Chung sống với thiên nhiên: “Aenokoto” ở Oku-Noto
Lý do tại sao WASHOKU, phát triển trong cuộc sống chung với thiên nhiên, lại là một phần trong văn hóa Nhật Bản
Người Nhật chung sống với thiên nhiên thể hiện những phương diện khác nhau theo vùng và mùa, cũng như là phát triển nên nhiều phong cách văn hóa ăn uống khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu lý do tại sao WASHOKU là một phần trong nền văn hóa Nhật.
Thiên nhiên không chỉ ban phước lành, mà còn biểu hiện khắc nghiệt với con người. Lối sống của người Nhật đã từng có quan hệ sâu sắc với thiên nhiên, thông qua cách chấp nhận môi trường về mặt địa lý và khí hậu.
Truyền thống “Aenokoto” kế thừa từ trong Vùng Oku-Noto thuộc Quận Ishikawa (như là Thành phố Wajima, Thành phố Suzu, Thị trấn Anamizu và Thị trấn Noto). Nghi lễ mời các vị thần ruộng vào trong nhà, và ở lại từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau cho tới khi mùa xuân đến. Các vị thần ruộng lúa là vợ và chồng. Do đó, truyền thống này chuẩn bị hai bộ đồ dùng cho nghi lễ, gồm bàn lễ đựng các món ăn, cốc và đũa. Mọi người mời các vị thần với thực phẩm thu hoạch được trong vùng gần đó. Các món dâng lên thần gồm có cơm đậu đỏ, canh cá tuyết, củ cải daikon, cá và amazake (rượu gạo lên men vị ngọt). Các món này được đưa cho trẻ em thụ lộc sau khi lễ kết thúc. Nó là một trong những Tài sản Văn hóa Dân gian Phi vật thể Quan trọng (Important Intangible Folk Cultural Properties) được chính phủ Nhật Bản chỉ rõ, và cũng có trong Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể (List of Intangible Cultural Heritage) của UNESCO.
1. Bản chất tâm linh của WASHOKU
Từ hồi mà khoa học và công nghệ vẫn chưa phát triển như bây giờ, thiên nhiên tồn tại áp đảo con người. Con người cảm thấy sự tồn tại của các vị thần trong môi trường tự nhiên đó, và cầu nguyện để có được mùa đánh bắt dồi dào và mùa màng bội thu. Niềm vui sướng và biết ơn mùa màng phát triển thành hình thức các lễ hội. Lối sống này đã nuôi dưỡng bản chất tâm linh tôn trọng thiên nhiên nơi ban phước cho con người dưới hình thức lương thực thức ăn.
2. Bản chất xã hội của WASHOKU
Bàn cơm gia đình hàng ngày, lễ kỉ niệm, lễ hội và buổi họp mặt thường niên trong các cộng đồng làng xã thị trần-WASHOKU được kế thừa thông qua việc mọi người cùng ăn uống những phước lành mà thiên nhiên ban tặng.
WASHOKU đóng vai trò như nền tảng của xã hội, thông qua các buổi tụ hội gia đình, tụ tập cộng đồng và các bữa tiệc khác.
3. Bản chất chức năng của WASHOKU
Về thiên nhiên, thức ăn cũng có bản chất chức năng cung cấp các thứ cho cuộc sống con người. WASHOKU, sử dụng phước lành dồi dào của thiên nhiên như là gạo, rau củ, hải sản và rong biển, cũng đại diện cho một nền văn hóa ăn uống lành mạnh với sự cân bằng dinh dưỡng tuyệt vời. Ngoài ra, các món ăn dùng cho lễ kỷ niệm cũng có “chức năng” là để cầu mong bình an và trường thọ.
4. Bản chất vùng miền của WASHOKU
WASHOKU khác biệt nhiều giữa các vùng với nhau. Bởi lẽ khí hậu và địa lý thay đổi lớn trên khắp nước Nhật, nên phát triển văn hóa ẩm thực đa dạng ở các vùng khác nhau.
Chung sống với thiên nhiên: trường hợp Quận Aomori
1. Bản chất tâm linh
Trong vùng này, toàn thể gia đình chung tay làm món “củ cải daikon phơi gió đông” để ăn cả mùa đông. Củ cải daikon được luộc, rồi ngâm nước đá và sau đó đem phơi khô trong gió đông. Quá trình làm củ cải thể hiện hiểu biết về cuộc sống phát triển cùng với tâm linh chung sống với thiên nhiên, tận dụng thời tiết lạnh giá, thay vì cố gắng chống lại mùa đông giá lạnh.
