đánh giá phong cách nuôi dưỡng của cha mẹ và lượng năng lượng tiêu thụ/tình trạng cân nặng của trẻ), và kết quả chính (xem bên dưới) của từng nghiên cứu. Mỗi một nghiên cứu được mã hóa bởi một người phê bình/đánh giá chính và một người đánh giá phụ (các tác giả); tình trạng thiếu sự đồng thuận được giải quyết thông qua việc thảo luận nhóm.

Trích xuất kết quả chính từ các nghiên cứu cá nhân

Chúng tôi đã xác định kết quả chính là mọi hệ quả đại diện cho mối liên hệ giữa phong cách nuôi dưỡng của cha mẹ và lượng năng lượng tiêu thụ cũng như tình trạng cân nặng của trẻ. Nguyên lý khái niệm hóa của chúng tôi về phong cách nuôi dưỡng của cha mẹ cực kỳ linh hoạt, dựa vào phạm vi báo cáo của người tham gia và các phương pháp quan sát trong các nghiên cứu. Tuy nhiên, đa số công cụ báo cáo của người tham gia lại bắt nguồn từ điểm số kiểm soát nuôi dưỡng nói chung (general feeding control) hoặc các lĩnh vực phụ như nuôi dưỡng hạn chế (feeding restriction) hoặc khuyến khích ăn (encouragement to eat). Hầu hết nghiên cứu quan sát đều chấm điểm tổng sự thúc đẩy nuôi dưỡng/cho ăn (scored total feeding prompts), khuyến khích/động viên ăn (encouragement to eat), và không khuyến khích ăn uống (discouragement against eating).

Với mỗi một kết quả chính, chúng tôi lưu ý xem liệu nó có đáng kể/có ý nghĩa về mặt thống kê hay không (p < 0,05) và, khi có thể, thì sẽ cung cấp số liệu thống kê tóm tắt thể hiện kích thước/quy mô hiệu ứng (ví dụ như hệ số tương quan Pearson (correlation coefficient), hệ số đường dẫn (path coefficient), hệ số tương quan riêng/hệ số tương quan từng phần/hệ số tương quan bộ phận (partial correlation coefficient), tỷ suất chênh (OR), hệ số tương quan nội lớp/nội cụm (intraclass correlation coefficient). Nhiều kết quả chính khác nhau thường được báo cáo trong các nghiên cứu, mặc dù chúng tôi cũng không tính trung bình những số liệu thống kê này vì hai lý do. Đầu tiên, kích thước/quy mô hiệu ứng thường xuyên không được báo cáo đối với những mối liên hệ không đáng kể (> 0,05). Thứ hai, việc lưu giữ các kết quả chính riêng biệt đã cho phép chúng tôi kiểm tra những mô hình kết quả chính đối với các lĩnh vực nuôi dưỡng của cha mẹ cụ thể. Khi trình bày kết quả của các nghiên cứu riêng lẻ, chúng tôi đã nhóm chúng lại theo yếu tố hệ quả/kết quả (cụ thể là lượng nặng lượng tiêu thụ hoặc tình trạng cân nặng).

Những giới hạn về không gian đã ngăn cấm việc trình bày chi tiết các đặc điểm nghiên cứu riêng lẻ cùng với những phát hiện chính. Do đó, các bảng bổ sung cung cấp thông tin về khía cạnh này đã được chuẩn bị và có thể truy cập tại trang web của tạp chí (www.obesityresearch.org) hoặc thông qua cách liên lạc với các tác giả.

So sánh kết quả chính của các nghiên cứu

Chúng tôi đã mã hóa từng nghiên cứu là -1 (các mối liên hệ tiêu cực/âm tính đáng kể được báo cáo), 0 (các kết quả không đáng kể/có ý nghĩa về mặt thống kê đã được báo cáo), hoặc +1 (những mối liên hệ tích cực đáng kể đã báo cáo) đối với các kết quả chính của mỗi một nghiên cứu. Bốn nghiên cứu đã nhận được sự mã hóa của cả -1 và +1 vì các mối liên hệ định hướng khác nhau đã được phát hiện đối với lượng năng lượng tiêu thụ và tình trạng cân nặng. Đầu tiên, chúng tôi tính toán số lượng nghiên cứu báo cáo những mối liên hệ đáng kể giữa phong cách/kiểu cách nuôi dưỡng của cha mẹ và lượng năng lượng tiêu thụ hoặc tình trạng cân nặng của trẻ. Tiếp theo, kiểm định chi bình phương (χ2  test) đánh giá xem liệu hệ quả/kết quả nghiên cứu (-1, 0, +1) có liên quan đến tuổi của trẻ hay không (≤ 6 tuổi, > 6 tuổi, và vừa ≤ 6 và > 6 tuổi), dân tộc/sắc tộc của đứa trẻ (da trắng và những sắc tộc khác), kích thước mẫu (<42, 42 đến 190, và ≥ 191 trẻ), địa điểm quan sát (nhà so và phòng nghiệm), kết quả của trẻ (lượng năng lượng tiêu thụ và tình trạng cân nặng), đánh giá phong cách nuôi dưỡng (báo cáo của người tham gia và quan sát), và kiểu cách nuôi dưỡng của cha mẹ đã được báo cáo (kiểu hạn chế so với kiểu kiểm soát chung/các lĩnh vực nuôi dưỡng khác). Điểm giới hạn/điểm ngưỡng được dùng để tạo ra các hạng mục con kích thước mẫu dựa vào các điểm phân vị (tertile?) bắt nguồn từ một sự đo/đếm tần số của 22 nghiên cứu. Điểm giới hạn để tạo ra các nhóm tuổi phụ được dựa vào một cuộc kiểm tra định tính sự phân phối tuổi trong 22 nghiên cứu. Khái niệm phân tích một yếu tố điều tiết, mà trong đó kết quả nghiên cứu có liên quan đến các thuộc tính của nghiên cứu, đã được mô tả bởi Rosenthal.

Một phân tích tổng hợp chính quy (formal meta‐analysis) là không khả thi do sự thiếu nhất quán với những kết quả được báo cáo trong các nghiên cứu chính mà ngăn cấm việc gộp các kích thước/quy mô hiệu ứng thô. Mục đích của chúng tôi khi thực hiện phân tích yếu tố điều tiết là giúp xác định các xu hướng liên kết chung xuất hiện trong tài liệu. Số liệu thống kê kết quả chi bình phương và giá trị p nên được giải thích một cách thận trọng vì số lượng điểm dữ liệu hạn chế trong các bảng dự phòng (contingency table) và vì lời cảnh báo quyền lợi về việc các nghiên cứu với kích thước mẫu nhỏ hơn dễ phát hiện ra những mối liên hệ đáng kể. Các phân tích yếu tố điều tiết thường liên kết những thuộc tính nghiên cứu với kích thước/quy mô hiệu ứng thực tế. Hơn nữa, kết quả của những phân tích này không phản ánh tính hiệu lực của các nghiên cứu chính. Những nghiên cứu chỉ được ra mối liên kết đáng kể với các kết quả ở trẻ em không nhất thiết phải có giá trị về mặt phương pháp hơn là những nghiên cứu không chỉ ra được các mối liên hệ đáng kể.

Các công cụ đánh giá phong các nuôi dưỡng của cha mẹ phổ biến

Sau đây là những công cụ được sử dụng rộng rãi nhất với cả 22 nghiên cứu.

Bảng câu hỏi nuôi dưỡng trẻ gốc/đầu tiên (CFQ)

Cải biên từ mô hình của Costanzo và Woody, CFQ được phát triển như một công cụ đánh giá những thói quen/thực hành nuôi dưỡng trẻ của các bậc cha mẹ, bao gồm việc cha mẹ kiểm soát việc tiêu thụ năng lượng/lượng năng lượng tiêu thụ của con mình, các khía cạnh định tuyến của hoạt động ăn uống ở trẻ em, các thói quen/hành vi ăn uống của trẻ như thời gian dùng các bữa chính, nhận thức của cha mẹ đối với hành vi ăn uống của con mình, và sự kén ăn của trẻ; và mối quan tâm của cha mẹ cũng như xếp hạng tình trạng cân nặng của trẻ. 24 khoản mục lựa chọn bắt buộc và 10 khoản mục mở đã đánh giá việc kiểm soát của cha mẹ trong việc cho con ăn. 10 câu hỏi mở đã đánh giá những khía cạnh định tính của hoạt động ăn uống của trẻ cũng như đánh giá của các bậc cha mẹ đối với tình trạng cân nặng của con họ.

CFQ đã qua hiệu đính

Phiên bản CFQ đã qua hiệu đính/sửa đổi đánh giá các đức tin, thái độ và thói quen/thực hành của cha mẹ liên quan đến việc nuôi dưỡng trẻ/cho trẻ ăn, với trọng tâm hướng vào khuynh hướng béo phì ở trẻ em. Bảng câu hỏi CFQ bao gồm 31 mục với 7 nhân tố: trách nhiệm tự nhận thức trong việc nuôi dưỡng trẻ, lịch sử cân nặng của cha mẹ, lịch sử cân nặng của con trẻ, mối quan tâm của cha mẹ về cân nặng của con cái, giám sát hoạt động ăn uống của trẻ, hạn chế hoạt động ăn uống của trẻ, và cha mẹ tạo áp lực để trẻ ăn.

Phương pháp/thủ tục truy cập miễn phí

Thủ tục này đo lượng thực phẩm hấp dẫn, ngon miệng mà trẻ tiêu thụ ngay cả khi không đói. Sau một bữa trưa tiêu chuẩn, trẻ được phỏng vấn đánh giá mức độ đói của các em cùng với sở thích đối với 10 món ăn nhẹ/đồ ăn vặt chứa hàm lượng chất béo khác nhau. Trong 10 phút tiếp theo, trẻ được phép ăn bao nhiêu đồ ăn nhẹ tùy thích. Việc ăn cả khi không đói được định nghĩa là tổng lượng năng lượng tiêu thụ bởi những đứa trẻ mà trước đó không hề cho thấy dấu hiệu đói. Đây cũng là đặc điểm của việc ăn uống thất thường/giải ức chế ở người trưởng thành.

Phương pháp đánh giá dinh dưỡng của Bob và Tom (BATMAN)

Phương pháp BATMAN đánh giá hành vi ăn uống của trẻ và hành vi đồng thời của những người làm cha làm mẹ. Lấy mẫu hành vi của các đối tượng tham gia trong từng khoảng thời gian 10 giây, phương pháp này đánh giá môi trường vật lý nơi xảy ra tương tác, sự xuất hiện hành vi của trẻ (ví dụ như cắn, mút, cho thức ăn vào miệng, từ chối thức ăn), người tương tác với trẻ, sự xuất hiện hành vi của cha mẹ (đơn cử như khuyến khích hoặc không khuyến khích/làm cho chán nản bằng lời nói, cung cấp thực phẩm), và phản ứng của đứa trẻ đối với sự tương tác.

BATMAN sửa đổi

Phiên bản BATMAN sửa đổi đánh giá các bản ghi video trái ngược với những lần quan sát thời gian thực các bữa cơm gia đình và bổ sung những hạng mục được coi là phù hợp với các gia đình Thụy Điển. Các hạng mục bổ sung về hành vi của trẻ bao gồm tuyên bố tích cực về thực phẩm, tuyên bố tiêu cực về thực phẩm, tuyên bố trung tính về thực phẩm, và tuyên bố của trẻ về chính hoạt động ăn uống của chúng. Các hạng mục hành vi của cha mẹ khác gồm có tuyên bố tích cực về thực phẩm, tuyên bố tiêu cực về thực phẩm, tuyên bố trung tính về thực phẩm, tuyên bố chung không liên quan đến thực phẩm và tuyên bố tích cực về việc ăn uống của trẻ.

Kết quả

Các đặc điểm nghiên cứu

Bảng 1 tóm tắt các đặc điểm của 22 ấn phẩm theo thứ tự thời gian. Đa phần các nghiên cứu đều áp dụng thiết kế cắt ngang (N = 19) thay vì thiết kế dài hạn (N = 3). Hình 1 mô tả số lượng ngày càng tăng của các bài báo được xuất bản liên quan đến đề tài này trong vòng 7 năm qua.

Bảng 1: Các thuộc tính phương pháp của tài liệu được đánh giá

Nghiên cứu N (bé trai/bé gái) N tổng Độ tuổi Chủng tộc Phương pháp nuôi dưỡng của cha mẹ Kết quả được đo lường ở trẻ
Tương tác giữa mẹ-con và mức độ mập ở trẻ em 12/9 21 ≤6 DT, MGP Qs TTCN
Ảnh hưởng của cha mẹ đối với hành vi ăn uống và cân nặng của trẻ 7/7 14 ≤6 DT Qs NLTT, TTCN
Các phong cách nuôi dạy con cụ thể và tác động của chúng đối với sự phát triển lệch lạc cụ thể ở trẻ: ví dụ về khuynh hướng béo phì 16/26 42 >6 Không được cung cấp Bc TTCN
Ảnh hưởng của cha mẹ đối với lượng thực phẩm tiêu thụ, hoạt động thể chất và cân nặng của trẻ 15/15 30 <6 DT Qs NLTT, TTCN
BEACHES: Hệ thống quan sát để đánh giá hoạt động ăn uống và hoạt động thể chất của trẻ 17/25 42 ≤6, >6 DT, MLT Qs NLTT, TTCN
Thái độ của người mẹ đối với thói quen ăn bánh kẹo và nguy cơ thừa cân của con trẻ Không được cung cấp 552 >6 Không được cung cấp Bc TTCN
Ảnh hưởng của bố mẹ và bạn bè đồng trang lứa đối với việc tiêu thụ thực phẩm ở trẻ em Mỹ gốc Phi trước tuổi đi học 18/27 45 ≤6 MGP Qs NLTT
Tình trạng béo phì cùng với kiểu ăn uống của cha mẹ và con trẻ 31/46 77 ≤6 DT, MGP, CA Bc NLTT
Mối quan hệ giữa các thói quen/thực hành trong giờ ăn bữa chính của cha mẹ đối với lượng thực phẩm tiêu thụ của trẻ Không được cung cấp 39 ≤6, >6 Không được cung cấp Qs NLTT, TTCN
Liệu các bà mẹ có thể ảnh hưởng đến hành vi ăn uống của con mình hay không? 38/39 77 ≤6 DT, MLT Qs NLTT, TTCN
Việc hạn chế tiếp cận các loại thực phẩm hấp dẫn ảnh hưởng đến phản ứng hành vi, sự lựa chọn thực phẩm, và lượng tiêu thụ của trẻ 40/30 70 ≤6 DT, MGP, MLT, CA Bc NLTT, TTCN
Hạn chế tiếp cận thực phẩm và hoạt động ăn uống của trẻ 19/21 40 ≤6 DT, MGP, CA, STK Bc NLTT, TTCN
Thói quen cho con ăn của các bà mẹ ảnh hưởng đến việc ăn uống và cân nặng của các bé gái 0/197 197 ≤6 DT Bc NLTT, TTCN
Thói quen nuôi dưỡng hạn chế của cha mẹ liên quan đến sự tự đánh giá tiêu cực về ăn uống của các bé gái 0/197 197 ≤6, >6 Không được cung cấp Bc NLTT
Việc nuôi con bằng sữa mẹ qua năm đầu tiên dự đoán khả năng kiểm soát của người mẹ trong việc nuôi dưỡng và tiếp theo là lượng năng lượng tiêu thụ của trẻ mới chập chững biết đi 31/24 55 ≤6 DT Bc NLTT, TTCN
Các yếu tố gia đình, bố mẹ, con trẻ góp phần dẫn đến bệnh béo phì 28/37 65 >6 DT, MGP, MLT, CA, STK Bc TTCN
Thói quen nuôi dưỡng trẻ của người mẹ và bệnh béo phì: phân tích anh chị em bất hòa 18/18 36 >6 DT Bc TTCN
Thói quen nuôi dưỡng và đức tin của người mẹ và mối quan hệ của chúng với tình trạng thừa cân trong giai đoạn thơ ấu (Nghiên cứu 1) Không được cung cấp 453 ≤6 DT, MGP, MLT, CA, STK Bc TTCN
Thói quen nuôi dưỡng và đức tin của người mẹ và mối quan hệ của chúng với tình trạng thừa cân trong giai đoạn thơ ấu (Nghiên cứu 2) Không được cung cấp 634 ≤6 DT, MGP, MLT, CA, STK Bc TTCN
Thói quen nuôi dưỡng và đức tin của người mẹ và mối quan hệ của chúng với tình trạng thừa cân trong giai đoạn thơ ấu (Nghiên cứu 1) 397/395 792 >6 DT, MGP, MLT, CA, STK Bc TTCN
Ăn khi không đói và tình trạng thừa cân ở các bé gái từ 5-7 tuổi 0/191 191 ≤6, >6 DT Bc NLTT
Mối quan hệ giữa thói quen nuôi dưỡng trẻ của người mẹ và tình trạng béo phì ở trẻ em 47/73 120 >6 DT, MGP Bc TTCN
Phong cách nuôi dưỡng của cha mẹ và sự di truyền nguy cơ béo phì qua nhiều thế hệ 206/222 428 ≤6 Không được cung cấp Bc TTCN

Ghi chú:

  • DT, da trắng;
  • MGP, người Mỹ gốc Phi;
  • MLT, người Mỹ latinh;
  • CA, người châu Á;
  • STK, các nhóm chủng tộc/sắc tộc khác;
  • Qs, đánh giá quan sát phong cách nuôi dưỡng của cha mẹ;
  • Bc, đánh giá báo cáo của người tham gia về phong cách nuôi dưỡng của cha mẹ;
  • TTCN, tình trạng cân nặng;
  • NLTT, lượng năng lượng tiêu thụ.

lượng ấn phẩm nghiên cứu

Hình 1: Số lượng các ấn phẩm thử nghiệm mối quan hệ giữa phong cách nuôi dưỡng của cha mẹ và lượng năng lượng tiêu thụ cùng với tình trạng cân nặng của trẻ theo năm. Giai đoạn thời gian cuối cùng là 2 năm thay vì 5 năm như đã sử dụng cho các năm trước đó.

Các kết quả chính từ những nghiên cứu riêng lẻ

Nghiên cứu lượng năng lượng tiêu thụ ở trẻ

Bảng bổ sung A (xem trên trang www.obesityresearch.org) tóm tắt các nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa phong cách cho ăn của cha mẹ và lượng năng lượng tiêu thụ của trẻ, phân biệt báo cáo của người tham gia với các nghiên cứu quan sát.

Đánh giá sử dụng báo cáo của người tham gia

Johnson và Birch sử dụng phiên bản CFQ đầu tiên để nghiên cứu 77 đứa trẻ từ 2-4 tuổi với các phép đo lượng calo bù trừ được tiến hành trong phòng thí nghiệm. Lượng calo bù trừ được định lượng như sự khác biệt trong lượng năng lượng tiêu thụ tùy thích tại hai bữa trưa tự chọn/buffet giống hệt nhau sau khi đã uống một món đồ uống carbohydrate nhiều hoặc ít calo trước đó. Các phân tích tương quan đã chỉ ra rằng sự gia tăng hành vi kiểm soát khi nuôi dưỡng con cái của người mẹ có liên quan đáng kể đến khả năng thỏa hiệp của trẻ để bù trừ lượng năng lượng tiêu thụ đối với các chất lỏng/đồ uống đã nạp vào người trước đó ở các bé gái (r = -0,65) mà không phải ở các bé trai. Mối liên kết đáng kể giữa việc kiểm soát nuôi dưỡng và sự bù trừ calo được quan sát trong các phân tích đa biến của toàn bộ mẫu mà được điều chỉnh theo giới tính, sự hạn chế dinh dưỡng của người mẹ, và tương tác giữa sự hạn chế dinh dưỡng của người mẹ với giới tính của con cái. Trong một phân tích riêng biệt, khả năng bù trừ được tăng cường của một đứa trẻ có liên quan đến lượng mỡ trong cơ thể thấp hơn.

Fisher và Birch đã báo cáo trong một nghiên cứu với sự tham gia của 197 bé gái từ 4-6 tuổi rằng sự hạn chế gia tăng của cha mẹ đối với việc tiếp cận với 10 món ăn hấp dẫn của con gái họ có liên quan đáng kể đến sự gia tăng hoạt động ăn uống ngay cả khi không đói theo Quy trình Tiếp cận Hạn chế (hệ số β đã chuẩn hóa = 0,19). Các tác giả đã sử dụng mẫu phương trình cấu trúc (structural equation modeling) để kiểm tra mối quan hệ giữa sự hạn chế của cha mẹ với việc tiêu thụ của con gái.

Fisher và Birch đã sử dụng Quy trình Tiếp cận Miễn phí với 191 bé gái da trắng mà có lượng thức ăn tiêu thụ, tình trạng cân nặng, và báo cáo của phụ huynh về việc hạn chế thực phẩm của con gái đã đo đo lường. Tình trạng ăn khi không đói không thay đổi trong giai đoạn từ 5-7 tuổi. 64% bé gái với lượng tiêu thụ thấp khi 5 tuổi cũng vẫn có mức tiêu thụ thấp khi đã 7 tuổi, và 68% bé với lượng tiêu thụ cao lúc 5 tuổi đến 7 tuổi vẫn giữ mức tiêu thụ đó (χ2 = 16,3; n = 154). Những bé gái bị cha mẹ hạn chế lượng thực phẩm tiêu thụ khi mới 5 tuổi thì lên 7 tuổi dễ tiêu thụ nhiều đồ ăn vặt hơn khi không đói so với những bé gái không bị phụ huynh hạn chế lượng thực phẩm tiêu thụ [tỷ suất chênh OR = 2,1; khoảng tin cậy 95% (CI) = 1,2, 3,8]. Những bé gái tiêu thụ nhiều đồ ăn vặt khi không đói lúc 5 tuổi và 7 tuổi có nguy cơ bị thừa cân ở cả hai độ tuổi đó cao hơn gấp 5 lần so với những bé gái ăn ít khi không đói (OR = 4,6; CI 95% = 1,4, 15,2).

Fisher và Birch đã thử nghiệm xem liệu việc ăn uống ngay cả khi không đói có liên quan đến nhận thức của người mẹ và đứa trẻ về kiểu nuôi dưỡng hạn chế hay không bằng cách kiểm tra 70 đứa trẻ trước tuổi đi học. Các phương pháp phỏng vấn đã đánh giá sự hạn chế thực phẩm của người mẹ mà được nhận thức cả bởi người mẹ lẫn đứa trẻ. Chỉ ở các bé gái, lượng năng lượng tiêu thụ mới có sự liên hệ tích cực đáng kể với hành vi hạn chế 10 món ăn vặt do các bà mẹ báo cáo (r = 0,59) và với việc hạn chế đồ ăn vặt được nhận thức bởi đứa trẻ (r = 0,38). Những mối liên hệ này ở các bé trai gần như bằng 0.

Fisher và Birch đã áp dụng một thao tác thử nghiệm để hạn chế hoặc không hạn chế khả năng tiếp cận của trẻ đối với những món ăn vặt rất được yêu thích (hight-preference snack foods) trong một buổi ăn trưa nhóm. Các phụ huynh được phỏng vấn về biện pháp hạn chế của họ với quyền tiếp cận những món ăn vặt này của con mình. So với những đứa trẻ có mẹ ít hạn chế hơn, các cá nhân bị mẹ hạn chế tiếp cận những món ăn vặt rất được yêu thích dễ lựa chọn những món ăn này hơn khi quyền tiếp cận bị hạn chế trong suốt thử nghiệm (r = 0,41). Tuy nhiên, sự hạn chế của mẹ đối với các món ăn vặt được yêu thích/ưu tiên cao không liên quan đáng kể đến việc trẻ chọn lựa những món ăn này khi quyền tiếp cận bị hạn chế trong suốt quá trình diễn ra thử nghiệm (r = 0,21).

Birch và Fisher đã sử dụng phân tích đường dẫn (path analysis) để kiểm tra các quá trình nhân quả/nguyên nhân trong việc hạn chế và giám sát của người mẹ đối với hoạt động ăn uống của con cái, khả năng điều chỉnh năng lượng ngắn hạn (short-term energy regulation), tình trạng ăn uống thất thường đo bởi hệ biến hóa/mô hình ăn khi không đói, lượng tiêu thụ trong 3 ngày từ các ghi chép thực phẩm 24 giờ, và cân nặng tương đối của các bé gái. Phân tích với sự tham gia của 197 cặp mẹ-con gái đã hỗ trợ một mô hình hai chiều/lưỡng hướng mà trong đó kiểu nuôi dưỡng hạn chế của người mẹ đã thúc đẩy khả năng điều chỉnh hoạt động ăn uống ngắn hạn yếu kém hơn. Khả năng điều chỉnh hoạt động ăn uống yếu kém hơn đã dự đoán sự gia tăng trong lượng năng lượng tiêu thụ 3 ngày ở các bé gái (mặc dù quá trình/đường dẫn trực tiếp giữa sự hạn chế của người mẹ đối với việc ăn uống của con gái và lượng năng lượng tiêu thụ của con gái là bằng âm). Sự gia tăng mức năng lượng tiêu thụ của các bé gái dẫn đến tình trạng tăng cân so với chiều cao, điều này lại thúc đẩy nhận thức của người mẹ về tình trạng thừa cân của con gái mình và rồi từ đó họ lại tiếp tục hạn chế hoạt động ăn uống của con gái mình.

Fisher cùng cộng sự đã kiểm tra xem liệu kiểu nuôi dưỡng kiểm soát của các bà mẹ đối với 55 trẻ sơ sinh da trắng khoảng 12 tháng tuổi được nuôi bằng sữa mẹ có dự đoán được mức năng lượng tiêu thụ của trẻ 6 tháng sau hay không. Kiểu nuôi dưỡng kiểm soát được đo lường bằng một công cụ 11 khoản mục, và lượng năng lượng tiêu thụ được tính bằng cách sử dụng những ghi chép dinh dưỡng 3 ngày do các bà mẹ giữ. Các phân tích cắt ngang cho thấy rằng khi các bà mẹ tăng hành vi kiểm soát trong quá trình nuôi dưỡng trẻ thì cân nặng của trẻ sơ sinh cũng tăng trong giai đoạn 12-13 tháng tuổi. Tuy nhiên, khi điều chỉnh theo chiều dài và giới tính của trẻ thì sự gia tăng trong kiểu nuôi dưỡng kiểm soát này của các bà mẹ lại liên quan đáng kể đến sự giảm thiểu lượng năng lượng tiêu thụ của trẻ 6 tháng sau (β = -0,44).

Đánh giá sử dụng các phương pháp quan sát

Iannotti và đồng nghiệp đã nghiên cứu 27 bé gái cùng 18 bé trai mà những tương tác của các em với mẹ mình trong bữa trưa và bữa tối đã được ghi hình ở nhà hoặc tại nhà trẻ. Các thành viên gia đình khác, anh chị em, hoặc bạn bè có thể đã góp mặt. Các nhà nghiên cứu đã phân tích mức độ mà theo đó những sự thúc đẩy khi nuôi dưỡng/cho trẻ ăn đã thành công trong việc khơi gợi đứa trẻ phản ứng lại sự thúc đẩy/lời nhắc ăn hoặc không ăn của mẹ chúng. Kết quả chỉ ra rằng sự khuyến khích của người mẹ khi thúc đẩy con mình ăn thì thành công hơn là sự không khuyến khích/làm nản chí của họ khi nhắc đứa trẻ không được ăn. Những người mẹ sử dụng mệnh lệnh, hành động, và lý lẽ/luận điệu có nhiều khả năng thành công hơn trong việc ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống của con trẻ, còn các bà mẹ áp dụng những hệ quả tiêu cực sẽ khó có thể đạt được kết quả nuôi dưỡng mong muốn.

Klesges cùng cộng cự đã ghi hình các tương tác giữa gia đình-trẻ trong các bữa cơm khi một hoặc cả hai phụ huynh và có thể là cả các anh chị em ăn cùng một đứa trẻ mục tiêu. Công cụ BATMAN được áp dụng để mã hóa các lĩnh vực nuôi dưỡng ở 14 gia đình có con từ 1-3 tuổi. Tổng thời gian ăn của trẻ có liên quan tích cực đáng kể đến tổng số lần chuẩn bị thực phẩm (r = 0,48), tổng số lần cung cấp thực phẩm (r = 0,55), và tổng số lần thúc đẩy thực phẩm (r = 0,66).

