Cầu mong bình an và trường thọ trong ẩm thực WASHOKU

Cầu bình an và trường thọ bằng các món ăn vào các dịp đặc biệt

Ví dụ, osechi-ryori gìn giữ văn hóa đặc sắc của các vùng miền khác nhau trên khắp nước Nhật. Trong khi thành phần món ăn khác nhau nhiều giữa các vùng, thì mong ước bình an và trường thọ được thể hiện ở mọi vùng miền thông qua việc ăn những món này.

Có những ngày lễ đặc biệt trong đời sống của người Nhật. Một là sự kiện thường niên như Năm Mới, và một sự kiện khác là những cột mốc trong cuộc đời của một người như là sinh con, bước vào tuổi trưởng thành, kết hôn hay kanreki (sinh nhật lần thứ 60), được gọi là nghi thức chuyển giao. Có một điểm chung trong những ngày đặc biệt này: mọi người ăn những món ăn đặc biệt để trục xuất linh hồn ma quỷ, xua đi vận xui và điều rủi, và cầu mong bình an trường thọ.

Vào mùng 1, mọi người chào mừng ngày đầu tiên của năm mới bằng cách chào đón “vị thần của năm” đến mỗi gia đình. Đây là một sự kiện thường niên quan trọng diễn ra mỗi năm chỉ một lần. Kadomatsu, một tập hợp những trang trí đặt ở lối vào của ngôi nhà, là dấu hiệu mời các vị thần. Vào ngày đầu năm mới, các thành viên trong gia đình tụ tập và ăn chung với nhau, chúc nhau hạnh phúc suốt cả năm. Dịp này mọi người ăn các món Osechi-ryori. Các món -ryori cũng khác nhau nhiều giữa các vùng: một số thì gồm một hàng các đồ khai vị ăn kèm khi uống rượu, trong khi đó có những vùng mà người ta chỉ chuẩn bị osechi-ryori chỉ với nishime (rau củ hầm với nước dashi)

WASHOKU mong bình an và trường thọ

Osechi-ryori

Thành phần của osechi-ryori thay đổi theo từng vùng. Trên hình là osechi-ryori mẫu ở Tokyo. Ngăn hộp thức ăn (đằng trước) có ba món cho dịp lễ gọi là kuromame (đậu đen bung vị ngọt), kazunoko (trứng cá trích) và tazukuri (cá mòi bé sấy khô), lần lượt đại diện cho mong ước khỏe mạnh, con cháu thịnh vượng, và mùa màng bội thu. Các món ăn khác để kỷ niệm gồm kamaboko (chả cá) đỏ-và-trắng (được xem như màu sắc tốt lành), tôm nướng đại biểu cho ước nguyện sống lâu và tataki-gobo (rễ ngưu bang nghiền và nêm gia vị) biểu thị mong ước mùa màng bội thu. Thành phần khác nhau theo vùng. Một món ngâm giấm (trong hộp nhỏ bên trái) và nishime (rau củ nấu cùng dashi) (trong hộp to phía sau) cũng là một số món nổi tiếng trong osechi-ryori.

Tuy nhiên, những món này đều có điểm chung là bày tỏ ước nguyện vẫy tay đón vận may cũng như xua lui vận rủi, trong khi ăn cùng bàn với các vị thần.

Ozohni (canh kèm mochi), cũng được ăn vào mùng 1, vốn là món khai vị trang trọng và quan trọng nhất để uống rượu giữa các samurai. Vào ngày đầu năm mới, mọi người luôn ăn ozohni ở trong có mochiotoso (rượu gạo mừng Năm Mới). Mochi hình tròn như được dùng trong món kagamimochi biểu tượng cho linh hồn của các vị thần. Nó còn được gọi là “hagatame-mochi (mochi để chắc răng),” và ăn kagamimochi vào ngày 11 tháng 1 có ý nghĩa ước mong trường thọ với răng khỏe.

