Ép bé ăn là điều nên tránh trong thực hành ăn dặm

Một trong những sai lầm thường gặp của cha mẹ khi bé biếng ăn là: cố ép bé ăn được miếng nào hay miếng đó hoặc dụ bé ăn bằng những hình thức như: làm bé sao nhãn bằng TV, đồ chơi, bánh kẹo.

Theo hướng dẫn thực hành ăn dặm của BYT Anh, việc thực hành ăn dặm như trên là vi phạm luật Baby và gây nhiều ảnh hưởng đến phát triển não bộ trong hành vi và tâm lý ăn uống. Biếng ăn chỉ là một hậu quả có thể nhìn thấy, sự kém phát triển trong phân tích mùi vị và cấu trúc khi bị ép ăn hay dụ ăn sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của bé. Gs.Bs. Raj, ĐH Texas, Mỹ, nói rõ: tâm lý lo lắng con biếng ăn hoặc sợ con không đủ cân nặng chuẩn, cha mẹ thường ép hoặc dụ bé ăn. Nhưng cha mẹ không biết rằng: dụ hay ép bé ăn không những không giúp cải thiện việc biếng ăn hoặc tăng trưởng của bé, mà còn dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe của bé.

HIỂU ĐÚNG VỀ ÉP ĂN TRONG THỰC HÀNH ĂN DẶM

TRƯỜNG HỢP 1: Khi bé có biểu hiện no, cha mẹ cố ép bé ăn thêm 1 hoặc vài muỗng . Tín hiệu số 1 (quan trọng) để biết bé đã no:

+ Quay đầu
+ Ngậm miệng
+ Đẩy chén ra
+ Kêu la
+ Nhả thức ăn
+ Ngậm miệng từ chối nhai

Đọc tham khảo chi tiết hơn bài viết của tôi ngày 22/1/2016

TRƯỜNG HỢP 2: KHI GIỚI THIỆU BÉ MÓN MỚI: ép bé ăn khi bé tỏ vẻ không hài lòng khi ăn món mới.

TRƯỜNG HỢP 3: KHI BÉ ĐÃ BIẾNG ĂN, cha mẹ thường ép hoặc dụ bé ăn

ĐIỀU GÌ CHUYÊN GIA DINH DƯỠNG ANH KHUYÊN CHA MẸ

Khi bé biểu hiện ương bướng và đặc biệt phát tín hiệu rằng bé đã no (tín hiệu số 1), ép hay dụ bé ăn trong 3 trường hợp trên là không nên làm. Bên cạnh đó, việc cha mẹ cho bé nghỉ vài ngày rồi cho bé tiếp tục ăn lại là điều không nên.

LỜI KHUYÊN CHUNG: Điều cha mẹ nên làm là: vẫn giới thiệu cho bé mỗi ngày, không cho bé nghỉ ngày nào. Tuy nhiên việc giới thiệu bé sẽ khác nhau ở từng trường hợp như sau:

TRƯỜNG HỢP 1: Khi bé có biểu hiện no (tín hiệu số 1), lau miệng bé, không ép ăn nữa. Đợi đến bữa kế. Ngày kế tiếp vẫn ăn bình thường, không bỏ cách ngày.

TRƯỜNG HỢP 2: Khi giới thiệu món mới thì nên giới thiệu riêng lẽ với món bé ăn quen rồi, món mới nên với lượng nhỏ (2 – 3 muỗng). Nếu bé không thích, thì ngưng, cho bé ăn vài muỗng món bé quen, sau đó thử cho bé ăn lại 1 – 2 muỗng món mới. Nếu bé không thích thì, ngưng, chỉ giới thiệu món bé thích đến kết thúc bữa ăn. Ngày kế tiếp vẫn giới thiệu lại món mới đó lập lại cho 2 ngày, nếu bé vẫn không thích thì cách 3 ngày lập lại.

TRƯỜNG HỢP 3: Khi bé đã biếng ăn thì đầu tiên tuân thủ luật mama, cho bé ăn ngồi ghế. Nếu bé bướng quá 10 phút thì lau miệng bé, đừng cố kéo dài bữa ăn và ép bé ăn khi bé không chịu ăn. Theo Gs.Bs. Anna, càng kéo dài bữa ăn càng làm bé khó chịu, và gặp nhiều vấn đề tiêu hóa. Lau miệng bé, kết thúc bữa ăn, đợi 2 tiếng sau giới thiệu lại bữa ăn chính khác hoặc 1 bữa phụ khác. Ngày kế tiếp bé vẫn được cho ăn bình thường và lập lại quy trình cứ sau 2 giờ. Sự kiên nhẫn và nhẹ nhàng là chìa khóa thành công trong giai đoạn bé đã bị biếng ăn.

VẤN TẮT LUẬT MAMA

1. Thiết lập giờ ăn cố định trong ngày (ngay khi bắt đầu ăn dặm)
2. Thời gian ăn không quá 30 phút cho bữa ăn chính và 20 phút cho bữa ăn phụ.
3. Không TV, đồ chơi hoặc nhiều người xung quanh
4. Giới thiệu nước ép trái cây, sữa chua, snack nhẹ trước bữa ăn chính ít nhất 1-2 tiếng.
5. Lượng sữa không quá 500 – 600ml đối với các bé
6. Bé nên được tập ngồi trên ghế ăn
(Đọc tham khảo chi tiết hơn bài viết của tôi ngày 22/1/2016)

Notes:
Raj Raghunathan (2014) Why you should not forcefeed kids? Wonderwoman
Dr.Sears (2015), Tips for Feeding Your One-Year-Old
Gallen, L. (2013) i What to Do When A Child Won’t Eat: Feeding Disorders & Developmental Disabilities
Video source:
Baby hates to eat
How Can I Make My Child Eat? (Kidfoodcenter)

Theo bác sĩ Anh Nguyễn (fb.com/nghoanganh.nutrition)

Leave a Comment