2. Bản chất xã hội
Ở làng Sai, ngụ tại mũi bán đảo Shimokita với dân số khoảng 2.500 người, người dân tổ chức Lễ hội Yanonemori Hachimangu vào tháng 9 hàng năm. Trong ba ngày lễ hội, mọi ngôi nhà luôn mở cửa và chào đón bất cứ vị khách nào và mời họ vào uống cùng nhau mấy chén. Các vị thần ghé mọi nơi trong làng trong ba ngày này và mọi người ăn cùng bàn để thắt chặt mối quan hệ với nhau.
3. Bản chất chức năng
Kenoshiru là món canh ở vùng Tsugaru được chuẩn bị vào ngày 15 tháng 1 với tư cách là một lễ kỉ niệm năm mới khác, thay thế cho nanakusa-gayu (cháo gạo với 7 loại cây gia vị mùa xuân) ở các vùng khác. Bởi vì không thể gặt hái được những cây gia vị mùa xuân thông thường ở Aomori vào mùa đông, các món ăn dùng các loại củ như là củ cải trắng daikon và cà rốt, các loại rau dại ăn được như là, warabi và zenmai, cùng với các loại thực phẩm bảo quản như là đậu phụ khô đông lạnh, có tác dụng làm bàn cơm Năm Mới sáng sủa hơn trong mùa đông khắc nghiệt. Món ăn này được nấu với ước mong khỏe mạnh và cuộc sống đủ đầy.
4. Bản chất vùng miền
Mizu là một loại cây dại ăn được mọc khắp vùng Tohoku. Món ăn này được chế biến bằng cách luộc mizu để loại bỏ chất bẩn, rồi ngâm vào nước dùng kombu cùng với ốc sừng biển (horned turban) hấp. Điều thú vị là lời chúc tụng từ núi rừng và biển cả đồng hiện diện trong một món ăn. Đây là món ăn truyền thống với vùng Nishi-Tsugaru, nơi có biển gần núi, điều này kết hợp sự giàu có của cả biển và núi trong cùng món ăn.
Từ Hokkaido đến Okinawa, mỗi vùng cung cấp cho nhu cầu trong vùng đó, và phát triển văn hóa ăn uống nguyên bản đến tận đầu giai đoạn hiện đại. Nói cách khác, WASHOKU là biểu tượng cho văn hóa vùng miền của Nhật Bản.
Hãy cùng xem “Aenokoto,” một nghi thức kế thừa ở Oku-Noto, Quận Ishikawa. Đây là một nghi thức nông nghiệp để bày tỏ lòng biết ơn đến các vị thần ruộng lúa đã cho mùa gặt trong năm.
“Ae” nghĩa là “hiếu khách” và “koto” nghĩa là “lễ hội.” Từ đông sang thu, các vị thần ruộng lúa được mời đón vào nhà. Vô vàn lời nguyện cầu chúc tụng từ núi non, biển cả và ruộng đồng được dâng lên các vị thần.
Một ví dụ khác là văn hóa ăn uống ở làng Sai, ngụ tại bán đảo Shimokita thuộc Quận Aomori.
Người dân phát triển thói quen ăn uống dùng nhiều loại thực phẩm bảo quản làm từ rau củ và các loại thực vật dại ăn được, và truyền thống này được giữ gìn cẩn thận cho đến ngày nay, với việc truyền thừa các món ăn độc đáo. Osechi-ryori (các món mừng năm mới) là của riêng vùng này được thưởng thức vào dịp Năm Mới, cầu mong bình an no đủ.
Những ví dụ này chứng minh rằng kiểu chung sống với thiên nhiên đã phát triển thành những thói quen ăn uống và các món ăn độc nhất vô song ở những vùng miền khác nhau trong nước Nhật, tạo thành WASHOKU.
Danh sách đầy đủ các bài viết về WASHOKU trong bộ sách:
(Dịch từ cuốn sách WASHOKU của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản – MAFF, người dịch Trần Tuyết Lan, nhóm Hạ Mến, hướng dẫn ăn đúng)
Các tác giả của cuốn sách gốc:
[Ban biên tập] Giám đốc: Isao Kumakura; Thành viên ủy ban: Ayako Ehara, Hiroko Okubo, Takuya Oikawa; Cố vấn: Shigeyuki Miyata; Biên tập bởi: Magazine House, Ltd .; Giám đốc Nghệ thuật và thiết kế: Kaori Okamura; Bìa minh họa: Kawanakayukari (tento); Dịch sang tiếng Anh: MAFF (Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản)