Đánh răng cho trẻ khi nào là hợp lý?

Khi nào nên bắt đầu đánh răng cho trẻ?

Út Em chào các mẹ. Nên bắt đầu đánh răng cho trẻ 2 lần mỗi ngày ngay từ khi các mẹ nhìn thấy cái răng đầu tiên của bé nhú ra. Nếu các mẹ chú ý vệ sinh răng miệng cho bé từ sớm, các bé sẽ có hàm răng sạch sẽ.

Cái răng đầu tiên của bé thường là cái răng cửa hàm dưới, thường xuất hiện khi bé được khoảng 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, thời gian chiếc răng đầu tiên nhú ra ở mỗi trẻ là khác nhau. Một số trẻ đến tuổi đó đã mọc răng rồi nhưng một số khác vẫn chưa có cái nào. Nhìn chung, cuối cùng đến khi được khoảng 2 tuổi rưỡi, các bé sẽ mọc được 20 cái răng sữa.

Công đoạn chăm sóc răng cho trẻ có thể không phải kéo dài nhưng tốt nhất các mẹ nên giúp đánh răng cho trẻ đến khi bé được 7 tuổi vì cho đến tầm tuổi đấy, các bé có thể tự làm việc này.

danh-rang-cho-tre

Có cần dùng bàn chải đánh răng cho trẻ?

Thời gian đầu, các mẹ có thể dễ dàng làm sạch răng của trẻ bằng cách sử dụng một miếng gạc hoặc vải màn sạch. Bọc miếng gạc đó vào ngón tay, quệt một chút kem đánh răng vào đó và chà nhẹ xung quanh răng của bé.

Nếu các mẹ muốn dùng bàn chải đánh răng cho trẻ, hãy chọn loại có lông mềm mại và đầu bàn chải nhỏ. Như vậy sẽ giúp các mẹ chải được tất cả các góc của răng dễ dàng và tạo cảm giác thoải mái cho bé mỗi khi có răng mới mọc. Khi mua, các mẹ nên nhìn trên vỏ hộp để biết thiết kế bàn chải phù hợp với độ tuổi nào.

Thay bàn chải cho bé thường xuyên, khoảng 1 đến 3 tháng một lần. Nếu lông bàn chải bắt đầu bị xù, đó cũng là dấu hiệu nên thay bàn chải mới.

Loại kem đánh răng nào tốt nhất cho các bé?

Các mẹ nên tìm kem đánh răng loại dành cho trẻ con và có chứa flo để giúp ngăn ngừa sâu răng. Kiểm tra trên vỏ hộp về tỷ lệ flo để chắc chắn mình mua đúng loại kem cho trẻ:

  • Trẻ dưới 3 tuổi nên sử dụng kem đánh răng có chứa ít flo nhưng vẫn cần chứa tỷ lệ flo ít nhất là 1000ppm (khoảng một phần triệu)
  • Các bé không đủ tuổi để dùng chung kem đánh răng với các thành viên khác trong gia đình (loại chứa tỷ lệ flo khoảng 1350-1500ppm) cho đến khi bé được 3 tuổi

Nên sử dụng bao nhiêu kem đánh răng mỗi lần?

Các mẹ không cần cẩn thận đến mức chỉ lấy một chút ít kem đánh răng ra bàn chải. Chỉ cần một lượng ít hơn ¾ bề mặt bàn chải là được.

Nên yêu cầu các bé nhổ ra sau khi chải răng xong. Các mẹ không nên lo lắng trong thời gian bé tập làm quen với việc này. Để các con dần dần làm quen với việc chăm sóc răng thì việc này có thể phải mất một thời gian dài.

Đừng để các bé liếm hoặc ăn kem đánh răng khi mới lấy ra khỏi tuýp kem. Nếu có thể, hãy chọn loại kem đánh răng không có vị thơm như trái cây để các bé không tưởng đó là thứ có thể ăn được. Bởi nếu nuốt một lượng lớn chất flo trong kem đánh răng có thể gây hại cho răng, sinh ra cao răng và thậm chí có thể khiến bé bị ốm hoặc tiêu chảy.

Vệ sinh răng miệng cho bé như thế nào?

Cần tạo lập thói quen đánh răng cho trẻ 2 lần mỗi ngày: một lần vào buổi sáng tùy theo lịch trình hàng ngày của các mẹ; lần thứ 2 nên làm trước khi đi ngủ sau lần cuối cùng bé ăn hoặc uống thứ gì đó.

Các mẹ có thể đặt trẻ ngồi vào lòng, đối mặt với mình để giúp việc đánh răng cho trẻ dễ dàng hơn. Tư thế này thường mang lại hiệu quả tốt hơn với những bé đang chập chững tập đi.