Klesges cùng cộng sự cũng báo cáo rằng tổng thời gian ăn của trẻ em tương quan đáng kể với tổng khuyến khích ăn của cha mẹ (r = 0,39) nhưng không có hạng mục thuộc công cụ BATMAN nào khác trong 30 gia đình da trắng. Kích thước cơ thể của trẻ không được điều chỉnh trong những phân tích này.

McKenzie và đồng nghiệp đã sử dụng một biến thể của BATMAN để mã hóa 45 tương tác nuôi dưỡng/cho ăn giữa cha mẹ-con cái thu được từ các bữa ăn gia đình. Những đứa trẻ tham gia nằm trong độ tuổi từ 4-8, bao gồm các gia đình da trắng (50%) và gốc Latinh (50%) từ một “phạm vi tình trạng kinh tế xã hội rộng lớn.” Sau khi điều chỉnh theo tuổi, giới tính, và sắc tộc, tổng sự thúc đẩy nuôi dưỡng của cha mẹ có mối liên hệ tích cực đáng kể với sự ăn thức ăn vào bụng của trẻ (r = 0,56).

Koivisto cùng cộng sự đã sử dụng phiên bản BATMAN sửa đổi để phân tích dữ liệu của 39 tương tác cho ăn giữa cha mẹ-con cái ở Thụy Điển trong các bữa cơm tối của gia đình. Trong các phân tích được điều chỉnh theo tổng thời lượng bữa ăn, sự gia tăng trong hoạt động hỗ trợ của cha mẹ có liên quan đến tổng lượng năng lược tiêu thụ thấp hơn đáng kể của trẻ (r = -0,33), trong khi đó những đứa trẻ làm theo các khuyến nghị thực phẩm từ bố hoặc mẹ thì có lượng tiêu thụ cao hơn đáng kể (r = 0,34). Những mối liên hệ này khi điều chỉnh theo độ tuổi của trẻ thì không còn đáng kể/có ý nghĩa về mặt thống kê nữa. Việc gia tăng các tuyên bố tiêu cực của cha mẹ về hành vi ăn uống của con mình có liên quan đến sự giảm thiểu trong lượng thực phẩm tiêu thụ của trẻ, mối liên kết này không phụ thuộc vào tuổi của trẻ.

Drucker và đồng nghiệp đã sử dụng công cụ BATMAN để mã hóa những tương tác cho ăn của các đối tượng tham gia mẹ-con từ Nghiên cứu Tăng trưởng Trẻ sơ sinh Stanford. Bảy lĩnh vực (dùng lời nói động viên trẻ ăn, khuyến khích trẻ ăn về mặt thể chất, không khuyến khích trẻ ăn bằng lời nói, không khuyến khích trẻ ăn về mặt thể chất, tổng số lần khuyến khích, tổng số lần không khuyến khích, và tổng số lần thúc đẩy nuôi dưỡng) đều có liên quan đáng kể đến tổng lượng năng lượng tiêu thụ (Hệ số tương quan Pearson r = 0,25-0,40). Tuy nhiên, những phát hiện này có thể bị gây nhiễu bởi tổng thời lượng dùng bữa của trẻ, và yếu tố này tương quan với từng lĩnh vực phong cách nuôi dưỡng (Hệ số tương quan Pearson r = 0,38-0,45). Sau đó, người ta phát hiện ra rằng tỷ lệ thúc đẩy nuôi dưỡng (cụ thể là số lần thúc đẩy/nhắc nhở mỗi phút) liên quan tiêu cực đến tổng lượng năng tiêu thụ và tổng thời gian/thời lượng bữa ăn nhưng lại liên quan tích cực đến tỷ lệ ăn uống của trẻ.

Các nghiên cứu tình trạng cân nặng của trẻ

Bảng bổ sung B (xem trên trang www.obesityresearch) tóm tắt các nghiên cứu mà xem xét mối liên hệ giữa phong cách nuôi dưỡng của cha mẹ và tình trạng cân nặng của trẻ, phân biệt báo cáo của người tham gia với các nghiên cứu quan sát.

Đánh giá sử dụng báo cáo của người tham gia

Costanzo và Woody đã nghiên cứu 42 đứa trẻ từ 7-12 tuổi từ một trường tiểu học ở North Carolina. Các bậc cha mẹ đã trả lời những câu hỏi liên quan đến sự hạn chế/gò bó của cha mẹ đối với lượng tiêu thụ của trẻ bằng cách sử dụng một công cụ mà dữ liệu về độ tin cậy và tính hợp lệ/chính đáng không được trình bày. Kết quả chỉ ra rằng, trong số các bé gái, việc hạn chế lượng thực phẩm tiêu thụ của trẻ có liên quan đáng kể đến sự gia tăng tỷ lệ thừa cân ở trẻ em (hệ số tương quan Pearson r = 0,50-0,66). Mối quan hệ giữa kiểu nuôi dưỡng hạn chế và tỷ lệ thừa cân gần đạt đến mức đáng kể đối với các bé trai (r = 0,39; p = 0,07).

Lissau cùng cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu dựa trên dân số dài hạn; nghiên cứu này kiểm tra xem thái độ của người mẹ đối với việc ăn đồ ngọt/bánh kẹo của trẻ có tiên đoán được tỷ lệ/nguy cơ trẻ đang hoặc sẽ bị béo phì 10 năm sau hay không. Trong số 552 trẻ em từ 9-10 tuổi, những đứa trẻ có mẹ thiếu kiến thức về hành vi ăn đồ ngọt của con mình có nguy cơ bị thừa cân cao hơn gấp 4,5 lần (CI 95% 1,7, 12,1) và dễ bị thừa cân khi bước vào giai đoạn trưởng thành hơn 3,8 lần (CI 95% 1,0, 14,3) so với những đứa trẻ có mẹ không thiếu những kiến thức như vậy. Mặc dù những đứa trẻ được mẹ chấp nhận thói quen ăn đồ ngọt/bánh kẹo có nguy cơ bị thừa cân cao hơn 1,9 lần hoặc nguy cơ bị thừa cân khi mới bắt đầu tuổi trưởng thành cao gấp 1,8 lần so với những đứa trẻ không được mẹ chấp nhận thói quen ăn đồ ngọt/bánh kẹo, nhưng khoảng tin cậy rất rộng và chồng chéo lên 1,0.

Gable và Lutz đã sử dụng bảng câu hỏi CFQ đầu tiên để so sánh 52 đứa trẻ không bị béo phì và 13 đứa trẻ bị béo phì liên quan đến kiểu nuôi dưỡng kiểm soát của cha mẹ nói chung. Các gia đình chủ yếu là người da trắng (75%), và trẻ em được chiêu mộ từ một tập hợp con các em nhỏ từ 6-10 tuổi tham dự hội chợ sức khỏe cộng đồng. Nghiên cứu này không phát hiện được những khác biệt/chênh lệch đáng kể trong việc kiểm soát nuôi dưỡng của cha mẹ giữa trẻ béo phì và trẻ không béo phì, mặc dù nghiên cứu này có thể đã được thực hiện trong điều kiện thiếu nguồn lực.

Saelens và đồng nghiệp đã thử nghiệm xem kiểu nuôi dưỡng kiểm soát của mẹ, được đo lường bằng bảng câu hỏi CFQ gốc, có tương quan giữa các anh chị em có tình trạng béo phì khác nhau hay không. Họ đã nghiên cứu 18 gia đình da trắng có một đứa trẻ bị béo phì còn đứa trẻ kia thì không. Các mối tương quan đáng kể chỉ ra rằng kiểu nuôi dưỡng kiểm soát của người mẹ được tổng hợp lại trong các gia đình mặc dù có sự khác biệt trong tình trạng cân nặng của các anh chị em (tương quan nội hàm lần lượt là 0,59 và 0,61 với hai thang đo phụ 1 và 2). Kết quả cho thấy rằng, chí ít là trong mẫu của họ, những sự khác biệt trong phong cách nuôi dưỡng của một gia đình có khả năng liên quan đến đặc điểm của đứa trẻ hoặc của gia đình đó hơn là đến tình trạng béo phì.

Baughcum cùng cộng sự đã phát triển Bảng câu hỏi Nuôi dưỡng Trẻ sơ sinh và Bảng câu hỏi Nuôi dưỡng Trẻ em trước tuổi đi học, cả hai đều đánh giá tám khía cạnh của các thói quen/thực hành nuôi dưỡng giữa mẹ-con. Các gia đình được tuyển mộ từ chín địa điểm áp dụng Chương trình Dinh dưỡng Bổ sung Đặc biệt cho Phụ nữ, Trẻ sơ sinh, và Trẻ em ở Kentucky hoặc ba phòng khám nhi trong Nhóm Nghiên cứu Nhi khoa Cincinnati. Nghiên cứu 1 tập trung vào các bà mẹ cùng trẻ sơ sinh của 453 gia đình, còn đối tượng của Nghiên cứu 2 là các bà mẹ và những đứa trẻ lớn hơn một chút từ 634 gia đình. Kết quả chỉ ra rằng không có lĩnh vực nuôi dưỡng của cha mẹ nào có liên quan đáng kể đến tình trạng thừa cân của trẻ trong cả hai nghiên cứu. Mối liên hệ đáng kể duy nhất giữa tình trạng thừa cân và cấu trúc bữa ăn được báo cáo không còn đáng kể sau khi mức thu nhập của gia đình bị kiểm soát về mặt thống kê.

Robinson và đồng nghiệp đã nghiên cứu trẻ em lớp ba (395 bé gái và 397 bé trai) được chiêu mộ từ 13 trưởng tiểu học ở phía Bắc California. Sử dụng bảng câu hỏi CFQ ban đầu, kiểu nuôi dưỡng kiểm soát gia tăng của cha mẹ được phát hiện là có mối liên kết tiêu cực, tuy nhỏ nhưng lại đáng kể/có ý nghĩa về mặt thống kê, với chỉ số khối cơ thể BMI của trẻ (r = -0,12) và độ dày nếp gấp da cơ tam đầu (triceps skinfold thickness, r = -0,11). Trong các phân tích cụ thể theo sắc tộc, các mối liên kết tiêu cực đáng kể này được quan sát thấy ở những bé gái da trắng và châu Á, nhưng không phải ở các bé gái gốc Latinh. Không có mối liên hệ đáng kể nào được phát hiện ở các bé trai. Trong số các bé gái, kiểu nuôi dưỡng kiểm soát của cha mẹ có liên quan đáng kể đến tình trạng thiếu cân được nhận thức của con gái họ (r = -0,14) trong các phân tích thăm dò. Các phụ huynh thường kiểm soát hơn khi con gái họ bị nhận thức là thiếu cân.

Spruijt-Metz cùng cộng sự đã sử dụng phiên bản CFQ sửa đổi và đô tổng lượng mỡ cơ thể thông qua phương pháp DXA (đo mật độ xương) trong 128 gia đình. Các bà mẹ người Mỹ gốc Phu ghi điểm cao hơn các bà mẹ da trắng trong việc giám sát thực phẩm của con mình, chịu trách nhiệm cho con ăn, hạn chế hoạt động ăn uống của con, tạo áp lực để trẻ ăn, và quan tâm lo ngại về cân nặng của con mình. Tổng khối lượng mỡ của trẻ có liên quan đáng kể đến sự hạn chế gia tăng của người mẹ (r = 0,26) và những mối quan ngại về cân nặng của trẻ (r = 0,53). Việc người mẹ gây áp lực để con mình ăn và quan tâm đến cân nặng của con mình chiếm khoảng 15% sự chênh lệch/phương sai trong khối lượng mỡ của trẻ khi điều chỉnh theo tổng khối lượng nạc, giới tính, sắc tộc, và lượng năng lượng tiêu thụ.

Wardle và đồng nghiệp đã kiểm tra mối quan hệ giữa kiểu cách nuôi dưỡng trẻ của người mẹ và chỉ số khối cơ thể của trẻ trong một mẫu phụ/mẫu con với các cặp sinh đôi được tuyển mộ từ Nghiên cứu Phát triển Sớm Song sinh, một nhóm thuần tập với 10.000 cặp sinh đôi được sinh ra ở Anh. Nghiên cứu này xem xét 428 trẻ em từ 214 gia đình được sinh ra bởi cha mẹ có cân nặng bình thường hoặc thừa cân/béo phì. Một công cụ do nhà nghiên cứu tạo nên, Bảng Câu hỏi Phong cách Nuôi dưỡng của Cha mẹ, được sử dụng để nghiên cứu mối liên hệ giữa chỉ số khối cơ thể của trẻ và sự kiểm soát của người mẹ đối với hoạt động ăn uống, thúc đẩy, nhắc nhở/khuyến khích, cho ăn theo cảm xúc, và nuôi dưỡng công cụ. Kết quả cho thấy rằng sự thúc đẩy/khuyến khích có liên quan tích cực đáng kể đến chỉ số khối cơ thể của trẻ nhưng chỉ ở những đứa trẻ sinh ra trước trong các cặp sinh đôi (r = 0,19). Không có mối liên hệ nào trong số này là đáng kể. Các bà mẹ béo phì báo cáo ít kiểm soát việc ăn uống của con mình hơn đáng kể so với những người mẹ có cân nặng bình thường (p = 0,01).

Bốn nghiên cứu đánh giá phong cách nuôi dưỡng theo báo cáo của người tham gia trong mối quan hệ với lượng năng lượng tiêu thụ cũng bao gồm hệ quả tình trạng cân nặng của trẻ. Nghiên cứu của Fisher và Birch với 70 trẻ em trước tuổi đi học đã phát hiện thấy rằng sự hạn chế đồ ăn vặt được báo cáo bởi các bà mẹ có liên quan đến sự gia tăng đáng kể cân nặng ở các bé trai (r = 0,56) nhưng không phải ở các bé gái (r = 0,28). Nghiên cứu của Fisher và Birch đã báo cáo rằng sự hạn chế của cha mẹ đối với hoạt động ăn uống của con trẻ có tương quan tích cực đáng kể đến cân nặng so với chiều cao của trẻ (r = 0,42). Nghiên cứu phân tích đường dẫn của Fisher và Birch phát hiện ra rằng trọng lượng cơ thể tương đối gia tăng ở các bé gái trước tuổi dậy thì đã tiên đoán sự gia tăng đáng kể hành vi hạn chế của cha mẹ đối với hoạt động ăn uống của con mình, như một vòng phản hồi/vòng hồi tiếp (feedback loop) tích cực mô tả mô hình hai chiều giữa mẹ và con gái. Cuối cùng, các phân tích về những tương tác giữa mẹ-trẻ sơ sinh của Fisher và đồng nghiệp đã báo cáo rằng sự gia tăng trong kiểu nuôi dưỡng kiểm soát của mẹ có mối liên hệ cắt ngang/chéo với tình trạng cân nặng tăng cao ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn 12-13 tháng tuổi.

Đánh giá sử dụng phương pháp quan sát

Birch cùng cộng sự đã nghiên cứu 21 cặp mẹ-con ăn các bữa trưa với nhiều món trong phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy rằng độ dày nếp gấp da cơ tam đầu của trẻ có liên quan tiêu cực đáng kể đến những lời nhận xét/bình luận không liên quan đến thực phẩm của người mẹ (r = -0,49) và với tổng số bình luận (r = -0,61). Kết quả cũng chỉ ra rằng các bà mẹ có con nặng hơn thì ít phản ứng và tương tác với con họ trong bữa trưa hơn là những người mẹ có con nhẹ cân hơn, và rằng những đứa trẻ nặng cân hơn cùng với mẹ của chúng thường dùng bữa trong thời gian ngắn hơn nhưng lại ăn với tốc độ nhanh hơn. Những người mẹ không được thông bao trước là họ đã được ghi hình lại trong suốt quá trình diễn ra bữa ăn phòng nghiệm.

Năm nghiên cứu đánh giá phong cách nuôi dưỡng được quan sát của cha mẹ trong mối quan hệ với lượng năng lượng tiêu thụ của trẻ cũng bao gồm các hệ quả tình trạng cân nặng của trẻ. Nghiên cứu của Klesges và đồng nghiệp về các tương tác trong bữa ăn gia đình được quay lại đã báo cáo rằng tổng số lần thúc đẩy/nhắc nhở, khuyến khích, và cung cấp thực phẩm của cha mẹ có liên quan đáng kể đến cân nặng tương đối của trẻ (r lần lượt = 0,81; 0,82; và 0,51). Klesges và cùng cộng sự cũng đã báo cáo một mối tương quan tích cực giữa sự khuyến khích, động viên ăn của cha mẹ với cân nặng tương đối của trẻ (r = 0,56) trong số 30 gia đình da trắng mà họ đánh giá. Nghiên cứu của McKenzie và đồng nghiệp đã phát hiện thấy rằng tổng số lần thúc đẩy/nhắc nhở khi cho trẻ ăn của cha mẹ liên quan tiêu cực đáng kể đến chỉ số khối cơ thể của trẻ (r = -0,28) khi được điều chỉnh theo tuổi, giới tính, và sắc tộc. Nghiên cứu của Koivisto và đồng nghiệp nhận thấy rằng hành vi trong bữa ăn của cha mẹ không liên quan đáng kể đến cân nặng của trẻ trong nghiên cứu của họ với đối tượng tham gia là 39 gia đình da trắng được đánh giá dựa trên một phiên bản BATMAN. Nghiên cứu của Drucker cùng cộng sự lại chỉ ra rằng chỉ số khối cơ thể của trẻ tương quan đáng kể đến sự không khuyến khích xảy ra trong mỗi một phút (r = 0,23) nhưng không tương quan với các lĩnh vực nuôi dưỡng khác.

Mối quan hệ giữa các đặc điểm nghiên cứu và kết quả nghiên cứu

19 nghiên cứu (86%) đã báo cáo ít nhất một mối liên kết đáng kể giữa phong cách nuôi dưỡng/cho ăn của cha mẹ với hệ quả/kết quả ở trẻ em. Các phân tích yếu tố điều tiết/yếu tố trung gian đã kiểm tra xem liệu số lượng nghiên cứu phát hiện ra những mối quan hệ tiêu cực/âm tính (-1), rỗng (0), hoặc tích cực/dương tính (+1) với kết quả ở trẻ em có khác nhau như một chức năng của các thuộc tính nghiên cứu (Bảng 2) hay không. Kết quả nghiên cứu không liên quan đến tuổi của trẻ (p = 0,45), sắc tộc của trẻ (p = 0,93), kích thước mẫu nghiên cứu (p = 0,85), địa điểm quan sát (p = 0.99), kết quả của trẻ (p = 0,23), hay biện pháp đánh giá phong cách nuôi dưỡng (p = 0,20). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu lại có xu hướng liên quan đến việc liệu các nhà nghiên cứu có đo lường bản chất sự hạn chế hoặc các lĩnh vực nuôi dưỡng khác hay không (p = 0,06). Lượng năng lượng tiêu thụ hoặc trọng lượng cơ thể của trẻ có khả năng liên quan trực tiếp đến sự hạn chế trong nuôi dưỡng thay vì kiểu nuôi dưỡng kiểm soát nói chung hoặc các khía cạnh nuôi dưỡng/cho ăn khác. Tám nghiên cứu đã báo cáo những mối liên hệ tích cực giữa sự hạn chế nuôi dưỡng với kết quả ở trẻ em, và chỉ có một nghiên cứu là chỉ ra một mối quan hệ tiêu cực. Trong số những nghiên cứu đo lường kiểu kiểm soát nuôi dưỡng nói chung hoặc các lĩnh vực nuôi dưỡng khác, có ba nghiên cứu báo cáo các mối quan hệ tích cực, ba không báo cáo, còn lại hai nghiên cứu báo cáo những sự liên kết tiêu cực với các biện pháp đo kết quả ở trẻ em. Những xu hướng này cũng được quan sát khi giới hạn các phân tích theo kết quả lượng năng lượng tiêu thụ của trẻ (p = 0,09).

