Trà ngũ cốc nảy mầm là một thức uống rất có lợi cho sức khỏe. Khi làm trà ngũ cốc, bạn nên ngâm cho ngũ cốc nảy mầm rồi hãy rang để hưởng trọn lợi ích của hạt. Việc ngâm hạt này cũng tương tự như khi bạn làm bột ngũ cốc dinh dưỡng.
Công dụng của trà ngũ cốc nảy mầm
Trà ngũ cốc có rất nhiều tác dụng, dựa trên tác dụng vốn có của từng loại hạt ngũ cốc nảy mầm.
- Thanh nhiệt, mát gan
- An thần, dễ ngủ
- Bổ não, bổ huyết, bổ ngũ tạng
- Bổ sung vitamin và các chất chống oxy hóa
- Lợi sữa
- Giảm đau xương khớp
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, mỡ máu, huyết áp cao
- Giảm chứng táo bón
- Hỗ trợ lấy lại vóc dáng thon gọn
- Cho làn da hồng hào khỏe mạnh…
Cách pha trà ngũ cốc
Mỗi ngày bạn dùng khoảng 20g – 30g trà ủ cùng 1 lít nước trong bình giữ nhiệt như ủ trà. Nếu không có bình giữ nhiệt bạn có thể cho lên nồi đun trên bếp 10p rồi tắt bếp rót lấy nước uống. Có thể hãm trà trực tiếp vào cốc nước sôi uống nhanh, nhưng như vậy nước trà sẽ kém ngon.
Nước trà không nên uống qua ngày tránh trà bị thiu. Nếu muốn giữ qua ngày phải để trong tủ lạnh. Bạn có thể pha đặc hay loãng hơn tùy sở thích. Phần bã có thể nhai ăn để tân dụng phần chất xơ trong ngũ cốc.
Có nên uống trà thay nước lọc không?

Mặc dù một số người vẫn uống trà ngũ cốc hàng ngày và sức khỏe rất tốt thậm chí tốt hơn so với khi không uống thường xuyên. Tuy nhiên, lời khuyên của mình dành cho hầu hết mọi người: hãy coi trà ngũ cốc là thức uống bổ sung, và nên uống thay đổi, đan xen các loại trà thảo mộc khác nhau… Việc này vừa để đa dạng dinh dưỡng lại tránh được tác dụng phụ khi gặp cơ địa đặc biệt.
Trẻ em có thể uống trà ngũ cốc tuy nhiên chỉ nên uống lượng nhỏ thưởng thức và không uống thường xuyên. Riêng trà gạo lứt rang dân gian còn dùng chữa đi ngoài cho trẻ hiệu quả. Việc áp dụng này tùy ở các mẹ và nên tham khảo thêm kinh nghiệm. Tại bài này mình chỉ hướng dẫn dùng trà như một thức uống tốt cho sức khỏe chứ không phải thức chữa bệnh.
Cách làm trà ngũ cốc nảy mầm
Chọn hạt canh tác tự nhiên, rửa sạch bụi, ngâm nước cho hạt nhú mầm. Ngâm hạt chìm trong nước, thông thường 1 phần hạt 4 phần nước, thay nước thường xuyên kẻo hạt bị chua. Khi ngâm thêm thìa muối biển. Xem bảng ngâm hạt và cách ngâm hạt.
Khi hạt đạt đến độ nhú mầm thì vớt hạt ra, không nên để mầm dài quá khiến trà kém ngon và cũng dễ bị cháy mầm khi rang. Đem hong qua cho ráo nước, tiến hành rang chín trên chảo gang. Khi rang yêu cầu thật nhỏ lửa, rang lâu và từng nắm nhỏ.
Tại sao nên ngâm hạt cho tới khi nảy mầm?

Việc ngâm hạt ngũ cốc đủ thời gian giúp phá vỡ và vô hiệu hóa một phần lớn acid phytic trong hạt ngũ cốc. Hạt được ngâm còn giúp trung hòa các chất ức chế enzyme, làm tăng số lượng cũng như chất lượng các chất dinh dưỡng trong hạt. Hạt được ngâm nảy mầm lại tuyệt vời hơn nữa vì khi này các chất dinh dưỡng ở mức cao nhất và khả năng hấp thu cũng tốt nhất.
Ở bài thời gian ngâm hạt, chúng ta biết rằng, quá nhiều axit phytic khiến chất dinh dưỡng khó được hấp thụ ở đường tiêu hóa. Vì axit phytic có thể kết hợp với canxi, magiê, sắt, đồng và đặc biệt là kẽm trong đường ruột và ngăn chặn sự hấp thụ. Theo cách này, việc sử dụng ngũ cốc nhưng không qua ngâm dẫn đến thiếu hụt khoáng chất và dễ loãng xương. Nếu ăn lâu dài có thể dẫn tới hội chứng ruột kích thích và nhiều tác động bất lợi khác.
Việc cho hạt nhú mầm làm tăng giá trị dinh dưỡng lên vượt trội. Ví dụ, gạo lứt khi ngâm đến độ nảy mầm chứa rất nhiều GABA, một loại amino axit có giá trị cao với sức khỏe. GABA gây ức chế sự hưng phấn của thần kinh và giúp thần kinh hoạt động ổn định. Hàm lượng GABA trong gạo lứt nảy mầm chứa gấp 3-5 lần trong gạo lứt thường.
Bảo quản và hạn sử dụng của trà ngũ cốc
Trà ngũ cốc nên được bảo quản trong lọ kín, để nơi thoáng mát. Hạn sử dụng trong điều kiện bảo quản tốt là 6 tháng. Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng bởi thời tiết thay đổi thất thường, nên giữ lọ trà trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu không may trong quá trình sử dụng bạn để trả bị ẩm, có thể cho vào chảo đảo lại, vặn lửa thật nhỏ.
Đặt mua trà ngũ cốc nảy mầm
280.000đ/ 1kg
Công thức Trà ngũ cốc nảy mầm mình mix sẵn và đặt tên Trà thất vị : gạo lứt (2 loại) + đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, đậu nho nhe+ một chút gừng khô vừa đủ để giảm tính hàn… Trà ngũ cốc làm từ hạt trồng tự nhiên, trà trải qua bước ủ nảy mầm rồi mới rang tay trên chảo gang.

[adinserter block=”5″]
[adinserter block=”4″]

(Hạ Mến)