Các mẹ nên đánh răng cho trẻ thật nhẹ nhàng từng chút một, tập trung vào vùng răng tiếp xúc với lợi. Nhớ rằng trong thời gian mọc răng, lợi của bé vẫn còn non nên phải hết sức nhẹ tay khi đánh răng cho bé. Khi đánh răng xong, hãy hướng dẫn bé nhổ kem đánh răng ra ngoài.

Nếu các bé không thích để mẹ đánh răng và cứ né tránh thì hãy thử đưa cho bé tự cầm bàn chải vì cách này làm cho bé cảm thấy được kiểm soát hoạt động của mình. Các mẹ có thể để bé tiếp tục tự chà răng nhưng thời điểm đó vẫn cần đứng bên cạnh trợ giúp bé.

Nếu có thể, các mẹ nên để bé xem mình đánh răng thường xuyên nhất có thể vì như vậy sẽ giúp bé nhanh học tập và làm theo được. Các mẹ nên hỏi ý kiến các bác sĩ nếu thấy cần được hướng dẫn thêm.

[adinserter block=”12″]

Các mẹ có thể bảo vệ răng của trẻ như thế nào?

Nguyên nhân chính của việc răng bị sâu là đường. Một lượng đường nhỏ có thể không làm hại đến răng nhưng nếu ăn hoặc uống đường thường xuyên, suốt ngày, nguy cơ bị sâu răng rất cao.
Mỗi lần bé ăn đồ ngọt, đường sẽ dần phá vỡ men răng. Răng của trẻ có thể hồi phục sau khi ăn cái gì đó ngọt nhưng phải có thời gian. Nếu các bé ăn ngọt thường xuyên suốt cả ngày thì răng sẽ không có thời gian để hồi phục.

Các mẹ chỉ nên cho bé ăn đồ ngọt hoặc uống nước ngọt theo giờ quy định, như vậy sẽ tạo ra một khoảng thời gian giữa những lần ăn ngọt. Những đồ thường chứa lượng đường cao và hay dính vào răng là trái cây sấy khô cũng như nước ép trái cây hoặc sinh tố trái cây.

Nếu các mẹ muốn cho trẻ ăn nhẹ giữa các bữa ăn, hãy chọn những loại thức ăn mặn như phô mai hoặc rau. Các mẹ nên tìm hiểu thêm về những đồ ăn tốt cho răng của bé. Bên cạnh đó, cần chú ý những điều sau để giúp phát triển răng chắc khỏe cho bé:

  • Chỉ cho bé bú sữa mẹ, sữa công thức hoặc uống nước đun sôi để nguội
  • Hạn chế các loại nước ép trái cây, sữa có nhiều đường và thức uống có ga vì chúng thường chứa nhiều đường, rất dễ gây sâu răng
  • Khi được khoảng 6 tháng tuổi, các mẹ nên để trẻ uống bằng cốc tập uống. Khi bé được 1 tuổi mới thử cho bé uống bằng bình và chỉ cho bé uống sữa hoặc nước vào buổi tối
  • Thiết lập chế độ ăn cân bằng, đảm bảo sức khỏe cho bé. Khuyến khích các bé ăn đồ ăn mặn như rau hoặc mì sợi và không cho đường vào đồ ăn của bé
  • Nếu sử dụng đồ ăn sẵn, hãy kiểm tra để chắc chắn nó chứa ít đường hoặc không có đường hay những phụ gia có vị ngọt khác. Cũng nên thận trọng với những loại đường khác như lactozơ, frutozơ, glucozơ vì chúng cũng có thể gây hại cho răng như đường thông thường
  • Nếu trẻ phải uống thuốc thì nên chọn những loại thuốc không ngọt dù có thể khiến bé khó chịu

Có nên bổ sung florua cho trẻ?

Có khả năng bé không cần bổ sung. Nếu có thì việc bổ sung này cần phải theo chỉ định của bác sĩ vì họ biết đâu là liều lượng phù hợp nhất với độ tuổi của bé, trong đó có tính đến lượng florua trong nước của khu vực đó.

Nếu trẻ bổ sung quá nhiều florua trong thời gian mọc răng, nó có thể gây hại cho răng, làm xuất hiện những đốm nhỏ trên răng. Do đó, nếu đã sống trong khu vực nước có chứa nhiều florua thì có thể không cần bổ sung thêm cho trẻ. Tuy nhiên, có bổ sung hay không và bổ sung bao nhiêu thì vẫn còn phụ thuộc vào nồng độ florua trong nước tại nơi đó.

Trường hợp không biết lượng florua trong nước ở nơi mình sống, các mẹ có thể hỏi thông tin từ công ty cấp thoát nước và tham khảo thêm tư vấn của bác sĩ.

(Theo Babycenter – Phạm Thị Thủy dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)

Leave a Comment