Út Em chào các mẹ.
Sự phát triển ngôn ngữ của các em trong giai đoạn này thực sự “cất cánh”, đặc biệt đối với các bé chạm mốc 2 tuổi.
Con trẻ ở tuổi này có thể hiểu rất tốt những gì được nói với mình, đồng thời thể hiện điều mình muốn thông qua từ ngữ và cử chỉ.
Các em lấy làm thích thú với khả năng hiểu các hướng– và không ngại đưa ra chỉ dẫn theo ý mình.
Trước khi đi vào nội dung chính, chúng ta sẽ thực hiện khảo sát nhỏ nhé:
Trẻ từ 1 đến 2 tuổi giao tiếp như thế nào?
Hầu hết các em đều nói những từ đầu tiên khi được một tuổi. Ở giai đoạn này, một số bé còn đang “bận rộn” với việc tập đi nên có thể chậm biết nói hơn. Đây cũng là điều bình thường và bố mẹ cũng không nên quá lo lắng nếu thấy con chưa biết nói.
Trẻ em ở tuổi này có thể đã học được mảnh ghép của rất nhiều các từ, tuy nhiên phát âm ở các em vẫn còn chưa rõ.
Các em có thể nhắc lại điều mình nghe thấy hoặc kết hợp vài từ lại với nhau bằng những tiếng bi bô (bập bẹ những âm điệu).
Một khi các em đã học nói, các em sẽ nhanh chóng tiến bộ và có thể chỉ vào các đồ vật, nói ra tên gọi và nhận diện được tên của người, đồ vật thân thuộc cũng như nhận biết được các bộ phận trên cơ thể.
Cho đến khi trẻ được 2 tuổi, hầu hết các em nói được khoảng trên 50 từ, sử dụng được các cụm từ, và có thể nói được 1 câu dài gồm khoảng 2 tới 3 từ.
Không biết khi nào các em sẽ nói ra những lời đầu tiên nhưng có một điều mẹ có thể chắc rằng các em thực sự đã hiểu rất nhiều từ trước đó.
Các em có thể phản hồi lại với những yêu cầu đơn giản như “Lăn quả bóng qua đây cho mẹ”, và có thể nhận thức được tên của các vật dụng quen thuộc và những người thân trong gia đình.
Mẹ khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ như thế nào?
Con trẻ lắng nghe mọi điều mẹ nói và ghi nhớ một cách mau lẹ. Vì vậy thay vì sử dụng các từ cưng nựng kiểu trẻ thơ, mẹ nên sử dụng các tên gọi chuẩn đối với người, địa điểm và đồ đạc. Mẹ hãy nói thật chậm, rõ ràng và đơn giản.
Trẻ 1 tuổi có thể vẫn giao tiếp bằng cử chỉ như chỉ vào tranh hoặc vào thứ gì đó mà các em muốn.
Các cử chỉ sẽ trở nên phức tạp hơn theo thời gian bởi vì trẻ sử dụng chúng để bắt chước hành động, thể hiện bản thân và vui chơi.
Các cử chỉ là một phần quan trọng của phát triển ngôn ngữ. Hãy tạo cầu nối giữa cử chỉ và ngôn ngữ bằng cách sử dụng lối diễn giải “chạy” như “Con có muốn uống không?” (khi trẻ chỉ tay vào tủ lạnh), rồi chờ xem em phản ứng ra sao. Sau đó mẹ nói “Con muốn gì nhỉ? Sữa nhé? Vậy mình uống sữa nào”.
Những lối hành xử như vậy sẽ khích lệ trẻ phản hồi tích cực và chủ động tham gia vào câu chuyện.
Con của mẹ sẽ có thể hứng thú với các trò chơi về cử chỉ hoặc nhận diện mọi thứ xung quanh như bộ phận trên cơ thể, đồ vật và người thân: “Tai của cún ở đâu?”, “Chỉ quả bóng cho mẹ”; “Mẹ ở đâu rồi nhỉ?”
Vốn từ vựng của trẻ sẽ nhanh chóng phát triển nhưng việc phát âm có thể vẫn giữ nguyên nhịp độ. Bé thường hiểu trước và biết nói sau, vì thế mẹ cần lưu ý cách phát âm đúng khi trò chuyện cùng em.
[adinserter block=”12″]
Mẹ cần lưu ý điều gì?
Hầu hết các bé ở độ tuổi này nên đáp ứng được các cột mốc ngôn ngữ sau đây:
- Từ 15 – 18 tháng tuổi, bé nói được vài từ.
- Từ 18 tháng, bé thường chỉ vào những người quen, đồ vật và một số bộ phận trên cơ thể.
- Bé nói trên 50 từ khi được 2 tuổi.
- Bé có thể ghép 2 từ để hình thành nên 1 câu khi được 2 tuổi.
- Làm theo mệnh lệnh 2 bước (Ví dụ: Đưa cho mẹ trái banh và con gấu bông)
Đừng ngại báo cho bác sỹ biết bất cứ vấn đề nào mà mẹ không yên tâm, đặc biệt nếu mẹ cảm thấy con không nói được hoặc có vấn đề về khả năng nghe.
Một số bố mẹ sợ rằng các em không nói được có thể mắc chứng tự kỉ. Trẻ bị tử kỷ và các vấn đề liên quan có thể chậm nói hoặc có những vấn đề giao tiếp khác, tuy nhiên sự tương tác xã hội kém và sự quan tâm hạn chế hoặc các kiểu mẫu cư xử “thu mình” cũng là các dấu hiệu của sự bất ổn này.
Nếu có bất cứ câu hỏi hoặc vướng mắc nào về sự phát triển của trẻ, mẹ hãy liên hệ ngay với bác sỹ.
Dịch từ bài viết Communication and 1-2 year old, Website Kidshealth, Nguyễn Thị Thu Hằng dịch, Út Em Shop sở hữu nội dung Tiếng Việt.