Bát và đũa trong ẩm thực WASHOKU

Nhật Bản là nước duy nhất chỉ dùng đũa trong bữa ăn. WASHOKU lấy làm tự hào về một nền văn hóa dụng cụ ăn uống độc đáo, cùng với đĩa và bát tạo cảm giác theo mùa.

Người Nhật ngẫu nhiên sử dụng đĩa và bát trong các bữa ăn hàng ngày, bằng cách cho cơm vào bát cơm, canh miso đựng trong bát gỗ, và cá nướng trên một đĩa phẳng. Các loại, hình dạng và vật liệu dùng để làm thành đĩa và bát này cũng rất khác nhau. Không có quốc gia nào, trong số các quốc gia lân cận hoặc ở phương Tây, là nơi dùng đa dạng nhiều loại đĩa và bát khác nhau như vậy. Điều đó không phải là không liên quan đến thực tế rằng quốc gia này có các mùa rõ rệt.

Ông Takahashi của “Hyoutei.” nói rằng “Chỉ cần sử dụng các loại đĩa khác nhau theo mùa cũng làm thay đổi tâm trạng ngay cả ở nhà,”

Ví dụ, thử sử dụng thứ gì đó có màu sắc sặc sỡ và hình dạng vào mùa xuân, các vật liệu như thủy tinh và men ngọc tạo cảm giác mát mẻ vào mùa hè, thứ gì đó có màu bội thu no đủ vào mùa thu và đồ sành đặc hoặc đĩa và bát gỗ tạo cảm giác ấm áp vào mùa đông. Chỉ cần thay đổi màu sắc, chất liệu và hình dáng là có thể thể hiện mùa. Đây là sự vui thú mà chỉ có trong WASHOKU.

Người Nhật sử dụng đũa ở mỗi bữa ăn mà không nghĩ ngợi gì nhiều, và chúng là những dụng cụ đại diện cho văn hóa ẩm thực ở Nhật Bản. Truyền thống sử dụng thìa biến mất từ thời Nara, và mọi người bắt đầu chỉ dùng đũa, điều này đã hình thành lên phong cách cầm bát bằng một tay và nhấm nháp món canh nóng trực tiếp từ bát. Đồng thời, nó đã trở thành tiêu chuẩn mỗi người sở hữu bát và đũa riêng. Điều này khác với văn hóa ẩm thực ở các nước Đông Nam Á khác, nơi người ta dùng thìa và không có bát và đũa nào được chỉ định thuộc về một cá nhân nào. Nhật Bản là quốc gia duy nhất mà mọi người chỉ ăn bằng đũa trong khu vực văn hóa dùng đũa. Ngoài ra, cũng có nhiều biến thể trong việc dùng đũa theo cách sử dụng của chúng, chẳng hạn như để ăn, phục vụ hoặc nấu ăn. Ngay cả trong số shoku-bashi được dùng để ăn, có một loạt các hình dạng, vật liệu, quá trình hoàn thiện và độ dài khác nhau.

Cách sử dụng đũa

Đũa với người Nhật là một loại dụng cụ quan trọng có mặt trong toàn bộ quá trình nấu nướng, phục vụ và ăn uống. Bởi vì shoku-bashi dùng để ăn về cơ bản là tư hữu cá nhân, nên việc mọi người có thể chọn một đôi đũa vừa tay là một điểm đặc trưng.

Loại đũa

sai-bashi

Có các loại đũa được dùng để ăn và để nấu Sai-bashi để nấu và dài khoảng 30 đến 50cm để bảo vệ tay tránh bị bỏng, và một số đôi đũa được buộc bằng dây để không lạc mất một chiếc. Tori-bashi để phục vụ cũng là một loại sai-bashi. Bởi vì shoku-bashi về cơ bản là sở hữu cá nhân, bạn có thể chọn một đôi có chiều dài vừa tay mình. Nhiều đôi được trang trí sơn mài hay raden (xà cừ)

Hình dáng đũa

hình dáng đũa

Hình dáng đũa được sử dụng trong các hộ gia đình bao gồm loại vuông, loại hình vuông với các góc tròn, năm mặt, sáu mặt, bảy mặt, tám mặt và chạm khắc. Bạn có thể chọn loại vừa tay. Ngoài ra còn có các loại được xử lý đặc biệt ở các đầu đũa. Đối với đũa cá nhân cho khách và đũa dùng một lần, có những loại như genroku-bashi, có một bề mặt cắt xiên và khe giữa để tách đũa, và rikyu-bashi, rộng ở trung tâm và hẹp ở cả hai đầu.

Vật liệu

vật liệu đũa

Không chỉ hình dạng, mà còn vật liệu làm đũa cũng đa dạng. Gỗ cứng như gỗ mun và gỗ lim thường được sử dụng trong những năm gần đây. Trong số các loại cây ở Nhật Bản, tuyết tùng Nhật Bản có mùi thơm độc đáo và đã được dùng làm đũa trong kaiseki với các lễ trà đạo và đũa dùng một lần. Đũa Hinoki có khả năng chống nước và độ ẩm, có chất lượng bảo quản tốt, nhẹ và dễ cầm. Đũa tre thì cứng, cong vừa đủ và dễ dàng gắp các loại thức ăn miếng nhỏ.

Học quy cách dùng đũa

[Cách dùng sai đũa]

Đặc điểm cơ bản của washoku là ăn cơm cùng với các món phụ và canh, tức là ăn một miếng cơm rồi một miếng thức ăn, hoặc ăn một miếng cơm rồi uống một ngụm canh. Hãy nhớ rằng dùng đũa như dướí đây bị xem như lối dùng thô lỗ.

Utsuri-bashi (đũa quá độ) Mayoi-bashi (lưỡng lự đũa) Sashi-bashi (chỉ đũa)
đũa quá độ

Đầu tiên đặt đũa vào một món rồi chuyển đũa sang món khác mà không gắp lên tý thức ăn nào.

lưỡng lự đũa

Di chuyển đũa qua lại giữa các món như kiểu đang khua khoắng để chọn xem nên gắp món gì.

chỉ đũa

Chỉ đũa vào ngườI hoặc vật nào khi đang ăn.

Watashi-bashi (gác đũa) Yose-bashi (kéo đũa)
gác đũa

Gác đũa ngang bát hoặc đĩa trước khi ăn xong.

đũa kéo bát

Dùng đũa kéo đĩa hoặc bát về phía mình.

Danh sách đầy đủ các bài viết về WASHOKU trong bộ sách:

(Dịch từ cuốn sách WASHOKU của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản – MAFF, người dịch Trần Tuyết Lan, nhóm Hạ Mến, hướng dẫn ăn đúng)

Các tác giả của cuốn sách gốc:

[Ban biên tập] Giám đốc: Isao Kumakura; Thành viên ủy ban: Ayako Ehara, Hiroko Okubo, Takuya Oikawa; Cố vấn: Shigeyuki Miyata; Biên tập bởi: Magazine House, Ltd .; Giám đốc Nghệ thuật và thiết kế: Kaori Okamura; Bìa minh họa: Kawanakayukari (tento); Dịch sang tiếng Anh: MAFF (Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản)

Leave a Comment