Đoàn kết gia đình và vùng miền
Tụ hội để kết nối quan hệ mọi người; vai trò của đồ ăn trong sự kiện và lễ hội
Mọi người củng cố quan hệ bằng cách ăn uống cùng nhau. Các buổi tụ hội gia đình, kỷ niệm, lễ hội của vùng, sự kiện thường niên, …
Đồ ăn giữ vai trò trung tâm trong việc đoàn kết mọi người trong cùng nền văn hóa truyền thống của Nhật Bản.
Bàn ăn gia đình
Dịp để các thành viên trong gia đình và người thân thưởng thức osechi-ryori vào đầu năm mới ngồi cùng một bàn là một hoàn cảnh lý tưởng để chỉ dạy truyền thống ăn uống của vùng miền hoặc gia đình tới thế hệ tiếp theo. Bức ảnh dưới đây là một cảnh ở thị trấn Fukaura, nằm trên bờ Biển Nhật Bản ở phía tây của tỉnh Aomori. “Ủy ban Fukaura về Sản xuất và Tiêu thụ Địa phương” đang tổ chức cho một số gia đình để tụ hội và chỉ dạy cho nhau các món ăn địa phương kế thừa trong khu vực. Thế hệ ông bà cố gắng chỉ bảo truyền thống địa phương cho thế hệ tiếp theo bằng cách trình bày những món ăn mà chỉ họ mới biết cách làm.
Những dịp các thành viên trong gia đình và người thân ngồi quanh bàn ăn hàng ngày là một hoàn cảnh quan trọng để giao tiếp. Bởi tất cả các thành viên xuất hiện tại bàn và nói về những gì họ cảm thấy hoặc những gì đã xảy ra mỗi ngày trong khi ăn cơm, mối liên kết gia đình được tăng cường. Đây là một cơ hội quan trọng để dạy con cái quy cách của WASHOKU như cách sử dụng đũa hoặc cách cầm bát, hay có thể dạy cho trẻ biết cảm giác mùi vị và cân bằng dinh dưỡng thông qua món ăn.
Ngoài những dịp hàng ngày, mọi người thưởng thức các món ăn đặc biệt tại các sự kiện thường niên như là Năm Mới, setsubun (ngày trước khi bắt đầu mùa xuân dương lịch) và Đêm Giao thừa. Phong tục này cũng hữu ích với việc củng cố mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và người thân. Nó cũng có kết quả là lưu truyền hương vị và truyền thống của gia đình cho thế hệ sau.
Kết nối với con người và vùng miền qua đồ ăn
Ngoài các sự kiện gia đình, còn có các sự kiện thường niên đoàn kết cộng đồng địa phương.
Đồ ăn cũng là một yếu tố quan trọng trong các lễ hội của cộng đồng địa phương. Sau nghi lễ tại đền thờ, có một buổi lễ ăn uống gọi là naorai. Người ta hy vọng rằng các vị thần và con người đoàn kết và mọi người được ban phước, bằng cách thụ hưởng đồ ăn và rượu lộc dâng lên các vị thần trước đó. Ngày nay, buổi lễ cũng có ý nghĩa là bữa tiệc sau nghi thức, và mọi người uống cùng nhau sau khi tiến hành nghi thức. Hoạt động này có tác dụng phát triển cảm xúc quen thuộc và củng cố quan điểm nhận thức rằng mọi người thuộc cùng một cộng đồng.
Những bữa tiệc như thế cũng có thể gọi là một phần trong văn hóa Nhật trên phương diện ẩm thực.
Cũng có những tình huống mà cộng đồng địa phương đoàn kết thông qua trung gian là đồ ăn, hơn là lễ hội. Ví dụ, imoni-kai (buổi tụ tập nấu khoai môn) được tổ chức thường xuyên ở Quận Yamagata và Quận Miyagi vào mùa thu là một sự kiện theo mùa trong đó bạn bè, đồng nghiệp hay các thành viên trong cộng đồng địa phương được mời tụ tập tại bờ sông. Món ăn trong nồi dùng trong dịp này thường gồm các nguyên liệu như là khoai môn với thịt bò và được nêm nước tương trong khu vực nội địa của Quận Yamagata. Mặt khác, ở Quận Miyagi, người ta nấu khoai môn với thịt lợn và nêm tương miso. Mặc dù có sự khác biệt vùng miền, nhưng có các yếu tố chung là mọi người tụ tập quanh nồi to nấu những thức ăn có trong vùng theo mùa. Người ta cho rằng việc trao đổi và cảm nhận liên kết được củng cố không chỉ bằng việc ăn cùng nhau mà còn thông qua việc cùng nhau nấu nướng.
Mối ràng buộc quan hệ giữa gia đình, người thân, vùng miền và cộng đồng được tăng cường thông qua đồ ăn. Đây là một trong những đặc trưng của WASHOKU, bản chất xã hội của nó.
Đồ ăn trong cộng đồng vùng miền và lễ hội
Ngồi ăn cùng bàn như một phần của nghi thức là một dịp quan trọng cho những người thực hiện lễ hội củng cố mối quan hệ với nhau. Hình ảnh trên đây cho thấy bàn ăn tại một lễ hội ở Quận Osaka. Các món được ăn ở đây bao gồm một món lẩu hamo (cá lạc) và nấm matsutake, và cà tím muối chua. Mặt khác, Imoni-kai (ảnh phải) thường không chỉ được tổ chức thường xuyên tại các Quận Miyagi và Yamagata ở vùng Tohoku vào mùa thu bởi cộng đồng trong vùng mà còn giữa các đồng nghiệp, người thân và bạn bè với nhau. Bằng việc mọi người tham gia đều mang thực phẩm đến và nấu nướng cùng nhau, cảm giác gắn bó càng thêm chặt chẽ.
Danh sách đầy đủ các bài viết về WASHOKU trong bộ sách:
(Dịch từ cuốn sách WASHOKU của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản – MAFF, người dịch Trần Tuyết Lan, nhóm Hạ Mến, hướng dẫn ăn đúng)
Các tác giả của cuốn sách gốc:
[Ban biên tập] Giám đốc: Isao Kumakura; Thành viên ủy ban: Ayako Ehara, Hiroko Okubo, Takuya Oikawa; Cố vấn: Shigeyuki Miyata; Biên tập bởi: Magazine House, Ltd .; Giám đốc Nghệ thuật và thiết kế: Kaori Okamura; Bìa minh họa: Kawanakayukari (tento); Dịch sang tiếng Anh: MAFF (Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản)