Hiểu đúng về vấn đề kém hấp thu ở bé & dấu hiệu nhận biết

Gần đây, nhiều cha mẹ quan tâm đến vấn đề: “Mặc dù bé vẫn được cho ăn chế độ cân bằng nhưng bé cũng không tăng cân. Liệu có sự kém hấp thụ ở các bé không?”

SUY NGHĨ SAI: Cha mẹ thường lúng túng lo lắng khi gặp tình huống này và nghĩ rằng do bé kém hấp thu, nên tăng trưởng kém, dẫn đến bổ sung nhiều TPCN bừa bãi.

Hơn nữa, nhiều cha mẹ nghĩ rằng bé đi phân sống là kém hấp thu.

SUY NGHĨ ĐÚNG: kém hấp thu là có thể xảy ra ở các bé. Nhưng có 2 điều quan trọng về kém hấp thu mà cha mẹ nên hiểu rõ:

THỨ 1: Nó là một dạng hoàn toàn khác như các bậc cha mẹ nghĩ. Nó phức tạp và liên quan đến nhiều bệnh hơn như thiếu máu,

THỨ 2: Nếu bé bị kém hấp thu thì việc bổ sung TPCN thông thường là không giải quyết được vấn đề vì kém hấp thu là dạng tổn thương đến quy trình hấp thu chất dinh dưỡng (đa phần ở ruột) để đưa chất dinh dưỡng vào máu và hấp thụ.

Hơn nữa, hiện tượng phân sống thỉnh thoảng vài ngày là bình thường cho các bé dưới 1 tuổi do một số men tiêu hóa chưa tiết hoàn thiện nên việc ăn gì ra đó một vài dịp là không cần quá lo lắng. Đọc bài viết của tôi trước đây về phân sống để hiểu rõ hơn.

HIỂU ĐÚNG VỀ KÉM HẤP THU

Trong việc kém tăng trưởng, kém hấp thu là 1 nguyên nhân rất hiếm, nếu xảy ra sẽ xảy ra 1-2 ngày và sẽ tự khỏi vì những tổn thương ruột là dễ phục hồi, trừ khi tổn thương quá lớn ảnh hưởng rộng, dẫn đến việc kéo dài tình trạng. Nếu kéo dài hơn 1-2 ngày, thì nó phải có 2 trong những điều sau [lưu ý là phải có 2 triệu chứng] thì nên tìm chuyên gia dinh dưỡng để chẩn đoán xa hơn:

* Thường xuyên đau bụng hoặc ói nôn
* Phân đi nhão, có mùi tanh
* Thường bị bệnh viêm, cảm, sổ mũi
* Da khô, nức nẻ
* Tăng trưởng chậm (có thể lên đến 4 tháng)
* Quấy khóc bất thường, mệt mỏi.

CHA MẸ LÀM GÌ KHI BÉ CÓ 2 TRIỆU CHỨNG TRÊN

Nên tư vấn chuyên gia dinh dưỡng và nhớ ghi lại những thức ăn bé đã ăn trong 3 ngày gần nhất, càng chi tiết càng tốt vì việc dò xét thực phẩm bé ăn sẽ giúp chẩn đoán nhiều bệnh khác, hơn là kém hấp thu.

PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN KÉM HẤP THU

Không phải lúc nào có 2 trong những triệu chứng trên là kém hấp thu, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ chẩn đoán dựa trên các xét nghiệm sau:

* Bé lớn hơn 3 tuổi thì cho bé dùng dung dịch đường lactose và sau đó đo đạc Hydrogen trong hơi thở của bé. Ở Anh, dịch vụ này là miễn phí, tên xét nghiệm là “lactose hydrogen breath test”.

* Bé nhỏ hơn có thể xét nghiệm phân để xem phân tử chất béo trong phân. Nếu quá nhiều có thể liên quan đến kém hấp thu.

* Xét nghiệm qua mồ hôi qua da, gọi là sweat test, để phát hiện cystic fibrosis, liên quan đến hoạt động 1 số enzyme trong hấp thu

* Trong một vài trường hợp đặc biệt, chuyên gia dinh dưỡng sẽ yêu cầu sinh thiết để chẩn đoán mức độ tổn thương (thường trường hợp nặng, bé hôn mê, bé mất chức năng thần kinh, bé sau đại phẩu)

NGUYÊN NHÂN NÀO LÀM BÉ ĂN ĐƯỢC MÀ CHẬM TĂNG TRƯỞNG?

Đa phần các bé không tăng cân là do những nguyên nhân sau:

1. Do bé tự điều chỉnh, cân nặng các bé không phải lúc nào cũng tăng đều đều, nó sẽ có những lúc tăng chậm hoặc giảm để phù hợp với phát triển của bé [đọc bài viết của tôi về cân nặng của bé]

2. Xem lại thành phần bữa ăn có đủ các nhóm chất không. Kết hợp các loại thức ăn có gây cản hấp thu không, chọn những thực phẩm giúp tăng cường hấp thu (VD như thực phẩm giàu sắt thì nên ăn cùng với thực phẩm giàu Vitamin C).

3. Xem lại phân bố nước trái cây, sữa và nước (thường gặp các bé trên 1 tuổi). Quá nhiều (đặc biệt nước trái cây) làm bé giảm lượng các chất khác. Việc ăn trái cây tươi cũng nên lưu ý không quá nhiều và thường xuyên, đường frutose bên trong các loại trái cây thường sinh ra khí (nếu ăn nhiều và gần các bữa chính), sẽ làm bé hấp thu không tốt các chất khác.

Notes:
American Academy of Pediatrics (2009) Caring for Your Baby and Young Child: Birth to Age 5, USA

Theo bác sĩ Anh Nguyễn (fb.com/nghoanganh.nutrition)

Leave a Comment