Bảng 2: Các phân tích yếu tố trung gian/yếu tố điều tiết kiểm tra mối quan hệ giữa kết quả nghiên cứu và các thuộc tính nghiên cứu

Biến yếu tố trung gian N* Số lượng nghiên cứu báo cáo các mối quan hệ với kết quả của trẻ em: (−) (0) (+)
Độ tuổi của trẻ
 ≤6 tuổi 13 4 1 8
 >6 tuổi 6 1 2 3
 ≤6 và >6 tuổi 6 2 0 4
χ2 (4) = 3,72, p = 0,45
Sắc tộc của trẻ‡
 Da trắng 8 2 1 5
 Các nhóm khác 13 4 2 7
χ2 (2) = 0,15, p = 0,93
Kích thước mẫu§
 <42 5 2 1 2
 42 đến 190 13 3 1 9
 ≥191 8 2 1 5
χ2 (4) = 1,39, p = 0,85
Địa điểm quan sát ¶
 Ở nhà 6 2 0 4
 Phòng thí nghiệm 3 1 0 2
χ2 (2) = 0,01, p = 0,99
Kết quả của trẻ
 Lượng năng lượng tiêu thụ 13 3 0 10
 Tình trạng cân nặng 16 4 3 9
χ2 (2) = 2.92, p = 0.23
Biện pháp đánh giá phong cách nuôi dưỡng
 Báo cáo của người tham gia 17 3 3 11
 Quan sát 9 4 0 5
χ2 (2) = 3,24, p = 0,20
Lĩnh vực phong cách nuôi dưỡng do người tham gia báo cáo
 Hạn chế 9 1 0 8
 Kiểm soát nói chung/khác 8 2 3 3
χ2 (2) = 5,57, p = 0,06
Lĩnh vực phong cách nuôi dưỡng do người tham gia báo cáo

(chỉ xét kết quả lượng năng lượng tiêu thụ)

 Hạn chế 6 1 0 5
 Kiểm soát nói chung/khác 1 1 0 0
χ2 (2) = 2,92, p = 0,09
Lĩnh vực phong cách nuôi dưỡng do người tham gia báo cáo

(chỉ xét kết quả tình trạng cân nặng)

 Hạn chế 5 0 0 5
 Kiểm soát nói chung/khác 7 1 3 3
χ2 (2) = 4,29, p = 0,12

*Tổng số nghiên cứu có thể vượt quá 22 trong một số so sánh nhất định vì dữ liệu có sẵn cho hơn một hạng mục ở một số nghiên cứu. Đây là trường hợp đáng chú ý nhất với phân tích yếu tố trung gian/yếu tố điều tiết kết quả của trẻ em vì có đến bảy nghiên cứu báo cáo kết quả lượng năng lượng tiêu thụ và tình trạng cân nặng. Tổng số nghiên cứu có thể ít hơn 22 trong một số so sánh do thiếu dữ liệu hoặc vì đó là một phân tích nhóm phụ/nhóm con.

† Cột này cung cấp số lượng nghiên cứu mà báo cáo những mối liên hệ tiêu cực/âm tính đáng kể (-), rỗng/không có (0), hoặc tích cực/dương tính đáng kể (+) giữa phong cách nuôi dưỡng của cha mẹ với biến kết quả của trẻ em như một chức năng của biến yếu tố điều tiết/yếu tố trung gian giả định. Các phương pháp kiểm định chi bình phương χ2 đã kiểm tra xem liệu tỷ lệ nghiên cứu báo cáo các mối quan hệ tiêu cực/âm tính, rỗng, và tích cực/dương tính có khác nhau giữa các cấp độ của biến yếu tố trung gian hay không.

‡ Các giới hạn kích thước mẫu đã ngăn chặn chúng tôi thực hiện các phân tích chi tiết và tinh tế hơn về các nhóm sắc tộc phụ khác nhau.

  • Điểm giới hạn/điểm ngưỡng được sử dụng để phân loại các nghiên cứu dựa trên các giá trị phân vị được quan sát có nguồn gốc từ một phân tích tần suất của 22 nghiên cứu.

¶ Chỉ dành cho nghiên cứu quan sát.

Kết quả từ các nghiên cứu riêng lẻ đã cho thấy những yếu tố trung gian/yếu tố điều tiết tiềm năng khác chẳng hạn giới tính của trẻ. Fisher và Birch đã nhận thấy rằng việc hạn chế nuôi dưỡng của người mẹ gia tăng có liên quan đến sự gia tăng trong hoạt động ăn uống thất thường ở các bé gái mà không phải ở các bé trai. Johnson và Birch phát hiện ra rằng kiểu nuôi dưỡng kiểm soát gia tăng của người mẹ có liên quan đến việc ăn uống quá mức ở các bé gái, nhưng lại liên quan đến tình trạng thiếu ăn ở các bé trai. Một số nghiên cứu quy mô lớn đã báo cáo những mối liên hệ giữa sự hạn chế nuôi dưỡng và hoạt động ăn uống của trẻ, đặc biệt là trong những mối quan hệ giữa mẹ-con gái. Costanzo và Woody đã báo cáo rằng những mối liên kết giữa sự hạn chế hoạt động ăn uống của con trẻ và tỷ lệ thừa cân ở trẻ em gái thì mạnh mẽ hơn ở trẻ em trai. Tuy nhiên, Fisher và Birch đã báo cáo một mối liên hệ mạnh mẽ hơn giữa sự hạn chế của người mẹ với cân nặng so với chiều cao ở các bé trai so với các bé gái.

Các nghiên cứu quan sát cho thấy rằng tuổi của trẻ hoặc tổng thời gian/thời lượng bữa ăn có thể gây nhiễu mối liên hệ giữa phong cách nuôi dưỡng của cha mẹ với kết quả của trẻ em. Việc điều chỉnh theo tổng thời lượng bữa ăn trong một nghiên cứu đã đảo ngược chiều hướng của mối liên hệ.

Chúng tôi không nghiên cứu thu nhập của gia đình hoặc trình độ học vấn của cha mẹ một cách chính thức như là các yếu tố trung gian/yếu tố điều tiết, do dữ liệu hạn chế. Một nghiên cứu dựa vào dân số đã phát hiện ra rằng mối liên kết tiêu cực nhỏ giữa kiểu nuôi dưỡng kiểm soát của cha mẹ và chỉ số khối cơ thể của con gái không thay đổi đáng kể sau khi điều chỉnh theo trình độ học vấn của phụ huynh và các biến khác.

Thảo luận

Mục tiêu của bài phê bình tổng quan hiện tại là để tóm tắt các phương pháp hiện đang tồn tại trong tài liệu được dùng để nghiên cứu mối quan hệ giữa các phong cách nuôi dưỡng của cha mẹ với hoạt động ăn uống hoặc cân nặng của trẻ, để tóm tắt tình trạng bằng chứng cho những mối quan hệ này, và để đưa ra những đề xuất cho nghiên cứu tương lai.

Tóm tắt các phương pháp hiện có

Bài đánh giá tổng quan của chúng tôi chỉ ra rằng các tài liệu sẵn có khá đa dạng về mặt phương pháp (xem Bảng 1 và bảng bổ sung A, B). Các nghiên cứu khác nhau về thiết kế của nghiên cứu, vị trí, biện pháp đo lường, và chiến lược phân tích dữ liệu. Mặc dù đa dạng như vậy, nhưng một số quan sát vẫn có thể được rút ra từ những tài liệu này. Đầu tiên, hầu hết nghiên cứu (N = 19) sử dụng thiết kế cắt ngang thay vì thiết kế theo thời gian/dài hạn. Thứ hai, thông tin nhân khẩu xã hội học (sociodemographic) được báo cáo một cách thiếu nhất quán giữa các nghiên cứu, mặc dù đa phần nghiên cứu (N = 15) đều cung cấp thông tin về thu nhập của gia đình. Có ít nghiên cứu hơn báo cao dữ liệu về trình độ học vấn hoặc nghề nghiệp của phụ huynh. Sắc tộc/dân tộc được báo cáo trong 17 nghiên cứu và chỉ ra một số sắc tộc khác nhau. Đã có sáu nghiên cứu lấy mẫu người da trắng và ít nhất hai nhóm sắc tộc khác, trong khi đó thì có bốn nghiên cứu lấy mẫu người da trắng và một nhóm sắc tộc khác, sáu nghiên cứu chỉ lấy mẫu người da trắng, và một nghiên cứu lấy mẫu người Mỹ gốc Phi. Người da trắng thường cho thấy sự đại diện lớn nhất trong các mẫu đa sắc tộc.