Các sự kiện khác để ăn cùng bàn và ước mong có thể trải qua mỗi ngày đều an lành gồm năm sekku (lễ hội liên quan đến mùa). Các lễ hội đó là mùng 7 tháng 1 (“jinjitsu”), thời gian mọi người ăn nanakusa-gayu (cháo gạo với 7 loại cây gia vị mùa xuân), mùng 3 tháng 3 (“joushi”), khi mọi người ăn kusamochi (mochi ngọt nêm mugwort) với niềm tin là có tác dụng xua tà trừ ma, mùng 5 tháng 5 (“tango”), khi mọi người cầu khỏe mạnh bằng việc ăn chimaki (bánh ú gói lá tre hấp) và kashiwamochi (mochi ngọt gói trong lá sồi Kashiwa), mùng 7 tháng 7 (“shichiseki”), cầu không bệnh tật bằng cách ăn mỳ sợi mỏng có tên là sakubei, và mùng 9 tháng 9 (“chouyou”), cầu mong trường sinh bất tử với kikuzake (rượu sake uống cùng cánh hoa cúc).

Về nghi thức chuyển giao, sekihan (xôi đậu đỏ), được mọi người tin rằng có thể xua lui điều không may và vận rủi, không chỉ từng được ăn vào các dịp kỷ niệm mà còn trong các lễ Phật tử như là lễ hội báo hiếu Obon và trong tang lễ.

Truyền thống của WASHOKU, liên tục truy cầu những điều tốt cho cơ thể, thông qua văn hóa đồ ăn lành mạnh mà hiếm tìm thấy được ở những khu vực khác trên thế giới. Định hướng mạnh mẽ về ước mong bình an khỏe mạnh và trường thọ là tâm điểm của WASHOKU.

Otoso

otoso

Otoso, ăn cùng ozohni vào Mùng 1 năm mới, dùng cốc uống rượu sake gọi là choushi, 3 cái cốc được xếp chồng lên nhau, một cái đế cốc, và khay đựng tất cả những thứ này. Otoso ban đầu vốn là một loại rượu thuốc làm bằng cách ngâm tososan, hỗn hợp gồm nhiều loại thảo dược vào rượu sake hoặc rượu mirin (rượu gạo ngọt).

Okuizome

okuizomi

Okuizome là nghi thức được tổ chức khi trẻ được 100 ngày tuổi, với mong ước trẻ có thể ăn uống thuận lợi cả đời. Trong nghi thức này, gồm một thực đơn bữa ăn “một món canh và ba món ăn”, trong đó có món cá tráp nước mặn giữ cả đầu và đuôi. Cũng không thể thiếu “đá nguyện chắc răng,” mong trẻ sẽ có răng khỏe.

Ozohni

ozhoni

Ăn ozohni bên trong có mochi tròn, biểu tượng linh hồn, nguyên bản có ý nghĩa để các vị thần ban cho sức mạnh. Trên hình là ozohni được nêm tương miso Saikyo, quen dùng ở Kyoto. Đặc trưng của loại ozohni này là nấu mochi tròn không cần nướng và có kashiraimo (khoai mỡ cái), được xem như bùa may mắn từ thời xa xưa.

Sekihan

sekihan

Đậu đỏ adzuki được mọi người tin có tác dụng xua đuổi điều xầu và vận rủi, vì thế chúng thường được dùng vào dịp lễ kỉ niệm. Ăn xôi là phong tục cổ trong văn hóa Nhật. Ví dụ như, sekihan được ăn như một món dành cho các ngày đặc biệt, và đặc biệt không thể thiếu vào các dịp lễ hội.

Danh sách đầy đủ các bài viết về WASHOKU trong bộ sách:

(Dịch từ cuốn sách WASHOKU của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản – MAFF, người dịch Trần Tuyết Lan, nhóm Hạ Mến, hướng dẫn ăn đúng)

Các tác giả của cuốn sách gốc:

[Ban biên tập] Giám đốc: Isao Kumakura; Thành viên ủy ban: Ayako Ehara, Hiroko Okubo, Takuya Oikawa; Cố vấn: Shigeyuki Miyata; Biên tập bởi: Magazine House, Ltd .; Giám đốc Nghệ thuật và thiết kế: Kaori Okamura; Bìa minh họa: Kawanakayukari (tento); Dịch sang tiếng Anh: MAFF (Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản)

Leave a Comment