Một quan sát thứ ba liên quan đến tài liệu là hầu hết các nghiên cứu đều đánh giá phong cách nuôi dưỡng của cha mẹ thông qua báo cáo của người tham gia (N = 15) thay vì bằng các phương pháp quan sát (N = 7). Các phương pháp dựa vào báo cáo của người tham gia (participant report) hiệu quả hơn về mặt kinh tế, có ít chướng ngại từ phía người tham gia hơn, và có thể nắm bắt tốt hơn các mô hình nuôi dưỡng/cho ăn theo thói quen, mặc dù những nghiên cứu này có thể không nhất thiết phải tương quan với các phong cách nuôi dạy con quan sát được. Các phương pháp quan sát (observational methods) có thể cung cấp một bức tranh hợp lệ hơn về động lực nuôi dưỡng con cái “đúng đắn” của cha mẹ. Tuy nhiên, những phương pháp này lại gây tốn kém cho các nhà nghiên cứu, có thể bị xâm hại/chịu ảnh hưởng bởi các đặc điểm yêu cầu/đòi hỏi của môi trường nghiên cứu, và có thể không khái quát hóa bên ngoài phòng thí nghiệm. Vì những lý do này, cần phải cẩn trọng khi kết hợp kết quả từ báo cáo của người tham gia (participant report) với các nghiên cứu quan sát (observational methods).

Thứ tư, có một vài sự nhất quán liên quan đến biện pháp đo lường chiến lược nuôi dưỡng của cha mẹ. Trong báo cáo của người tham gia thì bảng câu hỏi CFQ là công cụ được sử dụng rộng rãi nhất, còn BATMAN là công cụ được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu quan sát. Cả hai đều cung cấp những công cụ giá trị cho công cuộc nghiên cứu trong tương lai và, nếu được áp dụng, có thể cho phép so sánh các phát hiện từ những nghiên cứu này.

Thứ năm, hầu hết nghiên cứu đều lượng hóa hành vi ăn uống của trẻ như tổng lượng năng lượng tiêu thụ tùy thích từ các ghi chép thực phẩm hoặc giao thức “ăn cả khi không đói,” và tình trạng cân nặng của trẻ được đo chủ yếu bằng nhân trắc học. Phần lớn nghiên cứu đều đo một trong hai kết quả là tình trạng cân nặng hoặc hành vi ăn uống (N = 14), và chỉ có số ít mới đo cả hai kết quả. Cuối cùng, nhiều nghiên cứu trong tài liệu này bắt nguồn từ cùng các nhà nghiên cứu và mẫu giống nhau, nhấn mạnh sự cần thiết phải có thêm nhiều phòng thí nghiệm bổ sung để giải quyết đề tài này.

Tình trạng bằng chứng

Phần lớn các nghiên cứu đã được đánh giá đều báo cáo ít nhất một mối liên hệ có ý nghĩa về mặt thống kê giữa phong cách nuôi dưỡng của cha mẹ và hoạt động ăn uống hoặc tình trạng cân nặng của trẻ. Quy mô ảnh hưởng của các nghiên cứu riêng lẻ dao động từ nhỏ đến lớn. Tác động mạnh mẽ nhất của yếu tố trung gian/yếu tố điều tiết được quan sát đối với việc đo lường sự hạn chế nuôi dưỡng trái ngược với kiểu nuôi dưỡng kiểm soát nói chung của cha mẹ hoặc các lĩnh vực nuôi dưỡng khác. Hầu hết các nghiên cứu đánh giá một cách rõ ràng sự hạn chế nuôi dưỡng của người mẹ, chủ yếu sử dụng bảng câu hỏi CFQ đã qua sửa đổi, đều phát hiện ra những mối quan hệ đáng kể với hoạt động ăn uống và cân nặng của trẻ. Những biện pháp đo lường phong cách nuôi dưỡng chung của cha mẹ không chỉ ra các mối quan hệ, điều này cho thấy rằng các thang đo/quy mô tổng hợp có thể không đủ nhạy bén để phát hiện ra những mối quan hệ đó. Sự hỗ trợ hạn chế được phát hiện với các lĩnh vực khác như sử dụng thực phẩm để trấn tĩnh trẻ, cung cấp cấu trúc trong các tương tác cho ăn/nuôi dưỡng, cho ăn theo cảm xúc, và cho ăn bằng công cụ. Do đó, việc hạn chế hoạt động ăn uống của trẻ có thể là một trong những lĩnh vực nuôi dưỡng quan trọng nhất để thử nghiệm trong các nghiên cứu tương lai. Vấn đề này nên được nghiên cứu trong nhiều phòng thí nghiệm khác nhau và với các mẫu đa dạng về mặt sắc tộc.

Mặc dù những phát hiện này với sự hạn chế việc ăn uống của trẻ được báo cáo, nhưng sự không khuyến khích/làm chán nản của phụ huynh đối với hoạt động ăn uống của trẻ mà đã được quan sát lại cho thấy những mối quan hệ không nhất quán với các kết quả ở trẻ em. Những sự chênh lệch này có thể phản ánh các phạm vi thời gian khác nhau được ghi lại bởi các phương pháp tự báo cáo hoặc quan sát. Mặc dù phương pháp tự báo cáo hỏi về những động thái nuôi dưỡng ổn định của cha mẹ với con cái, nhưng các phương pháp quan sát lại nắm bắt được những khung hình/hình ảnh thực tế của động thái nuôi dưỡng trong mỗi một bữa ăn đơn lẻ. Việc phương pháp quan sát có phản ánh chính xác động thái nuôi dưỡng điển hình hay không thì đến nay vẫn chưa có câu trả lời xác đáng. Những ảnh hưởng ngắn hạn, xuất hiện trong bữa ăn của phong cách nuôi dưỡng của cha mẹ có thể khác với tác động dài hạn của chúng đối với hành vi ăn uống của trẻ. Việc hạn chế các bé gái tiếp cận những món ăn hấp dẫn trong một bữa ăn có thể hạn chế lượng thực phẩm tiêu thụ của các em trong bữa ăn đó, nhưng về lâu về dài sẽ thúc đẩy tình trạng ăn nhiều quá mức. Vì bệnh béo phì là kết quả của sự mất cân bằng năng lượng thực (net energy) dài hạn, nên kết quả từ những bữa ăn chỉ có duy nhất một phiên nên được nghiên cứu/giải quyết thật thận trọng. Nghiên cứu trong tương lai nên kết hợp thông tin một cách lý tưởng từ các bữa ăn một món và các giao thức tiêu thụ năng lượng dài hạn.

Trong một số nghiên cứu, lượng năng lượng tiêu thụ và tình trạng cân nặng của trẻ chỉ ra những mối liên kết đối lập với phong cách nuôi dưỡng của cha mẹ trong cùng một nghiên cứu. Có một số lý do tiềm năng. Đầu tiên, những phát hiện này có thể phản ánh sự khác biệt như đã đề cập ở trên giữa việc tiêu thụ bữa ăn đơn của trẻ so với mô hình ăn uống theo thói quen và tình trạng cân nặng của chúng. Ví dụ, McKenzie cùng cộng sự nhận thấy rằng việc khuyến khích ăn được quan sát thấy ở cha mẹ có liên quan tích cực đến hoạt động ăn uống của trẻ trong các bữa cơm gia đình, nhưng lại liên quan tiêu cực đến chỉ số khối cơ thể của trẻ. Những phát hiện có vẻ trái ngược nhau này có thể hợp lý nếu sự khuyến khích nuôi dưỡng của cha mẹ, trong thời gian ngắn, thúc đẩy được sự gia tăng trong lượng thực phẩm tiêu thụ của trẻ trong những bữa ăn riêng lẻ; nhưng trong thời gian dài, sự khuyến khích này sẽ bị khơi gợi ra bởi tình trạng thiếu cân của trẻ và cùng với đó là nhận thức của các bậc cha mẹ cho rằng con họ “gầy giơ xương” (scrawny).

Những phát hiện không nhất quán trong các nghiên cứu còn có thể là do các sắc thái phương pháp khác nhau, chẳng hạn như thời gian/thời điểm đo lường và mô hình thống kê. Fisher và đồng nghiệp đã phát hiện thấy rằng kiểu nuôi dưỡng kiểm soát của các bà mẹ có liên quan chéo đến cân nặng lớn hơn của trẻ sơ sinh 12-13 tháng tuổi, nhưng lại liên quan về mặt tương lai/triển vọng đến lượng tiêu thụ giảm thiểu của trẻ mới chập chững biết đi ở giai đoạn 18 tháng tuổi. Trong nghiên cứu của Drucker cùng cộng sự, tổng sự không khuyến khích ăn mỗi phút có liên quan tiêu cực đến chỉ số khối cơ thể cũng như tốc độ ăn của trẻ. Tuy nhiên, tổng số lần không khuyến khích ăn (không được điều chỉnh theo thời gian bữa ăn) lại có liên quan tích cực với lượng năng lượng tiêu thụ của trẻ, điều này cho thấy rằng thời lượng bữa ăn có thể là một biến gây nhiễu quan trọng trong các nghiên cứu quan sát.

Nghiên cứu tương lai

Mục tiêu thứ ba và cũng là cuối cùng của bài đánh giá tổng quan này là đưa ra những đề xuất cho công cuộc nghiên cứu trong tương lai. Kết quả của chúng tôi nhấn mạnh nhu cầu dành cho các nghiên cứu tiền cứu mới mà có thể giải quyết hiệu quả hơn các quá trình nhân quả vì các bậc cha mẹ có thể hạn chế hoạt động ăn uống của con trẻ thừa cân để ngăn chặn tình trạng tăng cân hơn nữa ở các em. Mô hình phân tích đường dẫn của Birch và Fisher nhận thấy rằng tình trạng ăn quá nhiều và trọng lượng cơ thể gia tăng ở các bé gái đã khơi gợi sự hạn chế gia tăng của người mẹ đối với việc ăn uống của con gái mình, từ đó càng duy trì tình trạng ăn quá nhiều và thừa cân của các em. Drucker và cộng sự đã phát hiện thấy rằng chỉ số khối cơ thể của trẻ gia tăng có liên quan đến sự không khuyến khích ăn dữ dội hơn của cha mẹ khi được quan sát trong phòng thí nghiệm. Lannotti cùng đồng nghiệp đã chỉ ra rằng có đến 19,4% nỗ lực thúc đẩy/nhắc nhở diễn ra trong các bữa ăn gia đình bao gồm yêu cầu của trẻ đối với thực phẩm hoặc sự từ chối thức ăn của trẻ. McKenzie cùng cộng sự cũng nhận ra sự gia tăng trong việc thúc đẩy/nhắc nhở khi cho ăn thường hướng tới trẻ em gầy hơn thay vì những đứa trẻ nặng cân hơn. Những phát hiện này cho thấy sự hợp lý đối với quan niệm cho rằng sự hạn chế của phụ huynh có thể đáp ứng con trẻ. Cần tiến hành thêm các nghiên cứu dài hạn để kiểm tra những quá trình nhân quả như vậy.

Một chiến lược mới lạ tiềm năng dành cho các nghiên cứu trong tương lai là việc sử dụng các thiết kế di truyền hành vi, được dùng để tách rời những tác động nhân quả đối với sự phát triển các hành vi phức tạp của trẻ. Những nghiên cứu này đã đưa ra các khái niệm như là “mối tương quan gợi liên tưởng giữa gen-môi trường,” chứng minh rằng những hành vị bị ảnh hưởng về mặt di truyền có thể khơi gợi phản ứng từ người khác (ví dụ như cha mẹ, bạn bè đồng trang lứa) để duy trì hoặc làm trầm trọng thêm hành vi. Do đó, những ảnh hưởng di truyền có thể hoạt động thông qua môi trường. Những khái niệm này có vẻ tương thích với các phát hiện từ bài đánh giá tổng quan này, và cho thấy giá trị của việc lồng ghép các phương pháp di truyền vào tài liệu này.

Nghiên cứu bổ sung cần đề cập đến vai trò của những khác biệt sắc tộc và văn hóa trong mối quan hệ với ảnh hưởng của phong cách nuôi dưỡng của cha mẹ đối với kết quả của con trẻ. Các nghiên cứu sơ bộ đã báo cáo những khác biệt về sắc tộc trong một số thói quen/thực hành nuôi dưỡng nhất định của cha mẹ, điều này cho thấy là các nghiên cứu trong tương lai có thể cần phải phân tách ảnh hưởng của bản thân phong cách nuôi dưỡng ra khỏi ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa và hành vi khác nhau giữa các nhóm sắc tộc. Những thách thức tương tự đã được đề cập/giải quyết trong các nghiên cứu nhằm kiểm tra ảnh hưởng của việc nuôi con bằng sữa mẹ đối với tình trạng thừa cân ở trẻ em.

Nghiên cứu trong tương lai sẽ hưởng lợi từ việc sử dụng nhiều hơn các mẫu dựa trên dân số để có thể kiểm tra được những khác biệt trong độ tuổi, chủng tộc, và thu nhập trên một thang đo/quy mô lớn hơn. Có nhiều nghiên cứu được đánh giá đã sử dụng các mẫu thuận tiện nhỏ hơn.

Cuối cùng, các nghiên cứu trong tương lai nên đề cập đến ý nghĩa lâm sàng của những phát hiện từ phòng thí nghiệm và từ các nghiên cứu dịch tễ học. Ở một mức độ mà sự hạn chế nuôi dưỡng thúc đẩy tình trạng ăn uống quá mức và thừa cân ở trẻ em, điều này có ý nghĩa thiết thực đối với việc phòng ngừa hoặc điều trị bệnh béo phì liên quan đến khía cạnh xác định một mức độ kiểm soát “phù hợp” của phụ huynh. Một mặt, một mức độ kiểm soát nhất định của cha mẹ là cần thiết để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của trẻ sao cho phù hợp với các khuyến nghị chuyên khoa cũng như các khuyến nghị của Bộ Nông nghiệp Mỹ. Việc cắt giảm tổng lượng năng lượng tiêu thụ cũng là trọng tâm của biện pháp điều trị hành vi đối với bệnh béo phì ở trẻ nhỏ, và nhiều trường học cũng đang rất nhiệt tình, hăng hái trong việc hạn chế các em học sinh tiếp cận với máy bán hàng tự động. Mặt khác, sự kiểm soát quá mức việc cho trẻ ăn có thể phản tác dụng, ít nhất là trong thời gian ngắn, bằng cách tăng sở thích của trẻ với các loại thực phẩm bị hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng tự điều chỉnh lượng tiêu thụ của trẻ, làm tăng tốc độ trẻ ăn trong mỗi bữa ăn, và/hoặc hướng sự tập trung của trẻ vào các tín hiệu bên ngoài của cảm giác đói và no. Việc không cho trẻ tiêu thụ các món ăn hấp dẫn cũng có thể làm tăng các đặc tính củng cố/bù đắp của bản thân những loại thực phẩm đó.

Mức độ hạn chế mà có thể trở thành “quá mức” hoặc phản tác dụng vẫn còn là một ẩn số và có thể phụ thuộc vào các đặc điểm của cha mẹ hoặc của đứa trẻ, bao gồm trọng lượng cơ thể hiện tại của trẻ hoặc các khuynh hướng béo phì của gia đình. Vai trò của sự hạn chế trong biện pháp phòng ngừa tiên khởi/phòng ngừa tiến phát/phòng ngừa cấp một (primary prevention) so với việc điều trị tình trạng thừa cân cũng có thể khác nhau. Nghiên cứu cần phải phân biệt ảnh hưởng của sự hạn chế, ví dụ như đối với những đứa trẻ hiện đang có cân nặng phù hợp với tuổi-giới tính và có khuynh hướng thiên về dáng người thanh mảnh, trái ngược với những đứa trẻ đang có nguy cơ bị thừa cân với khuynh hướng nặng cân hoặc những đứa trẻ vốn đã bị thừa cân.

Mặc dù phân tích yếu tố trung gian/yếu tố điều tiết của chúng tôi đã giúp chúng tôi tóm tắt những phát hiện của mình, nhưng nó vẫn có một số hạn chế. Đầu tiên, chúng tôi chỉ tóm tắt các nghiên cứu có kết quả tiêu cực/âm tính, rỗng, hoặc tích cực/dương tính, thay vì gộp chung tất cả kích thước/quy mô hiệu ứng thô. Chúng tôi đã không thể làm việc này do bản chất của các nghiên cứu ban đầu. Thứ hai, phân tích yếu tố trung gian của chúng tôi bao gồm các điểm dữ liệu không độc lập vì một số nghiên cứu nhất định đóng góp nhiều hơn một chỉ số kết quả. Chúng tôi cho rằng sẽ thích hợp hơn nếu trích xuất nhiều kết quả khác nhau thay vì một kết quả độc đoán hoặc một sự kết hợp có vấn đề. Thứ ba, phân tích của chúng tôi không cân nhắc theo kích thước mẫu, phương pháp này thường được thực hiện khi gộp các kích thước hiệu ứng thô. Thứ tư, chúng tôi đã không thể tiến hành nhiều phân tích nhóm con/nhóm phụ cải tiến hơn (ví dụ, kết quả của trẻ trong các nhóm sắc tộc). Phân tích yếu tố trung gian của chúng tôi không được thực hiện với mục đích tạo ra một kích thước hiệu ứng trung bình chuẩn xác vì tài liệu không thích hợp với việc này; thay vào đó, nó đã cố gắng xác định những mô hình chung trong tài liệu.

Tóm lại, sự hạn chế nuôi dưỡng của cha mẹ, mà không phải các lĩnh vực nuôi dưỡng khác, thường liên quan đến sự gia tăng lượng năng lượng tiêu thụ cũng như trọng lượng cơ thể của trẻ. Các cơ chế ẩn sau mối quan hệ này vẫn chưa được tìm hiểu rõ. Ngoài ra, việc làm thế nào mà những mối liên kết này lại có liên quan đến các mô hình hoạt động thể chất gia đình cùng với các khuynh hướng di truyền cũng vẫn là một câu hỏi chưa lời đáp. Cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu với thiết kế theo thời gian/dài hạn cùng những thiết kế sáng tạo khác để kiểm tra/thử nghiệm các quá trình nhân quả/nguyên nhân, bao gồm các mô hình hai chiều, trong đó trẻ em vừa khơi gợi lại vừa phản ứng lại hành vi của cha mẹ.

Lời cảm ơn

Bài đánh giá tổng quan này được hỗ trợ một phần bởi các chương trình hỗ trợ của Viện Y tế Quốc gia (NIH).

(Dịch từ bài viết: Parent‐Child Feeding Strategies and Their Relationships to Child Eating and Weight Status, tác giả: Myles S. Faith, Kelley S. Scanlon, Leann L. Birch, Lori A. Francis, Bettylou Sherry, người dịch: Tống Hải Anh, nhóm Hạ Mến, hướng dẫn ăn đúng)

Leave a Comment